Để trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất, việc sở hữu bề dày kinh nghiệm là chưa đủ.
Người lãnh đạo thực thụ là người luôn trau dồi, nghiên cứu và hoàn thiện những năng lực quan trọng khác. Một trong số đó là Năng lực Trình bày thực tiễn và Truyền cảm hứng (Inspirational and Practical Presentation, viết tắt IPP).
Kỹ năng này không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là vũ khí quyền lực trong rất nhiều các hoạt động chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội và đóng góp đáng kể cho sự thành công của mỗi cá nhân.
Vì sao nhà lãnh đạo tài ba không thể “rời xa” năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng?
Một người có năng lực trình bày tốt là người có khả năng tối ưu thời gian truyền đạt mà vẫn giúp người nghe hiểu nắm bắt rõ ràng và đầy đủ thông tin cần thiết.
Ngày nay, một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ có năng lực lãnh đạo tốt mà cần phải có khả năng diễn đạt và truyền cảm hứng tốt.
3 lý do được Dale Carnegie Việt Nam (DCVN) đưa ra bao gồm:
Đặc điểm định danh nhà lãnh đạo tài ba; Sự lan tỏa tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng kinh doanh cho nhân viên và đối tác; và Sự khơi gợi sức mạnh tiềm tàng, tạo động lực phát triển cho nhân viên và giữ chân nhân tài.
Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng là một đặc điểm định danh nhà lãnh đạo tài ba
Trong một lần gặp gỡ với sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Đại học Nebraska, nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett khẳng định:
“Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm”.
Lời nhận định của Buffett nhấn mạnh rằng sở hữu năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng sẽ là “trụ cột” vững chắc cho sự nghiệp thành công của mỗi người.
Buffett đã chi 100 USD để tham gia khóa học về thuyết trình trước đám đông tại học viện Dale Carnegie. Nhờ đó, ông tự tin trả lời vô số cuộc phỏng vấn qua radio, truyền hình và phát biểu trên khắp thế giới, đồng thời trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Để đạt được thành công như thế, đòi hỏi năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng - kỹ năng mà theo Buffett sẽ giúp ông trong suốt phần còn lại của sự nghiệp.
Thực tế, không chỉ có Warren Buffett mà nhiều doanh nhân cũng chính là những diễn giả, nhà diễn thuyết chuyên nghiệp nổi tiếng trong xã hội và những bài nói chuyện của họ đã tác động đến nhận thức, tư duy của nhiều người.
Một trong số đó phải nhắc đến Steve Jobs - vị lãnh đạo tài ba của Apple.
Ông nổi tiếng với năng lực diễn thuyết độc đáo, tạo nên thương hiệu riêng của chính ông.
Ngoài việc thuyết phục thế giới chú ý đến sản phẩm của mình, Steve Job còn gửi gắm nhiều thông điệp bao hàm ý nghĩa thông tin sáng tạo, giáo dục và giải trí, khiến người nghe luôn hứng khởi và thích thú với những gì mà họ tận mắt chứng kiến.
Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng giúp nhà lãnh đạo lan tỏa tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng kinh doanh cho nhân viên và đối tác
Rất nhiều doanh nghiệp thành công đều cho rằng tầm nhìn và sứ mệnh giống như một chiếc la bàn.
Chúng giúp doanh nghiệp định hướng và chỉ dẫn nhân viên đi đúng hướng trên con đường sự nghiệp của mình.
Vì vậy, khi lãnh đạo thành công truyền tải sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp, nhân viên có thể xác định được mục tiêu của công ty lẫn mong muốn của bản thân.
Các tiêu chí này sẽ ăn sâu vào tiềm thức của nhân viên, từ đó giúp họ có động lực và làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, hiểu rõ được sứ mệnh và tầm nhìn cung cấp một tiêu điểm giúp định hướng nhân viên đến một mục tiêu chính và gắn kết mọi người trong một tập thể.
Nhờ vậy mà hiệu quả cũng như năng suất công việc sẽ được tăng lên.
Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng khơi gợi sức mạnh tiềm tàng, tạo động lực phát triển cho nhân viên và giữ chân nhân tài
Theo khảo sát từ Gallup, 70% mức độ tương tác của một nhóm phụ thuộc vào người quản lý, các nhóm có người quản lý tuyệt vời sẽ khiến doanh thu trên mỗi nhân viên tăng thêm 27%.
Bởi lẽ bản chất của nhà lãnh đạo giỏi, họ sẽ tập hợp nhân viên của họ lại với nhau để hướng tới một mục tiêu chung.
Nếu không có sự lãnh đạo, mọi người trên thuyền sẽ chèo lái một cách bừa bãi theo nhiều hướng khác nhau, cuối cùng chẳng đi đến đâu.
Quản lý trong thế giới mới này khó hơn bao giờ hết và hầu hết các nhà quản lý - cứ 10 người quản lý thì có một người không tự nhiên có các công cụ và kỹ năng để lãnh đạo thành công.
Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần phải trang bị đầy đủ các yếu tố cần có của một nhà lãnh đạo tài ba, trong đó có trau dồi năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng.
Để trang bị năng lực này, người lãnh đạo cần biết cách truyền lửa và nguồn cảm hứng cho nhân viên thông qua những chia sẻ chân thành mà mạnh mẽ ngay từ giao tiếp thường ngày cho đến các sự kiện lớn.
Khi đã thổi bừng “ngọn lửa” cảm hứng trong mỗi nhân viên, nhà lãnh đạo đã thành công tạo dựng niềm tin đến đội ngũ của họ.
Khi đã có niềm tin vào chính mình, nhân viên sẽ thể hiện kết quả tốt hơn so với kỳ vọng của người lãnh đạo.
Tóm lại, lãnh đạo tài ba sở hữu năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng tốt sẽ là nguồn động lực một lực lượng mạnh mẽ thúc đẩy những thay đổi tích cực về văn hóa và giúp nhân viên và doanh nghiệp tiến về phía trước.
Bởi đâu Năng lực Trình bày thực tiễn và Truyền cảm hứng “thiếu lửa”?
Dẫu biết là quan trọng, nhưng nhiều nhà quản lý/lãnh đạo vẫn mang tâm lý dè chừng và coi đó là một nỗi ám ảnh.
Sở dĩ các nhà lãnh đạo sợ hãi và lo lắng khi phát biểu trước đám đông là bởi họ vẫn còn rào cản về nhận thức và hành động.
Trở ngại về nhận thức
Các nhà quản lý/lãnh đạo chưa hiểu rõ giá trị quan trọng mà năng lực này mang lại.
Do đó, họ chỉ xem đây là kỹ năng “tự chọn” thay vì “bắt buộc”.
Điều này vô hình chung khiến cho các bài diễn thuyết của họ thường không thành công, cụ thể:
Bài diễn thuyết chưa có tính logic, tính mạch lạc, chưa thể hiện tư duy sắc sảo và trình độ của người quản lý/lãnh đạo và cũng hạn chế cơ sở để tạo nên sự tin tưởng cho người nghe.
Nên nhớ rằng nội dung trình bày phải thực tiễn, với những số liệu và vấn đề đang hiện hữu mới đủ khả năng chạm đến trái tim và trí óc của người nghe.
Dẫu vậy, đôi khi nội dung bài nói rất hay nhưng lại không hấp dẫn người nghe.
Đó là bởi cấu trúc bài thuyết trình không phù hợp, chưa biết cách sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, chưa làm rõ những nội dung thiết yếu và bỏ qua những chi tiết vụn vặt.
Bài nói sẽ không được thu hút và duy trì được sự chú ý của người nghe nếu thiếu thông điệp rõ ràng hay những nội dung có tính chất “câu chuyện”.
Ngược lại, nếu chỉ đưa ra những thông điệp khô khan, sáo rỗng, không nêu bật được bản chất, vấn đề cốt lõi, không có ví dụ minh họa, thiếu dẫn chứng và câu chuyện thực tế sinh động, người nói cũng sẽ thất bại.
Tuy nhiên, sức nặng lớn nhất của bài thuyết trình lại nằm ở phong thái trình bày, cũng như việc thái độ quyết định phần lớn thành công của mỗi con người trong cuộc sống.
Việc trình bày thiếu tự tin, thiếu sức hút và không truyền được cảm hứng cho người nghe khiến người nói trở nên thiếu chuyên nghiệp và có thể bỏ lỡ cơ hội trình bày các ý tưởng kinh doanh và giải pháp đột phá cho khách hàng.
Dù nhận thức được tầm quan trọng của năng lực này nhưng nhiều lãnh đạo vẫn đang loay hoay khi chưa tìm được giải pháp đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với lịch trình bận rộn của mình.
Kết quả là những lỗi sai trong phong thái trình bày của họ “đâu lại vào đấy”.
Trở ngại về hành động
Thực hành năng lực trình bày thực tiễn & truyền cảm hứng quả thật là câu chuyện "nói dễ hơn làm" của các nhà quản lý/ lãnh đạo.
Chuyển đổi cá nhân "Personal Transformation" không phải chuyện "ngày một ngày hai", nó là cả quá trình chiến thắng những nỗi sợ đám đông của bản thân để tự tin bước ra ánh sáng.
Nỗi sợ này khiến người nói mất tự tin, quên mục đích trình bày dẫn đến thất bại trong việc truyền tải thông điệp đến người nghe.
Nếu dễ dàng vượt qua nỗi sợ ấy, người nói sẽ hoàn thành phần trình bày đầy tự tin và tràn đầy cảm hứng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi ấy cần phải kiên trì, nhẫn nại, điều đó phụ thuộc vào bản thân mỗi người.
Để thuyết trình hiệu quả yêu cầu người trình bày phải thường xuyên luyện tập nhuần nhuyễn và hạn chế lỗi sai.
Điều này đòi hỏi người học cần có sự luyện tập và được đánh giá thường xuyên bởi các chuyên gia huấn luyện, người sẽ chỉ ra những khiếm khuyết mà người học mắc phải.
Những trở ngại về nhận thức cũng như hành động có thể khắc phục được khi các quản lý/lãnh đạo tìm được phương pháp học phù hợp và chất lượng.
Một giải pháp với phương hướng đào tạo bài bản, chuyên môn hóa cao, được dẫn dắt bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ là lựa chọn hàng đầu của những ai có lịch trình cá nhân bận rộn.
Làm chủ nghệ thuật nằm lòng cấu trúc - nội dung - phong cách trình bày với chương trình huấn luyện IPP từ DCVN
Như đã đề cập ở trên, việc lựa chọn nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp là yếu tố then chốt để cải thiện IPP của bản thân.
Để đạt được điều đó, các quản lý/lãnh đạo cần tìm đến những địa chỉ đào tạo uy tín và có sự chuyên môn hóa cao, và DCVN chính là một trong số đó.
Với hành trình 110 năm, “Năng lực trình bày Thực tiễn và Truyền cảm hứng” (IPP - Inspirational and Practical Presentation) là một trong những giải pháp đầu tiên và mang lại nhiều giá trị nhất của Dale Carnegie.
Dám thách thức bản thân để tái định vị bản thân và nâng tầm cuộc sống chính là tư tưởng cốt lõi mà giải pháp đem đến cho học viên.
Chương trình huấn luyện “Năng lực Trình bày thực tiễn và Truyền cảm hứng” (IPP) được thiết kế dành cho các đối tượng sau:
Chủ doanh nghiệp; lãnh đạo cấp cao, thành viên Hội đồng quản trị; giám đốc/Quản lý phòng ban; các nhà giám sát, quản lý; Các nhà lãnh đạo/ quản lý cấp trung; chuyên gia, chính trị gia và những người thường xuyên thuyết trình trước công chúng.
Đến với chương trình huấn luyện này, học viên được tìm hiểu và thực hành 6 nội dung chính:
- Tạo ấn tượng tích cực từ ban đầu.
- Nâng cao uy tín cá nhân.
- Trình bày những thông tin, thông điệp phức tạp một cách thu hút.
- Giao tiếp với sức ảnh hưởng cao độ.
- Phản hồi trong những tình huống căng thẳng.
- Truyền cảm hứng để mọi người cùng thay đổi.
Xuyên suốt chương trình, DCVN tập trung áp dụng Mô hình biến đổi và Phương pháp huấn luyện ngay tại thời điểm.
Điều này giúp học viên loại bỏ được trở ngại về nhận thức và hành động từ đó cải thiện năng lực trình bày và truyền cảm hứng.
Đây chính là điểm khác biệt so với các chương trình huấn luyện kỹ năng thuyết trình trên thị trường hiện nay.
Cụ thể:
Mô hình biến đổi loại bỏ trở ngại về nhận thức và hành động
Bằng việc sử dụng Mô hình biến đổi, học viên sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi trong cảm xúc, tư duy và hành vi biểu hiện trong những tình huống thực tiễn được cam kết.
Từ đó, học viên sẽ linh hoạt thay đổi cách biểu hiện và vận dụng kỹ năng này vào môi trường làm việc để mang lại những thay đổi tích cực.
Phương pháp huấn luyện ngay tại thời điểm lập tức cải thiện lỗi sai
Chuyên gia huấn luyện sẽ chỉ ra các thói quen hoặc khuynh hướng chưa hiệu quả ngay khi nó xảy ra.
Đồng thời, họ định hướng hoặc chỉnh sửa lại và sau đó ngay lập tức hướng dẫn cách thực hiện và cải thiện nhằm giúp quá trình ‘lột xác’ diễn ra nhanh chóng hơn.
Bảo chứng về chương trình huấn luyện IPP của DCVN
Chương trình huấn luyện “Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng” của Dale Carnegie đã góp phần thay đổi cuộc đời nhiều cá nhân xuất sắc.
Một trong những học viên nổi tiếng nhất đã tham gia chương trình chính là tỷ phú Warren Buffett.
Vị tỷ phú đã từng chia sẻ rằng điều ông sợ nhất chính là nói trước đám đông nhưng sau khi tham gia chương trình huấn luyện nói trước công chúng tại Dale Carnegie, cuộc đời ông đã thay đổi ngoạn mục.
Tại Việt Nam, giải pháp “Năng lực Trình bày thực tiễn và Truyền cảm hứng” (IPP) từ DCVN đã góp phần làm nên thành công cho đội ngũ lãnh đạo tại OPPO Việt Nam.
Chính bằng khả năng truyền lửa của C-Suite, doanh nghiệp đã chứng kiến kết quả kinh doanh năm 2015 tăng vượt trội 25% so với năm 2014.
Một dẫn chứng người thật - việc thật bước ra từ giải pháp IPP của DCVN chính là ông Hà Quốc Nhi - Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Điện Lạnh Miền Tây.
Là một học viên đã tham gia chương trình, ông chia sẻ:
“Tôi đã trình bày thật thành công với phong thái đĩnh đạc truyền cảm hứng mà tôi đã được chỉnh sửa rất nhiều tại lớp, tôi đã thực sự gây ngạc nhiên và tạo ra sự hứng thú đối với đồng nghiệp và các đối tác Úc và Hà Lan.
Kết quả vượt mong đợi của tôi là các đối tác đã chuyển giao cho công ty chúng tôi hợp đồng trị giá 4 triệu đô la.”
Lời kết
Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo tài ba tương lai.
Trở thành một diễn giả giỏi và có khả năng truyền cảm hứng tốt không chỉ giúp nâng cao thương hiệu của bản thân mà còn gia tăng sự tự tin cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.
Với chương trình huấn luyện “Năng lực Trình bày thực tiễn và Truyền cảm hứng” (IPP) của Dale Carnegie Việt Nam, con đường trở thành nhà lãnh đạo tài ba không còn quá xa vời.
Sở hữu năng lực lãnh đạo vượt trội trong đó có năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng chính là sở hữu sức mạnh tự hoàn thiện bản thân để đạt được những kết quả kinh doanh đột phá.