Đi tìm triết lý sống an lành của người Nhật
Những triết lý sống như Minimalism (tối giản), Ikigai (cảm giác thực sự về mục đích sống), Wabi Sabi (vẻ đẹp không hoàn hảo)... thấm đượm tinh thần nhân văn đã được rất nhiều phương tiện truyền thông xã hội nhắc đến.
Nhiều người trong chúng ta rất mong muốn cảm nghiệm vẻ đẹp Nhật qua việc thưởng thức một bát soba, thử mặc bộ kimono truyền thống hay học hỏi nghệ thuật trà đạo.
Song, nếu thật sự “đi chậm lại và mở lòng ra”, những lý tưởng này xuất hiện trong đời sống thường nhật, nhắc nhở chúng ta về một lối sống cân bằng và hạnh phúc.
Các bạn trẻ ngày nay có nhiều cơ hội tiếp cận nét đẹp tinh hoa văn hóa Nhật Bản thông qua những dịch vụ họ trải nghiệm hàng ngày.
Chẳng hạn ở Hà Nội, không khó để thấy câu chào “cửa miệng” của gen Z: “Hẹn gặp nhau ở quán cafe X phong cách Nhật nhé” như một lời hẹn sau dịch.
Hay như thế hệ Y trở về trước, vốn sở hữu cách sống tĩnh lặng hơn, họ chọn tận hưởng phong vị Nhật qua… việc mua sắm nhu yếu phẩm hàng ngày, trong một cửa hàng Nhật giữa lòng Hà Nội.
Cùng dạo một vòng thủ đô những ngày "tái khởi động" nhịp sống thường nhật vô cùng đặc biệt này và ghé lại cửa hàng Sakuko để trải nghiệm hành trình 10 năm mang triết lý sống an lành, hạnh phúc của người Nhật về dải đất hình chữ S của thương hiệu này.
Hệ thống siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko - 10 năm một hành trình mang hàng thiết yếu “chuẩn Nhật” về Việt Nam.
Xuất phát từ niềm đam mê với các sản phẩm tiêu dùng Nhật Bản và tinh thần hiếu khách của người dân xứ hoa anh đào, đội ngũ sáng lập Sakuko đã quyết định trở thành cầu nối giữa 2 nền văn hóa tiêu dùng Nhật - Việt.
"Mix&match" mô hình siêu thị giữa 2 nước
Theo chia sẻ từ chị Cao Thị Dung - đại diện Sakuko, mô hình siêu thị tại xứ hoa anh đào rất đa dạng, từ siêu thị địa phương tuổi đời xa xưa đến các siêu thị hiện đại tại ga tàu điện.
“Tổng quan, siêu thị Nhật Bản chia làm bốn nhóm: đại siêu thị (AEON), siêu thị đại chúng (Izumi, Harashin), drugstore (Matsumoto Kiyoshi, Sun Drug) và cửa hàng 100 yên (Daiso, Cando)”.
Cách thức mua sắm giữa Nhật Bản và Việt Nam có những sự khác biệt nhất định.
Hình thức cửa hàng đồng giá tại Việt Nam không thực sự thịnh hành, đồng thời các kênh truyền thống như chợ, tạp hóa vẫn chiếm vai trò lớn trong việc cung cấp nhu yếu phẩm cho khách hàng.
Tuy nhiên, yêu cầu trải nghiệm tiện lợi, đa dạng chủng loại hàng hóa và cung cách phục vụ chu đáo là điểm chung lớn nhất của người tiêu dùng 2 nước.
Từ đây, mô hình kinh doanh của Sakuko đã có sự tiếp thu từ nhóm siêu thị đại chúng. Đồng thời, chuỗi siêu thị này cũng điều chỉnh về cơ cấu hàng hóa để phù hợp tình hình thị trường và nhu cầu tiêu dùng người Việt.
Cụ thể, Sakuko khởi nguồn từ việc cung cấp các sản phẩm thuộc ngành hàng mẹ và bé, đặc biệt là nhóm hàng bỉm sữa và thực phẩm cho bé.
Những năm gần đây đặc biệt trong năm 2021, hãng tiếp tục khai thác phong phú mã hàng, mà sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng đa dạng.
Theo các chuyên gia bán lẻ, mô hình siêu thị đại chúng như Sakuko có ba ưu thế chính tạo đà tăng trưởng tốt: quy mô vừa gọn trong nội thành hay các khu dân cư; cơ cấu ngành hàng dàn trải từ thực phẩm, hàng gia dụng, hóa mỹ phẩm… ; đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng, tiện lợi mỗi ngày.
Với tình hình thị trường không ngừng biến đổi, đặc biệt khi dịch bệnh làm thay đổi hành vi tiêu dùng rất nhiều trong 2 năm qua, Sakuko cũng chú trọng đa dạng hóa các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, sản phẩm hỗ trợ phòng chống dịch…
Nếu xem niềm đam mê bất tận với văn hóa Nhật là gốc rễ, là động lực khởi nghiệp của nhóm nhà sáng lập thì Sakuko chính là "trái ngọt" của mối nhân duyên ấy.
Từ niềm yêu thích và ngưỡng mộ, đội ngũ Sakuko đã nghiên cứu, chọn lọc để lan tỏa tinh thần Nhật đến gần hơn với người Việt qua mô hình và các mặt hàng kinh doanh của mình.
"Mix&match" khuynh hướng sử dụng sản phẩm thiết kế tinh giản, thành phần tự nhiên
Tối giản không chỉ là phong cách sắp xếp không gian nội thất cho ngôi nhà hay cắt giảm chi tiêu các hạng mục không quá cần thiết.
Tối giản kiểu Nhật nay được nâng lên một cấp độ mới: chú trọng vào giá trị thực chất bên trong.
Điều này thể hiện rất rõ qua các hàng hóa tiêu dùng “cộp mác Nhật”: trọng thành phần có nguồn gốc tự nhiên tốt cho sức khỏe, thiết kế bao bì đơn giản và đặt tính dễ dùng lên hàng đầu.
Đại diện Sakuko chia sẻ: “Chúng tôi rất cân nhắc khi chọn lựa các mặt hàng mang về Việt Nam. Sản phẩm cần thống nhất với văn hóa tiêu dùng thực chất của người Nhật.
Chẳng hạn, mỹ phẩm Nhật chuộng mùi hương thoảng nhẹ chứ không cho nhiều hương liệu, hóa chất tạo mùi. Người Nhật có những quy tắc rất chặt chẽ trong sản xuất, khách hàng khi dùng sẽ cảm nhận được tính tự nhiên của mỹ phẩm.
Mọi mặt hàng Nhật đều có hình thức đơn giản nhưng tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Các sản phẩm cho trẻ nhỏ, các góc bao bì đều được bo tròn để không gây hại đến bé.
Có thể thấy, trong hành trình mang văn hóa Nhật về Việt Nam, thương hiệu Sakuko đặc biệt chú trọng việc phổ cập lối sống tiêu thụ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thuận tự nhiên của người Nhật.
Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng “less is more” (ít hơn là tốt hơn) và khắt khe hơn trong tiêu chuẩn chọn lựa đồ dùng hàng ngày của người Việt, đặc biệt các thế hệ trẻ.
"Mix&match" triết lý phục vụ khách hàng bằng cả tấm lòng
Có một triết lý Nhật được nhiều tổ chức tại Việt Nam ứng dụng làm kim chỉ nam cho chất lượng dịch vụ của mình là Omotenashi.
Như tập đoàn ô tô hàng đầu Nhật Bản là Toyota luôn làm đúng châm ngôn “Phục vụ tận tâm- Không màng báo đáp”, chú trọng đào tạo phong cách ứng xử chuyên nghiệp cho nhân viên.
Hay như đại diện chuỗi nhà hàng Nhật Morico từng chia sẻ: “Những câu chuyện của các vị khách Morico là nguồn cảm hứng bất tận cho Morico, củng cố triết lý Omotenashi trong dịch vụ mà Morico áp dụng.
Đây là nguồn động lực trên hành trình sáng tạo không ngừng nhằm tạo ra giá trị cho thực khách của mình”.
Với Sakuko, thương hiệu đang vận dụng công thức tiêu chuẩn A-E-A trong triết lý tử tế Omotenashi để tạo nên nghệ thuật chăm sóc khách hàng cho mình.
Hành trình khám phá sự giao thoa độc đáo của nét tinh tế trong chuẩn mực phục vụ Omotenashi Nhật Bản và xu hướng đặt khách hàng làm trọng tâm trong nhiều chiến lược xây dựng hình ảnh của các thương hiệu Việt tạo nên trải nghiệm dịch vụ thỏa mãn mọi khách hàng.
Minh chứng rõ nhất cho câu chuyện “mix and match” hai cung cách phục vụ khách hàng này của Sakuko là sự chuyển mình “hợp thời”.
Để thích ứng tình hình những ngày dịch bệnh, Sakuko khuyến khích khách hàng mua sắm qua website, fanpage và zalo của thương hiệu.
“Nói không với tăng giá” cũng là cách thương hiệu củng cố hình ảnh tích cực đối với người tiêu dùng.
Hãng chấp nhận “bù lỗ” các khoản chi phí phát sinh như phí lưu công hàng hóa, phí vận chuyển… để giữ mức giá ổn định cho tất cả các sản phẩm.
Đội ngũ Sakuko luôn nỗ lực tương tác, giải đáp thắc mắc nhanh chóng và cải thiện trải nghiệm mua sắm thời kỳ “bình thường mới” cho khách hàng.
Tại Sakuko, triết lý sống hài hòa của người Nhật được cộng hưởng với niềm đam mê phục vụ người Việt bằng cả tấm lòng.
Điểm đến của hành trình giao thoa 2 nền văn hóa chính là trải nghiệm mua sắm hài hòa, truyền tải trọn vẹn văn hóa Nhật đến mỗi khách hàng Việt.
Bảo Thạch - Trends Việt Nam