Sách nói đã phát triển trong khoảng 03 năm gần đây và có sự bứt phá ngoạn mục từ năm 2020.

Theo một báo cáo từ Omdia, công ty nghiên cứu thị trường viễn thông có trụ sở ở Anh cho biết, doanh thu sách nói trên toàn cầu đạt 4 tỷ USD năm 2020.

Đến năm 2026, Omdia dự báo sẽ có hơn 337 triệu người dùng nghe sách nói hàng tháng trên khắp Thế Giới.

Theo Hiệp hội các nhà xuất bản sách nói Mỹ (Audio Publishers Association), doanh thu sách nói ở quốc gia này đạt 1,3 tỷ USD năm 2020.

Hai tháng đầu năm 2021, doanh thu sách nói ở Mỹ tiếp tục tăng 23,7% so với năm cũ, đạt con số ấn tượng với 131,6 triệu USD.

Tờ The Guardian của Anh cũng thừa nhận 2020 là một năm bùng nổ của lĩnh vực sách nói.

Sách nói - Xu hướng mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số

Sách nói (Audiobook) là loại sách chuyển nội dung từ dạng văn bản sang dạng âm thanh (Text to Speech) thông qua giọng đọc của con người thay vì hình ảnh của chữ viết như sách in hay sách điện tử.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại mà sách nói ngày càng tiếp cận được nhiều thính giả với mọi độ tuổi.

Sách nói ở thời đại công nghệ số đã trở thành một xu hướng mới của hoạt động xuất bản và là một phần không thể thiếu của văn hóa đọc.

Ở Việt Nam, chúng ta có thể kể tới một vài đơn vị kinh doanh sách nói như Voiz FM, Fonos,…

Chị Xuân Nguyễn, CEO của Fonos, một trong những ứng dụng sách nói đầu tiên tại Việt Nam đã khẳng định xu thế phát triển của sách nói là tất yếu.

“Nhịp sống hiện đại khiến cho việc bỏ ra 1-2 tiếng đồng hồ chuyên tâm đọc một cuốn sách cũng trở thành điều xa xỉ. Trong khi đó, chúng ta có thể tận dụng thời gian chờ đợi ai đó, thời gian di chuyển trên tàu xe,...để nghe một cuốn sách”.

Sách nói tiện dụng, giúp cho chúng ta có cảm giác không lãng phí thời gian với đa dạng các thể loại chủ đề và không làm ảnh hưởng đến thị lực của người đọc.

Với sách nói thì yếu tố âm thanh, giọng đọc là vô cùng quan trọng do đó các nhà xuất bản hiện nay đang có sự đầu tư chỉn chu ở khía cạnh này.

Với những điều thú vị này sách nói đã trở thành một phiên bản mới mẻ, hấp dẫn hơn so với tác phẩm gốc.

null
Một trong những lợi ích của sách nói là giúp giết thời gian “chết” của chúng ta.

Theo The National Literacy, vào năm 2021, 18% trẻ 3-5 tuổi (trong số 42.000 trẻ tại Mỹ) thường xuyên nghe sách nói trong khi kỹ năng đọc chưa được phát triển đầy đủ.

Những phát hiện này chứng minh sức mạnh của sách nói trong việc thu hút những độc giả đang trong giai đoạn phát triển khả năng đọc của mình.

Những lợi ích và xu hướng của sách nói trong năm 2023

  • Tập trung vào dòng sách kỹ năng sống

Hiện nay, khảo sát trên các nền tảng sách nói tại Việt Nam như Fonos hay VoizFM cho thấy rằng loại sách kỹ năng sống, phong cách sống, sách thiền định thường lọt top lượt nghe nhiều nhất.

Một số người dùng có chia sẻ các cuốn sách về thiền giúp họ có cảm giác thoải mái hơn sau một ngày làm việc dài và họ thường nghe những loại sách như thế này trước khi đi ngủ.

Với cơ chế truyền đạt nội dung thông qua âm thanh và sử dụng các nội dung nhẹ nhàng, sách nói tiếp cận người nghe theo một cách riêng và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

Đặc biệt là nhu cầu trong việc giải trí và thư giãn.

Vì vậy, những dòng sách có nội dung gần gũi với cuộc sống trong thời gian tới sẽ tiếp tục là một xu hướng của thị trường.

Những cuốn sách về mẩu chuyện thực tế trong cuộc sống đưa đến cho bạn những triết lý sống đúng mực, rèn những đức tính tốt của con người.

Với những cuốn sách nhẹ nhàng, thư thái cùng những mẩu chuyện gần gũi sẽ giúp bạn có được những cái nhìn đa chiều hơn trong cuộc sống.

Để từ đó đưa đến những lối sống tư duy tích cực và hướng giải quyết công việc tốt nhất.

  • Tạo ra không gian kể chuyện với sách nói

Kỹ năng kể chuyện là một kỹ năng thường thấy trong các loại hình podcast, tuy nhiên, hình thức này cũng có thể áp dụng vào sách nói.

Giọng đọc tốt giúp quá trình nghe của thính giả trở nên tự nhiên, dễ chịu hơn và tạo ra môi trường tương tác, kết nối một cách linh hoạt.

Các giọng đọc có tính kể chuyện thường không tuân theo quá nhiều quy tắc của một người làm sách nói thông thường.

Người đọc sẽ phải nhập tâm vào nhân vật trong cuốn sách để kể câu chuyện, nói lên suy nghĩ, trăn trở của nhân vật như là của bản thân mình.

null
Kỹ năng kể chuyện và giọng đọc là một trong những yếu tố cần thiết tạo sự lôi cuốn trong sách nói

  • Tóm tắt nội dung sách trong thời gian ngắn nhất có thể

Đối với thể loại sách nói, thời lượng một tệp âm thanh không phải là vấn đề lớn.

Thời lượng nghe có thể kéo dài từ 18 phút cho đến 90 phút, miễn nội dung được tóm gọn, chặt chẽ và chia thành các chương để thính giả dễ nghe và dễ tìm kiếm.

Dù vậy, so với sách in hay sách điện tử, sách nói không quá nhiều lợi thế trong việc giúp người đọc tra cứu thông tin.

Vì vậy, đối với những loại sách có lượng thông tin dày đặc, người sử dụng mong đợi có thêm những phần tóm tắt sách kéo dài trong khoảng từ 12 đến 40 phút.

Blinkist - công ty khởi nghiệp tại Berlin sở hữu ứng dụng sách đọc với 18 triệu người dùng - là một trong những người dẫn đầu trong việc tóm tắt nội dung sách nói.

Blinkist tóm tắt sách thành bài nói ngắn gọn nhất có thể nhưng vẫn đầy đủ nội dung chính để người đọc có thể đưa ra quyết định tìm hiểu cuốn sách đó tiếp hay không.

Công ty khởi nghiệp này đã huy động được 34,8 triệu đô la vốn đầu tư mạo hiểm cho đến nay.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ tóm tắt, một đối thủ của Blinkist - MentorBox đã biến những phần tóm tắt sách trở thành một khóa học cụ thể cho người nghe.

null
Sách nói tóm tắt nội dung ngắn nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung chính.

  • Mở rộng quảng cáo trên sách nói

Tiếp thị bằng âm thanh là một trong những mảng được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đã đem lại kết quả lớn.

Với thời lượng truyền đạt ngắn gọn chỉ từ 10-15 giây, những đoạn quảng cáo cho phép người đọc hiểu nhanh về sản phẩm trong khi họ đang nghe audiobook.

Do đó, các đơn vị Marketing ngày càng đổ nhiều tiền hơn vào dịch vụ quảng cáo trên các nền tảng sách đọc.

Một số nghiên cứu của The National Literacy Trust chỉ ra rằng chi tiêu quảng cáo trên các nền tảng sách đọc sẽ tăng lên hơn 4 tỷ USD vào năm 2024.

Đây là con số rất lớn so với 1,4 tỷ USD đã chi vào năm 2021 và 2 tỷ USD vào năm 2022.

Nhà văn nói gì về xu hướng sách nói hiện nay?

Vì sự tiện lợi sinh động của sách nói, rất nhiều người đã thay đổi cách đọc từ truyền thống bằng sách in sang nghe sách nói.

Từ đó, những lo ngại cũng được đặt ra và bàn thảo một cách nghiêm túc.

Nhà văn Đỗ Chu cho rằng, sách nói không phải là xấu nhưng lạm dụng sẽ dần làm mất thói quen đọc sách truyền thống.

Ở nhiều nước tiên tiến, sách nói ra đời không phải để thay thế toàn bộ sách in, người dùng cũng không lạm dụng công nghệ một cách quá mức.

Chỉ khi họ bận rộn, di chuyển trên xe buýt hay dọn dẹp, làm vườn thì họ mới dùng sách nói.

Đồng thời, trong thời gian rảnh họ sẽ đọc sách in và số lượng đầu sách in họ đọc mỗi năm rất cao.

Nhà văn Lưu Quốc Hòa nêu quan điểm:

“Chúng ta phải đọc đi đọc lại những đoạn viết phức tạp, thậm chí những đoạn hay cũng đọc đến thuộc lòng. Một người đọc có kỹ năng làm sao không suy nghĩ vấn đề đang đọc, điều đó chỉ khi đọc sách in mới có thể thực hiện”.

Theo ông Hòa, sách nói có cái hay riêng nhưng không thể lạm dụng sách nói và thay thế sách in.

Nghe sách nói được ví như nghe truyện còn đọc sách in mới là đọc truyện, hai cách tiếp nhận khác nhau dẫn tới tri thức lĩnh hội sẽ khác dù nội dung giống nhau.

null
Chúng ta không nên lạm dụng sách nói và thay thế audiobook với sách in.

Năm 2016, Giáo sư giáo dục tại Đại học Bloomsburg (Hoa Kỳ) là Beth Rogowsky đưa ra một nghiên cứu.

Một nhóm được cho nghe các trích đoạn của tiểu thuyết “Unbroken” viết về Thế chiến thứ 2 của Laura Hillenbrand.

Nhóm thứ 2 đọc các trích đoạn đó bằng sách điện tử.

Nhóm thứ 3 thực hiện cả hai, vừa đọc vừa nghe sách nói.

Sau đó tất cả làm một bài test để xem họ thu nhận được bao nhiêu từ tác phẩm.

Kết quả nhận thấy không có sự khác biệt nào đáng kể về mức độ lĩnh hội giữa đọc, nghe, hoặc kết hợp đọc và nghe.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra bằng chứng cho thấy, đọc trên màn hình sẽ giảm mức độ lĩnh hội so với đọc từ một cuốn sách bình thường.

Việc các dòng chữ trong sách in gắn với một vị trí cụ thể trong trang sách cũng giúp người đọc nhớ tốt hơn so với sách điện tử.

Cũng tương tự đối với sách nói, chúng không mang lại cảm thức về không gian để người nghe có thể bám vào đó như khi đọc sách truyền thống.

Kết luận

Văn hóa đọc đang ngày càng trở nên suy yếu với lý do phổ biến nhất là không có thời gian, người ta không thể dành ra hàng giờ đồng hồ mỗi ngày chỉ để tập trung đọc sách.

Sách nói ra đời để hỗ trợ chúng ta tiếp thu kiến thức trong một xã hội bận rộn như hiện nay.