Khởi nguồn của thời trang bền vững có thể kể đến là câu chuyện từng gây xôn xao một vài năm trước.

Người tiêu dùng Việt Nam hẳn đã quá quen thuộc với những chiếc túi xách được làm từ bao bì đựng thức ăn chăn nuôi với hình ảnh đặc trưng là con cò.

null

null
Không chỉ phổ biến tại Việt Nam, những chiếc túi đơn giản này còn cực kỳ được ưa chuộng tại Nhật Bản.

Những chiếc túi được tái chế từ bao bì đựng thức ăn chăn nuôi này là một trong những sản phẩm theo dòng Thời trang bền vững đầu tiên tại Việt Nam.

Cho đến hiện nay, khái niệm Thời trang bền vững đã trở nên phổ biến không chỉ với người tiêu dùng tại Việt Nam mà là cả toàn thế giới.

Xu hướng Thời trang bền vững ngày nay đã tạo ra một thiên đường sáng tạo của những ý tưởng mới lạ về việc sử dụng, tái chế các chất liệu khá xa lạ với ngành công nghiệp sản xuất thời trang trở thành những sản phẩm thời trang có chất lượng cao và thân thiện với môi trường.

Thời trang bền vững (Sustainable Fashion) và những sản phẩm thân thiện với môi trường

Thời trang bền vững là thời trang sử dụng các chất liệu an toàn và thân thiện với môi trường làm nguyên liệu sản xuất, thiết kế trang phục.

null

Chất liệu phổ biến của xu hướng thời trang này bao gồm: Chất liệu vải thiên nhiên (làm từ sợi tự nhiên có thể phân hủy), chất liệu vải hữu cơ (làm từ sợi tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), chất liệu thủ công (làm bằng tay như đan len, sợi...).

null
Những chất liệu thân thiện với môi trường là nguyên liệu chính của 1 sản phẩm thời trang bền vững.

Mục tiêu của thời trang bền vững là tạo ra một hệ thống có thể hỗ trợ cho những thuật ngữ như tác động của con người lên môi trường và trách nhiệm xã hội.

Đây được xem như xu hướng đối lập hoàn toàn với thời trang nhanh (Fast Fashion- là loại thời trang được sản xuất theo từng giai đoạn, thịnh hành trong thời gian ngắn với giá thành rẻ nhưng nhanh chóng trở nên lỗi thời) đang phổ biến hiện nay.

Theo thống kê từ Tổ chức phi lợi nhuận cam kết thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển bền vững Earth Pledge, hiện nay đang có khoảng 8.000 loại hóa chất được sử dụng trong việc sản xuất những nguyên liệu dệt may mặc và 25% lượng thuốc trừ sâu trên thế giới được sử dụng trong việc trồng bông phi hữu cơ.

Điều này không chỉ gây ra những thiệt hại cho con người và môi trường mà còn tạo ra 2/3 lượng khí thải của một sản phẩm may mặc sau khi được mua về.

null
Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới.

Đứng trước thực trạng trên và áp lực từ các tổ chức môi trường, những nhà thiết kế thời trang, các nhà mốt và các hãng thời trang đã dần chú ý hơn đến việc làm ra các sản phẩm thời trang hạn chế tác động xấu đến môi trường.

Cũng chính từ đây, các xu hướng thời trang như Thời trang bền vững hay Thời trang tái chế xuất hiện.

Cùng điểm qua các ý tưởng thời trang bền vững được tái tạo từ những nguyên liệu tưởng chừng như xa lạ nhưng lại cực kỳ quen thuộc trong đời sống hàng ngày đến từ những nhãn hàng nổi tiếng.

1. Crocs và cú lội ngược dòng: từ ý tưởng “dở hơi” đến hiện tượng thời trang toàn cầu

Thương hiệu Crocs đã trải qua hành trình đầy ngoạn mục trong suốt hai thập kỷ qua từ việc từng là thảm họa thời trang tưởng chừng như sắp phá sản đến sự hồi sinh bất ngờ của những đôi giày clog “dở hơi” đầy màu sắc này.

Kể từ khi những đôi giày này mới ra mắt thị trường thời trang, Crocs đã nhận làn sóng tranh cãi dữ dội về kiểu dáng kỳ lạ có phần xấu xí.

null

Crocs được thành lập bởi Lyndon “Duke” Hanson và George Boedecker Jr. ở Niwot, Colorado với mục đích sản phẩm ban đầu dành cho những người chèo thuyền.

Ra mắt tại Triển lãm Thuyền Fort Lauderdale năm 2002, đôi giày Crocs trở nên phổ biến dẫn đến doanh số bán hàng theo cấp số nhân.

Chẳng bao lâu sau, tin tức về đôi giày cực kỳ thoải mái và bền bỉ đã lan rộng giúp Crocs không còn là cái tên giày chỉ dành cho chèo thuyền.

Crocs trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho những ai có công việc phải di chuyển bằng chân nhiều.

Từ khi thành lập, Crocs đã bán chạy hơn 700 triệu đôi trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, vì thiết kế có phần kỳ lạ và chủ yếu tập trung vào tính năng thoải mái, sử dụng chất liệu nhựa chuyên dụng Croslite (chất liệu chiết xuất từ nhựa tế bào có chứa chất chống khuẩn và khử mùi, có thể tự động biến dạng để phù hợp với hình dạng của bàn chân ) nên nhiều người cho rằng nếu ai mang Crocs chỉ có thể là vì một trong hai lý do sau:

- Một sự lựa chọn bắt buộc vì phải làm công việc hoặc có một lối sống đòi hỏi phải đứng từ 8 đến 12 giờ một ngày;

- Là một người đẹp muốn chứng minh rằng mình có thể trông tuyệt vời trong bất kỳ thứ gì.

Đỉnh điểm là vào năm 2006, cộng đồng antifan những đôi giày này đã lập hẳn một website mang tên “IHateCrocs.com” nhằm bài trừ mẫu giày “xấu xí” này.

Victoria Beckham từng khẳng định “Tôi thà chết còn hơn là mang Crocs” trong một chia sẻ trên Instagram.

Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, thương hiệu Crocs đã có cú lội ngược dòng ấn tượng.

Từ đôi giày bị chê bai đến một “IT shoes” của năm 2020 và trong năm 2021, Crocs thậm chí còn có mặt tại giải thưởng âm nhạc Grammy lần thứ 93.

null
Golden Crocs diện bởi Questlove xuất hiện tại Grammy 2021.

Sau nhiều năm bị chế giễu và chê bai, Crocs đã trở lại ngoạn mục với khi chinh phục được Gen Z và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

null

Việc nhanh chóng áp dụng sức ảnh hưởng từ TikTok, sự hiểu biết sâu sắc về Gen Z cũng như những lần hợp tác hiệu quả với các Influencers đã dẫn đến doanh thu vượt ngoài mong đợi.

2. Levi’s và cotton tái chế

Nhập cuộc vào “ngành thời trang tái chế”, thương hiệu thời trang denim hàng đầu thế giới Levi’s.

null

Hãng này thay thế cotton bằng cotton tái chế khi sử dụng dung môi hòa tan sợi cotton thành cellulose, sau đó xoắn sợi mới, rồi dệt vải.

Đây là phương pháp hiệu quả và giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại như ô nhiễm môi trường, nguồn nguyên liệu mới chất lượng với sợi vải cứng cáp hơn.

3. Túi cao cấp được làm từ lốp xe của New Globe Traveller

New globe Traveller là thương hiệu thời trang đầu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế từ da và ruột của lốp xe để sản xuất những chiếc túi cao cấp.

null

Thay vì “bứt tóc tìm kiếm vật liệu quý để tạo ra những sản phẩm sang trọng, New Globe Traveller đã tìm kiếm và hợp tác với các nhà sản xuất da khác, sau đó họ thu mua và tái sử dụng.

4. Thời trang sành điệu hoàn toàn từ nguyên liệu tái chế từ Freitag

Nhìn vào những chiếc túi xách sành điệu của hãng thời trang Freitag – thương hiệu thời trang nổi bật của Thụy Sĩ này lại được làm từ những chất liệu cũ.

null
Freitag và chiến dịch “Swipe right” với sản phẩm túi từ nguyên liệu tái chế.

Từ những chất liệu tái chế như: tấm che vải dầu của xe tải, dây thắt an toàn của ô tô, và ruột của lốp xe đạp,… Freitag đã làm nên những chiếc túi da mang vẻ đẹp độc đáo.

5. Patagonia - Thương hiệu hàng đầu của xu hướng thời trang tái chế

Có thể nói, Patagonia là “thương hiệu thời trang tái chế” dẫn đầu trong việc theo đuổi và hiện thực hóa thời trang bền vững.

Hãng này đã sử dụng nhựa tái chế để sản xuất sợi dệt vải từ những năm 1993.

Đến thời điểm hiện tại, những sản phẩm dòng Recollection của thương hiệu này như áo khoác, áo jacket, quần shorts,… vẫn được làm bằng chất liệu tái chế từ chai nhựa.

null
Một áo khoác thuộc dòng Recollection được làm từ rác tái chế.

Một điều đáng được quan tâm ở thương hiệu này là những hoạt động tái chế thú vị và thiết thực.

Nếu người dùng sở hữu món đồ của Patagonia bị hỏng đến mức không thể sửa được, họ có thể mang chúng đến cửa hàng của Patagonia.

Những nhân viên của Patagonia sẽ sử dụng những đồ “cũ kỹ” này cho mục đích tái chế và tái tạo để giảm bớt rác thải môi trường.

6. Biến bã cà phê trở thành thời trang chất lượng của Couple TX

Couple TX là một thương hiệu thân thuộc với giới trẻ Việt Nam và được nhiều người yêu mến, thương hiệu này đã từng bước chuyển đổi chất liệu làm nên sản phẩm của mình.

Từ việc sử dụng chất liệu kém thân thiện với môi trường, Couple TX đã sử dụng những nguyên liệu tái chế bao gồm nhựa tái chế, bã cà phê.

Áo Polo được làm bởi chất liệu tái chế từ bã cà phê có khả năng kháng khuẩn, khử mùi và độ thấm hút tốt đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.

null
Áo Polo được làm từ bã cà phê tái chế.

Áo chống tia UV thường được làm từ nguyên liệu sợi Polyester được sản xuất theo một quy trình cầu phức tạp gây ra nhiều tác tại đến với môi trường.

Còn áo chống tia UV của Couple TX được làm từ sợi vải nhựa tái chế (recycled polyester) được lấy từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng.

null

Với sự đón nhận đông đảo từ người tiêu dùng cho các sản phẩm thời trang tái chế, có thể nói xu hướng Thời trang bền vững đang và sẽ là xu hướng thịnh hành trong tương lai khi những vấn đề về sức khỏe và bảo vệ môi trường vẫn đang rất được người mua hàng chú trọng.