Singapore: Nhu cầu về milo còn cao hơn cả mỳ

Theo dữ liệu của Straits Times, trong khoảng thời gian Singapore thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm các mặt hàng về thực phẩm và thiết bị tập thể dục trong nhà tăng vọt, trở thành danh mục mua sắm trực tuyến phổ biến nhất.

Các siêu thị đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng tăng vọt trong thời gian giãn cách, với nhiều gia đình hiện đang nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn bình thường. Đã có nhiều tìm kiếm hơn về bột mỳ so với các nguyên liệu cơ bản khác như mỳ và sữa.

Thống kê từ Shopee và NTUC FairPrice, trong giai đoạn giãn cách xã hội vào năm 2020, danh sách các mặt hàng thực phẩm bán chạy nhất ở Singapore lần lượt là: thực phẩm chế biến đông lạnh, trứng và các sản phẩm từ sữa, gia vị, milo và đồ ăn nhẹ, kem trân châu.

Bên cạnh các mặt hàng chủ lực như gạo và dầu, người dân Sigapore cũng tích trữ đồ ăn nhẹ, kem và đồ uống như Milo. Xu hướng này diễn ra trong những tuần đầu tiên của giai đoạn giãn cách, và sau đó bị soán ngôi bởi các tìm kiếm về thực phẩm đông lạnh. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực như gạo và dầu, người dân Sigapore cũng tích trữ đồ ăn nhẹ, kem và đồ uống như Milo. Xu hướng này diễn ra trong những tuần đầu tiên của giai đoạn giãn cách, và sau đó bị soán ngôi bởi các tìm kiếm về thực phẩm đông lạnh.

Báo cáo của YouGov về hàng tiêu dùng nhanh 2021 cho thấy, thị trường châu Á – Thái Bình Dương đã chứng kiến sự tăng lên đột biến về nhu cầu mua sắm thực phẩm đông lạnh, đặc biệt tỷ lệ người tiêu dùng mua mặt hàng này cao nhất ở 2 thị trường đó là Hong Kong (Trung Quốc) (58%) và Singapore (40%).

Ngoài ra, trà sữa trân châu cũng là một trong những mặt hàng được săn lùng nhiều nhất ở Singapore. Tổng số đơn đặt hàng trà sữa qua Grab của người Sing trong tháng 4/2020 cao hơn 60% so với tháng 3. Bên cạnh đó, lượng tìm kiếm những món này cũng tăng mạnh do nhiều người Singapore cũng muốn thử các công thức trà trân châu tự làm.

Việt Nam: Mỳ tôm vẫn là lựa chọn phần lớn của mọi người

Riêng ở Việt Nam, theo ghi nhận từ chuỗi Vinmart, Vinmart+, tại Tp.HCM khi đại dịch bùng phát, lượng khách hàng đến mua sắm trực tiếp tại siêu thị và cửa hàng tăng khoảng 20%; lượng đơn đặt hàng online tăng trên 50%. Hệ thống VinMart, VinMart+ theo đó đã phải tăng sản lượng dự phòng lên gấp bằng lần, đủ cho 3 - 6 tháng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa tới bà con.

Mỳ tôm vẫn là lựa chọn tích trữ hàng đầu đầu của người dân Việt. Mỳ tôm vẫn là lựa chọn tích trữ hàng đầu đầu của người dân Việt.

Dựa trên báo cáo khảo sát của Deloitte về xu hướng tiêu dùng của người Việt, người Việt Nam có xu hướng tích trữ hàng hóa nhiều hơn trong đại dịch, chẳng hạn như vào thời điểm cách ly xã hội toàn TP. Hồ Chí Minh, doanh số bán bánh mỳ ăn liền và sữa hộp đã tăng tương ứng thêm 112% và 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong năm 2020, mặc dù người tiêu dùng Việt Nam đã giảm quy mô giỏ hàng về số lượng các mặt hàng được mua trên mỗi lần mua sắm hàng tạp hóa, tương đương mức của năm 2019, nhưng giá trị giỏ hàng của người tiêu dùng lại tăng cao đáng kể.

Điều này cho thấy mặc dù tiêu dùng đã trở lại như bình thường, nhưng người dân lại sẵn sàng chi nhiều hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa. Theo Deloitte, xu hướng này khá phù hợp với mức chi dùng hàng tháng theo kế hoạch cho thực phẩm (chế biến sẵn & tươi sống) và thực phẩm (đồ hộp) của các gia đình đều tăng.

null

Còn theo số liệu thống kê của Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới, nếu tình theo bình quân đầu người thì Việt Nam đứng top 2 thế giới về tiêu thụ mỳ trong năm 2020, mỗi người tiêu thụ bình quân hơn 72 gói mỳ/năm, chỉ xếp sau Hàn Quốc (80,6 gói mì/người/năm), cao gấp rưỡi Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Mỹ.

Top các nước ăn mỳ nhiều nhất thế giới năm 2020 là Trung Quốc/Hong Kong (46,35 tỉ gói), Indonesia (12,46 tỷ gói), Việt Nam (hơn 7 tỷ gói), Ấn Độ (6,7 tỷ gói), Nhật Bản (5,97 tỉ gói), Mỹ (5,05 tỉ gói)….

Theo Cafef.vn