Hầu hết chúng ta đều bị chi phối bởi cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực.

Có rất nhiều những quyết định sai lầm được đưa ra dựa trên những trạng thái thiếu ổn định và cảm xúc nhất thời.

Sự thật là bạn không thể trốn tránh cảm xúc.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể học cách kiểm soát chúng để sống vui vẻ hơn cũng như thành công hơn.

Sau đây là 3 bước cơ bản để chúng ta có thể quản trị cảm xúc:

- Đọc vị cảm xúc của bản thân;

- Quản trị cảm xúc;

- Phát huy các kỹ năng quản trị cảm xúc.

Đọc vị cảm xúc - Cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực

null
Đọc vị cảm xúc của chính mình để biết cách quản trị cảm xúc.

Cảm xúc được phân chia thành hai loại cơ bản là cảm xúc tích cực và tiêu cực.

Cụ thể: Cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và sự hưng phấn khi đối diện với các sự kiện mong muốn.

Tại nơi làm việc, những cảm xúc này biểu hiện khi bạn đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ cấp trên,…

Các cá nhân trải qua cảm xúc tích cực có thể cảm thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh.

Cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã.

Những cảm xúc này xuất hiện khi con người đối mặt với các sự kiện không mong muốn.

Tại nơi làm việc, những sự kiện này bao gồm việc ý tưởng của bạn không được chấp thuận, mâu thuẫn với đồng nghiệp, khách hàng hoặc cấp trên,…

Nếu như không được kiểm soát đúng cách, cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến những xung đột giữa cá nhân và môi trường xung quanh.

Làm thế nào để quản trị cảm xúc? - 3 bước cơ bản để quản trị cảm xúc

Quản trị cảm xúc là cách sử dụng lý trí để điều khiển một phần cảm xúc.

Từ đó, làm thay đổi phản ứng, hành động của bản thân trước tác động theo hướng tích cực.

Theo Susan David, chuyên gia tâm lý của Đại học Harvard, cũng là tác giả của quyển sách nổi tiếng “Vượt bẫy cảm xúc” (tên tiếng Anh là Emotionally Agile).

Kỹ năng quản trị cảm xúc giúp chúng ta đối mặt với những thách thức và chướng ngại trong cuộc sống bằng thái độ cởi mở, lạc quan.

Đồng thời, bà cũng nhấn mạnh, quản trị cảm xúc hoàn toàn không phải là chối bỏ hay đè nén những cảm xúc tiêu cực.

Ngược lại, quá trình này cần phải được luyện tập hàng ngày thông qua ba bước.

null
Ba bước cần luyện tập hàng ngày để nắm cách quản trị cảm xúc.

Bước 1: Gọi tên cảm xúc

Trước khi điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực, bạn cần phải thừa nhận những gì mình đang trải qua.

- Bạn có lo lắng không?

- Bạn có cảm thấy thất vọng hay buồn bã không?

- Gọi tên cảm xúc càng cụ thể càng tốt.

Điều này sẽ giúp bạn lưu ý cẩn thận về việc những cảm xúc đó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của bạn như thế nào.

Bước 2: Đón nhận cảm xúc tiêu cực

Hãy dũng cảm đối mặt với mớ cảm xúc hỗn độn bên trong mình.

Tất cả mọi người đều phải trải qua những cảm xúc tiêu cực mà họ không mong muốn.

Bước 3: Ra quyết định dựa trên quan điểm sống

Sau khi đã nhận diện và chấp nhận cảm xúc, hãy chọn hành động dựa trên những giá trị, quan điểm sống mà bạn đề cao hoặc mong muốn trở thành.

Ví dụ, thay vì đau khổ vì thất nghiệp, bạn chọn làm một người tích cực bằng cách ngồi lại phân tích các lý do vì sao mình trượt phỏng vấn, lên kế hoạch cải thiện bản thân và tìm kiếm cơ hội mới.

Như đã nói, đây không phải là một quá trình đơn giản mà đòi hỏi chúng ta phải thực hiện hằng ngày, từ những việc nhỏ nhất.

Bởi vì có những cảm xúc rất nhỏ nhưng mỗi ngày một chút sẽ tích lũy và khiến chúng ta trở nên bão hòa, không thể giải quyết được.

Đồng thời, chúng ta cần phải phát huy những kỹ năng quản trị cảm xúc cần thiết, đặc biệt là nếu chúng ta đang sống trong một môi trường chung, như nơi công sở.

Phát huy kỹ năng quản trị cảm xúc nơi công sở - 6 yếu tố cốt lõi để phát triển kỹ năng quản trị cảm xúc

Quản trị cảm xúc không chỉ cần thiết trong cuộc sống thường nhật mà còn là kỹ năng thiết yếu của nhà lãnh đạo.

Một nghiên cứu tại Mỹ của tạp chí Forbes đã chỉ ra rằng kỹ năng quản trị cảm xúc đóng góp đến 58% hiệu suất công việc của một nhà quản lý.

Đồng thời, những người này biết cách tạo ra môi trường làm việc cởi mở, dẫn đến tỷ lệ thay đổi nhân sự thấp, đạt hiệu quả quản lý cao hơn.

null
Kỹ năng quản trị cảm xúc đóng góp đến 58% hiệu suất công việc quản lý.

Cũng theo Susan David, có 6 yếu tố cốt lõi giúp nhà lãnh đạo phát triển kỹ năng quản trị cảm xúc:

1. Chấp nhận chính mình

Chấp nhận là khả năng đánh giá tất cả những gì thuộc về con người bạn.

Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận những điều tốt đẹp và cả những điều cần cải thiện.

Chấp nhận con người mình giúp bạn dễ dàng nhận diện cảm xúc bên trong và vượt bẫy cảm xúc.

2. Nuôi dưỡng sự đồng cảm

Chỉ những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao mới có thể thấu hiểu và đồng cảm với những người xung quanh.

Trí tuệ xúc cảm mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.

null
Nhà lãnh đạo biết cách quản trị cảm xúc tạo ra môi trường làm việc cởi mở, dẫn đến tỷ lệ thay đổi nhân sự thấp, đạt hiệu quả quản lý cao hơn.

3. Đối mặt cảm xúc tiêu cực bằng sự tò mò

Chúng ta không nên chối bỏ những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác khó chịu.

Thay vào đó, chúng ta nên chọn cách tìm hiểu và gọi tên những tảng băng cảm xúc chìm bên trong mình.

Điều này giúp bạn tránh được việc vô tình đè nén những cảm giác tiêu cực, uất hận.

4. Cam kết theo đuổi mục tiêu dài hạn

Các mục tiêu dài hạn đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì.

Nhờ vậy, bạn cũng học được cách theo dõi và dần dần chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành tích cực.

Theo đó, chúng ta nên đặt ra cho bản thân những mục tiêu dài hạn và cam kết thực hiện với những kế hoạch nhỏ kèm theo mỗi ngày.

5. Hành động dựa trên những giá trị bạn đề cao

Khi đưa ra một quyết định, hãy căn cứ vào hệ giá trị mà bản thân đề cao.

Việc này giúp bạn rèn luyện bản thân thành con người mình muốn trở thành.

Lắng nghe bản thân thường là cách tốt nhất để chúng ta có thể thực hiện tốt mọi thứ.

6. Thích nghi với thay đổi

Thay đổi là một phần của cuộc sống, nhất là trong xã hội phát triển không ngừng như hiện nay.

Dù muốn hay không, học cách thích nghi với thay đổi sẽ giúp bạn dễ dàng làm chủ cảm xúc của bản thân.

Tuy nhiên, thích nghi không có nghĩa là đánh mất giá trị của bản thân.

6 yếu tố cốt lõi này không chỉ áp dụng cho các nhà lãnh đạo mà còn có thể áp dụng cho bất kỳ cá nhân nào.

Đồng thời, 6 yếu tố này không phải được sắp xếp ngẫu nhiên mà là những nấc thang.

Chúng ta cần thực hiện từng bước một và không bỏ qua bất kỳ bước nào trước đó.

Lời kết:

Đa phần chúng ta hành động theo cảm xúc bởi vì đó là bản năng.

Tuy nhiên, đích đến thành công chỉ dành cho những người dám vượt lên trên bản năng của mình để quản trị cảm xúc.

Cảm xúc cũng cần được quan tâm và học cách quản trị.

Chỉ cần trau dồi, thực hiện theo quy trình và luyện tập mỗi ngày, khả năng quản trị cảm xúc có thể giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong sự nghiệp và cuộc sống.