Ngành công nghiệp thú cưng Việt Nam với những chỉ số tích cực
Ngành công nghiệp thú cưng được đánh giá là có tiềm năng lớn tại Việt Nam.
Có không ít tên tuổi lớn trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này.
Đại dịch và giãn cách khiến nhiều người quan tâm đến thú cưng hơn.
Trong đó Việt Nam, Philippines dẫn đầu thị trường tìm mua thú cưng tại Đông Nam Á.
Theo báo cáo phân tích lượt tìm kiếm vật nuôi ở các nước Đông Nam Á của iPrice, trong 9 tháng đầu năm 2021 người Việt có 1,9 triệu lượt tìm kiếm trên Google với mong muốn sở hữu thú cưng.
Số lượng này đứng thứ hai khu vực chỉ sau Philippines.
Theo báo cáo khác của Pet Fair Asia, doanh số của ngành chăm sóc thú cưng tại khu vực Đông Nam Á là 4 tỷ USD. Trong đó Việt Nam chiếm 13% đương với 500 triệu USD và dự báo tăng trưởng 11% một năm.
Điều này khẳng định tiềm năng của thị trường thú cưng là rất lớn.
Khi đời sống vật chất càng đầy đủ thì nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.
Họ bắt đầu tìm kiếm những hoạt động khác để làm phong phú cuộc sống, trong đó phải kể tới nuôi thú cưng.
Nhiều người trẻ Việt Nam đang biến việc nuôi thú cưng trở thành một phong cách sống.
Họ dành nhiều tình cảm và chăm sóc vật nuôi như một thành viên trong gia đình.
Những loài thú cưng được yêu thích tại Việt Nam
Thú cưng nuôi trong nhà có rất nhiều loại khác nhau.
Ở Việt Nam những loại thú cưng được ưa chuộng và nuôi nhiều nhất gồm: chó, mèo, cá cảnh, chim cảnh, thỏ, chuột hamster, nhím cảnh,…
Những loài vật nuôi này được ưa chuộng bởi chúng khá dễ chăm sóc và phù hợp với môi trường cũng như điều kiện sống của các hộ gia đình tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chó và mèo là 2 loài thú cưng được nuôi nhiều hơn cả.
Các giống chó được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam phải kể đến như:
Chó Poodle, Chó Pug, Chó Chihuahua, Chó husky, Chó Alaska, chó golden, chó đốm, becgie lai và chó ta.
Đối với mèo, các giống mèo được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam như:
Mèo Ba tư lông dài, mèo ba tư lông ngắn, mèo mỹ tai xoắn, mèo Thổ Nhĩ Kỳ, Mèo rừng bengal,...
Dịch vụ dành cho thú cưng nở rộ
Thức ăn dành cho thú cưng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm
Theo khảo sát, chi phí dành cho mua đồ ăn cho thú cưng chiếm tới 77%, phần còn lại là mua đồ dùng phụ kiện, chăm sóc.
Tại Việt Nam, thị trường thức ăn dành cho vật nuôi rất đa dạng với các thương hiệu nhập khẩu từ Pháp, Mỹ, Thái Lan…
Khách hàng có thể dễ dàng thay đổi khẩu vị cho thú cưng của mình từ thức ăn dạng hạt đóng túi tới thịt xay đóng hộp.
Trong một khảo sát khác, 14% thức ăn cho thú cưng là thức ăn khô hoặc thức ăn hộp, 29% sử dụng thức ăn tươi nhà làm.
Phần lớn những người chủ ưa thích cách sử dụng thức ăn hộp và thức ăn nhà làm.
Điều này cũng dễ hiểu khi thức ăn khô có ưu điểm là tiện lợi, dễ dàng sử dụng, dễ dàng sử dụng.
Trong khi đó thức ăn tươi lại có dinh dưỡng và hương vị thơm ngon hơn.
Người nuôi thú cưng có xu hướng kết hợp 2 phương pháp trên cho thú cưng.
Thức ăn dành cho thú cưng đa số của các thương hiệu nước ngoài.
Thị trường thức ăn công nghiệp dành cho thú nuôi ở Việt Nam hiện có dạng hạt khô đóng bao và thịt xay đóng hộp.
Với các thương hiệu đến từ nước ngoài như SmartHeart, Royal Canin, Fitmin, Invivo, ANF…
Nhiều nhà sản xuất thức ăn thú cưng nước ngoài như Invivo NSA (Pháp), Smart Heart, Royal Canin tập trung vào việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm thức ăn vật nuôi của họ tại Việt Nam để cải thiện hoạt động bán hàng.
Thông qua các nhà bán lẻ và phòng mạch thú y, các hãng này có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất thức ăn thú cưng lựa chọn đầu tư nhà xưởng sản xuất thức ăn chó mèo tại Việt Nam.
Có thể kể đến như Invivo NSA với hệ thống nhà máy chất lượng tại Bình Dương.
Dịch vụ cho thú cưng cũng ngày càng đa dạng
Không phải ai cũng có thời gian và biết cách chăm sóc giúp thú cưng luôn khỏe mạnh.
Bởi vậy, nhiều cửa hàng, bệnh viện chăm sóc thú cưng đã triển khai dịch vụ spa, thăm khám và chăm sóc thú cưng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Một số dịch vụ phổ biến có thể kể đến như chải lông, thăm khám và trị bệnh, trông giữ thú cưng, phối và nhân giống…
Nhưng cũng có những dịch vụ khá đặc biệt như hoả thiêu và nghĩa trang cho thú cưng với chi phí cũng khá đắt đỏ từ 2,5-10 triệu đồng, tùy vào từng gói dịch vụ.
Ngoài ra, thú cưng cũng được cho “đi học” không kém gì con người.
Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ PDS địa chỉ ngõ 64 Ngô Xuân Quảng (Hà Nội) đã triển khai mô hình “Lớp mẫu giáo cún” trong đợt dịch vừa rồi.
Lớp học này nhằm huấn luyện những kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu trang bị “kiến thức” cho thú cưng.
Chương trình học gồm các nội dung cơ bản: Xã hội hóa giúp chó thích nghi với môi trường xung quanh; rèn luyện nâng cao thể lực; học các kỹ thuật cơ bản như đứng, nằm, ngồi, sủa,...
Quản lý trung tâm PDS cho biết ban đầu, các loại chó săn lớn thường được gửi đến huấn luyện.
Tuy nhiên thời gian gần đây thị hiếu đã thay đổi, thú nuôi được gửi đến chủ yếu là các loại chó cảnh.
Vì vậy, trung tâm phải làm mới giáo trình giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phụ kiện thú cưng ứng dụng nhiều công nghệ thông minh
Ngoài những bộ quần áo, những món đồ trang trí bắt mắt, hiện nay công nghệ đang được ứng dụng để chăm sóc thú cưng tốt hơn.
Thị trường chăm sóc vật nuôi ngày càng giới thiệu nhiều sản phẩm mới lạ, độc đáo, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Chẳng hạn như máy thức ăn tự động. Chiếc máy này rất phù hợp với các chủ nhân thường xuyên phải đi công tác.
Máy gồm thùng và khay đựng, thức ăn đưa vào thùng sẽ tự động rơi xuống khay phía dưới và liên tục làm đầy khi vơi.
Một số sản phẩm có thêm màn hình hẹn giờ, đèn led hay phần ghi âm giọng nói giúp thú nuôi nhận biết đến giờ ăn.
Trên thị trường có nhiều thương hiệu như Wopet, Petsafe, Xiaomi,... với giá thành dao động từ 300.000 đồng đến 4 triệu đồng/bộ, tùy nhu cầu của khách hàng.
Một trợ thủ đắc lực khác dành cho những ai nuôi thú cưng đó là nhà vệ sinh tự động.
Chiếc máy này sẽ dọn dẹp ngay sau khi thú nuôi đi vệ sinh. Chất thải được đổ vào hộc kín trong thân máy và có thông báo khi đầy.
Chủ nuôi chỉ cần loại bỏ túi chất thải, số lần tuỳ theo độ lớn của hộc đựng. Độ khử mùi phụ thuộc vào kết cấu máy, loại cát và thời gian lưu cát, chất thải trong máy.
Hiện nay, giá sản phẩm dao động từ 6 đến 18 triệu đồng, với nhiều thương hiệu như Meet, Petree, Pet JC, Catlink Scooper, Petkit Pura X, Litter-Robot…
Ngoài ra còn có đệm sưởi điện, máy cắt tỉa và hút lông..., cùng các sản phẩm đồ chơi, phụ kiện khác phục vụ đa dạng nhu cầu chăm sóc thú cưng của khách hàng.
Có thể thấy nhu cầu chăm sóc vật nuôi ở nước ta ngày càng lớn. Cùng với đó, nhiều dịch vụ thành cho thú cưng cũng đa dạng theo.
Người dùng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, thuận tiện hơn cho thú cưng.
Nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh tăng cao để hỗ trợ người nuôi giám sát cũng như tương tác với thú cưng.
Trong tương lai những doanh nghiệp có khả năng cung cấp sự tiện lợi, cá nhân hoá cho các sản phẩm và dịch vụ thú cưng sẽ phát triển mạnh.