Hết hàng - Viễn cảnh kinh khủng của các doanh nghiệp trong và sau COVID-19
Đại dịch vừa qua cũng cảnh báo tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với các nhà bán lẻ, vì đứt gãy dây chuyền cung ứng, tăng lượng tiêu dùng và thiếu hụt lực lượng lao động.
Và hết hàng trở thành một viễn cảnh kinh khủng mà bất kỳ nhà bán lẻ nào phải đối mặt.
Nếu không có sự thay thế phù hợp, nhà bán lẻ sẽ bỏ lỡ doanh thu.
Nhưng ngay cả khi có sự thay thế, khách hàng vẫn có thể thất vọng, điều này có nghĩa là khách hàng sẽ có thể mất niềm tin và không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Dự báo số lượng hàng tồn và cảnh báo có thể hết hàng - Tại sao lại quan trọng?
Để giải quyết vấn đề hết hàng, một chiến lược phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng là tăng số lượng hàng tồn có sẵn.
Tuy nhiên, chiến lược này có thể dẫn đến gia tăng chất thải đối với một số mặt hàng có hạn sử dụng ngắn và đòi hỏi phải tăng dung lượng kho lưu trữ.
Ngoài ra, chiến lược này không khả thi đối với những ngành hàng không trực tiếp quản lý hàng tồn kho.
Còn nếu không tăng số lượng trên thực tế mà chỉ tăng trên hệ thống thì lại càng gây ra nhiều hệ lụy về sau và không khác gì lừa dối khách hàng.
Ngoài ra, trường hợp mua hàng trực tuyến cũng gặp nhiều vấn đề nếu chỉ để “hàng có sẵn” và “hết hàng”.
Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng một ngày, chúng ta đang muốn ăn sushi cho bữa trưa.
Sau khi lướt trang web của một cửa hàng gần đó, chúng ta quyết định đặt hàng trước để có thể lấy ngay sau khi tan làm.
Hệ thống hiển thị là hàng có sẵn và chúng ta đặt ngay.
Tuy nhiên, chúng ta không hề biết đó là chiếc sushi cuối cùng, và một vài phút sau, có người đến cửa hàng và mua chiếc sushi ấy mất.
Và cuối cùng, chúng ta đến cửa hàng, không nhận được sushi và dù có được hoàn lại tiền, chúng ta vẫn sẽ thất vọng.
Điều này cho thấy, hệ thống quản lý online chỉ có thể hiển thị chính xác ngay tại thời điểm đặt hàng, không hề đảm bảo rằng mặt hàng sẽ có sẵn vào lúc chúng ta nhận hàng và cũng không dự báo cho chúng ta để đến sớm hơn.
Vậy nên, chia sẻ thông tin hàng tồn một cách trung thực và hiển thị cả số lượng cùng dự báo hết hàng là điều cần thiết.
Hiển thị số lượng và Dự báo hết hàng - Những vấn đề tồn tại
Một số vấn đề tồn tại có thể xảy ra khi doanh nghiệp để số lượng mặt hàng và dự báo hết hàng một cách công khai:
- Khách hàng sẽ dựa vào số lượng để đánh giá chất lượng sản phẩm, ví như hàng hiếm thì chất lượng cao hơn cũng như là tình trạng mua theo số đông (“hiệu ứng hiếm" và “hiệu ứng bầy đàn").
- Tạo cảm giác lo sợ cho khách hàng và có thể dẫn đến tình trạng tích trữ.
- Nhiều khách hàng nghĩ rằng nhãn hàng tự tung ra “hiệu ứng hiếm", xem đây là trò lừa đảo, từ đó, hiểu lầm về hình ảnh của thương hiệu.
Thực nghiệm của Instacart - Những vấn đề tồn tại không phải là bước cản
Từ thực nghiệm của Instacart trên 850.000 khách hàng cho thấy:
Tỷ lệ các mặt hàng ghi chú rõ ràng về số lượng tồn có khả năng hết hàng tương ứng với 25%.
Điều này cho thấy, khách hàng vẫn có xu hướng mua các sản phẩm có ghi chú rõ ràng về số lượng hàng tồn hơn, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các hiệu ứng tâm lý như trên.
Nói cách khác, mọi người tin vào những gì họ đã đặt hơn là xu hướng tiêu dùng của những người khác.
Đồng thời, thực nghiệm cũng cho thấy việc dự báo hàng sắp hết giúp khách hàng hình thành kỳ vọng thực tế thấp và nếu rủi ro hết hàng thì mức thất vọng cũng tương đối được giảm đi.
Từ đó, niềm tin đối với doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
Đồng thời, khi khách hàng nhìn thấy được số lượng sản phẩm là lúc chính doanh nghiệp trao quyền cho khách hàng được lựa chọn sản phẩm có nguy cơ hết hàng thấp hơn, đảm bảo nguồn cung lâu dài của doanh nghiệp.
Lời kết
Cảnh báo khách hàng khi hàng sắp hết là một điều vô cùng quan trọng.
Đồng thời, thực nghiệm của Instacart cũng cho thấy rằng:
Khách hàng phản hồi tốt hơn nếu họ được cảnh báo trước về sự hết hàng của một mặt hàng hơn là họ tự phát hiện ra.
Điều này có nghĩa là: Trung thực chính là chiến lược tốt nhất cho các nhãn hàng.
Đây là cách để khiến khách hàng hài lòng hơn và tăng cường sự tin tưởng với nhãn hàng, đồng thời, tăng tần suất đặt hàng trong dài hạn.
Tham khảo từ bài viết của Harvard Business Review.