Từ ngày 01/04, nền tảng nhạc trực tuyến SoundCloud sẽ chính thức triển khai cách tính phí bản quyền mới. Mô hình này được khẳng định là công bằng hơn, đặc biệt là với các nghệ sĩ indie

SoundCloud cho biết: “Người dùng nghe nhạc của nghệ sĩ nào thì tiền phí sẽ được trả về cho chính nghệ sĩ đó”. 

Những câu chữ này tạo xúc động mạnh cho nhiều người trong ngành, song lại gây ra không ít khó hiểu:

Chẳng phải là trước nay mình nghe nhạc của ai thì người đó được hưởng? Hay là không còn được nghe nhạc miễn phí trên SoundCloud nữa?

null Theo SoundCloud, phiên bản mới của họ sẽ vận hành theo kiểu: “Người dùng nghe nhạc của nghệ sĩ nào thì tiền phí sẽ được trả về cho chính nghệ sĩ đó”. 


Một loạt các nghệ sĩ tại Anh Quốc trong chiến dịch #BrokenRecord chia sẻ: 

Nhạc miễn phí thì vẫn còn, tuy nhiên, “Không! Cách tính phí bản quyền của các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến hiện nay không công bằng.”

Phí bản quyền trả cho các nghệ sĩ trước nay được tính như thế nào?

Hầu hết các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến đều đang trả tiền cho bên nắm bản quyền âm nhạc (nghệ sĩ/công ty thu âm) bằng mô hình “pro rata”, nghĩa là doanh thu mà tất cả các nghệ sĩ tạo ra ở mỗi tháng sẽ được cộng tổng, sau đó chia theo tỷ lệ phần trăm lượt streams. 

Mức phí trung bình trên từng lượt stream của các nền tảng nghe nhạc trực tuyến lớn nhất hiện nay:

null  Con số được quy đổi về từng lượt stream chỉ để dễ dàng so sánh, chứ không đồng nghĩa với việc "các nền tảng tính phí bản quyền theo lượt stream của người nghe".


Mức phí trung bình trên từng lượt stream của các nền tảng nghe nhạc trực tuyến lớn nhất hiện nay.

Ví dụ, nếu doanh thu tháng 2 của Apple Music là $1000, trong đó 10% số lượt streams thuộc về các bài hát của Taylor Swift, thì tháng đó, Republic Records, bên giữ bản quyền các bản thu của Taylor, sẽ nhận được $100. 

Trong mô hình này, người được lợi nhiều nhất là các ngôi sao đã nổi và có một lượng fan hùng hậu. Họ thậm chí nhận được tiền từ những người thậm chí không nghe nhạc của họ, nhờ lượt stream chiếm áp đảo.

“Lỗi tại ai?”

Trong một bài phỏng vấn với tờ Music Ally ngày 30 tháng 7, 2020, khi được hỏi tại sao tình hình thực tế các nghệ sĩ đang trải qua lại khác biệt với tham vọng của Spotify, cũng như các nền tảng khác đến vậy, Daniel Ek đề cập đến hai xu hướng.

null Daniel Ek, CEO Spotify. 


Thứ nhất, dịch bệnh kéo dài khiến nhiều nghệ sĩ chật vật, vì trước nay nguồn thu của họ phụ thuộc vào biểu diễn live và bán vật phẩm. 

Thứ hai, “họ đang quá chậm chạp với tài năng của mình”.

“Các nghệ sĩ đang thành công là những người nhận ra rằng vấn đề bây giờ là phải tạo được sự quan tâm liên tục từ phía người hâm mộ. Là phải nỗ lực, phải có nghệ thuật kể chuyện, phải đối thoại liên tục với người hâm mộ…”

Nhiều người cho rằng câu trả lời này của vị tỷ phú là không thể chấp nhận.

Pro-rata tiếp tay cho “nghệ thuật giả”? 

Khi hệ thống sử dụng con số tương tác làm tiêu chuẩn thì chuyện fan “cày” view hay stream để ủng hộ cho thần tượng của mình có lẽ không còn lạ.

Nhưng trong trường hợp một nghệ sĩ mới tham gia thị trường, chưa tạo dựng được cộng đồng fan thì sao? 

Một số đã chọn cách trả tiền cho các biên tập viên tự do, để đưa tác phẩm của mình vào playlist đang có sẵn hàng triệu người nghe, nhiều người trong số đó không phải/chưa phải là fan của họ.

Chiến thuật được sử dụng không chính thống, nhưng ít nhất “hàng vẫn còn thật” khi so sánh với các trường hợp dưới đây:

Bot nghe nhạc

Tiền thay vì trả cho người thật thì được trả cho các cỗ máy để tạo số stream giả.

Thậm chí không cần đến “các con bot nghe nhạc”, công nghệ đã tinh vi đến mức có thể tạo ra các con số giả từ người thật.

null Một người dùng tại Đức phản ánh việc bị tài khoản lạ truy cập và phát nhạc. 


Hacker được trả tiền để tấn công vào các nền tảng nghe nhạc trực tuyến này, truy cập vào tài khoản người dùng và phát nhạc khi chủ tài khoản đang không sử dụng dịch vụ. Đến cả việc chọn người nghe đến từ vùng lãnh thổ nào cũng có thể thực hiện.

Nhạc lậu

Trường hợp này số lượt stream không giả, nhưng bất hợp pháp, vì được tạo ra từ album lậu.

Vào tháng 3 năm 2019, một playlist đầy đủ các bài hát chưa phát hành trong album Angel của Rihanna được đăng tải lên iTunes và Apple Music, bởi một người dùng tên Fenty Fantasia.

Album giả này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và thậm chí được xếp ở vị trí thứ 67 trên bảng xếp hạng album toàn cầu của iTunes.

null Album chưa phát hành chính thức của Rihanna bị người dùng lợi dụng lỗ hổng công nghệ, "bán nhạc lậu" ngay trên iTunes. 


Nghệ sĩ giả

Đây là một bệnh dịch trong ngành công nghiệp âm nhạc thời đại số, mà nền tảng nghe nhạc trực tuyến bị réo tên nhiều nhất là Spotify. 

Năm 2017, trang Music Business Worldwide đã đưa ra một danh sách 50 “nghệ sĩ” mà họ cho rằng đang hợp tác với Spotify để thao túng thị trường.

Spotify ban đầu từ chối đưa ra bình luận, nhưng sau đó phủ nhận cáo buộc mà không có bằng chứng nào đưa ra, khiến dư luận không khỏi đặt các nghi vấn. 

null Tài khoản được cho là nghệ sĩ giả tràn lan trên các nền tảng stream.


Tại sao một nghệ sĩ lại có được hàng triệu lượt nghe mà không cần xuất hiện ở đâu khác trên Internet ngoài Spotify, chỉ có vài track trên nền tảng, chủ yếu là nhạc không lời với giai điệu “minimal” hoặc chỉ là “white noise” với khoảng thời gian chưa đến 1 phút.

Người ngoài cuộc không được biết câu trả lời chính xác, nhưng “lời đồn” làm lộ tính bất công bằng của mô hình dùng lượt stream làm thước đo thị phần: sự lớn mạnh của một bộ phận lại là tác nhân gây ra sức ép lên phần còn lại.

Cho dù “miếng bánh” có to lên nhờ “làm việc chăm chỉ hơn”, thì quy luật đó luôn được áp dụng.

Tình hình còn càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hầu hết mọi người, kể cả các nghệ sĩ, không hiểu mình đang được trả tiền theo cơ chế nào.

Khi quyền lực được chia bớt cho người nghe

Một mô hình thay thế đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua là “user-centric payment” - lấy người dùng làm trung tâm.

Nghĩa là tiền sử dụng dịch vụ của người nghe sẽ chỉ được trả cho nghệ sĩ mà họ nghe trong tháng đó. Cơ bản đây chính là mô hình mới của SoundCloud, chỉ là họ dùng cách nói khác - “fan-powered”. 


null Mô hình mới tạo thế công bằng tốt hơn cho các thể loại nhạc kén người nghe hơn. 


Trong mô hình này, người nghe là người chủ động và trực tiếp quyết định số tiền mà nghệ sĩ nhận được. Không còn đất cho các thủ thuật, mánh lới “cày stream” và sự chèn ép của các ông lớn. 

Điều quan trọng bây giờ là âm nhạc của nghệ sĩ chiếm bao nhiêu phần trăm trong túi nhạc của người nghe, chứ không còn là cuộc đua stream, tranh giành thị phần giữa các nghệ sĩ với nhau.

Nghệ sĩ (Việt) được gì?

Dù tương lai mô hình user-centric có được đưa vào vận hành trơn tru, vẫn sẽ không có nền tảng nào là cứu tinh hoàn hảo cho các nghệ sĩ, bởi bản hợp đồng âm nhạc của họ không bớt đi số bên liên quan, với lợi ích và điều kiện thoả thuận đi kèm. 

Âm nhạc vốn sinh ra là cuộc trò chuyện giữa con người với nhau.

Các buổi biểu diễn có tương tác trực tiếp giữa nghệ sĩ và người nghe vẫn sẽ là hình thức tồn tại lý tưởng nhất của âm nhạc. 

null Nền tảng trực tuyến là công cụ đắc lực, giúp đưa âm nhạc đi xa nhất có thể, đến đúng người đang cần sự “nâng đỡ tinh thần”, hoặc giúp duy trì mối kết nối giữa người nghe và nghệ sĩ. 


Giữa tình hình đại dịch chưa biết bao giờ sẽ kết thúc, không ít các nghệ sĩ đã tổ chức online concert.

Ngoài việc trả vé để xem, người hâm mộ có thể trực tiếp “donate” cho thần tượng. Đây có thể được xem là hình thức “user-centric” và “fan-powered” đúng nghĩa nhất. 

Tại Việt Nam, chúng ta có thể vui mừng vì xuất hiện một nền tảng giúp các nghệ sĩ địa phương có thêm một nguồn doanh thu công bằng hơn.

Tuy nhiên, công bằng hơn không có nghĩa là có thể phụ thuộc hoàn toàn để phát triển bền vững. 

Nhi Dương - Trends Vietnam