“Giá trị thực” trong kinh doanh là gì ?
“Giá trị thực" trong kinh doanh không chỉ được thể hiện qua giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp mà còn là nhiều những giá trị vô hình khác mà doanh nghiệp phải luôn dày công xây đắp.
Giá trị doanh nghiệp ở đây không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh, mà còn là uy tín, sự minh bạch, chính trực, không gian dối hay lừa đảo.
Giá trị này là những gì mà khách hàng, đối tác thừa nhận, công nhận và cũng là định hướng, mục tiêu mà công ty theo đuổi.
Ngoài ra, giá trị này còn bao gồm giá trị về văn hóa, đạo đức, tinh thần của doanh nghiệp, nhân viên và là hình ảnh thương hiệu, là bộ mặt riêng cho công ty.
Nói cách khác, đây là một khái niệm được nhìn nhận về chiều sâu, có tính bền vững và lâu dài.
Nếu thông thường, giá trị của một doanh nghiệp và sản phẩm thường được lấy các giá trị thương mại như doanh thu, lợi nhuận ra làm thước đo.
Từ đó dẫn tới hàng loạt các giá trị ảo xuất hiện trên thị trường như: hàng kém chất lượng, lừa đảo, gian dối, nói quá sự thật,...
Thì giờ đây, giá trị thực đã ngày càng được khách hàng ưa chuộng, tin dùng hơn bởi sự bền vững luôn gắn liền với chất lượng và nhu cầu của khách hàng.
Giá trị sản phẩm không phải là các yếu tố như giá cả, giá thành mà nhằm hướng tới mục đích, lợi ích của hàng hóa hay dịch vụ đối với một người cụ thể.
Có thể nói thị trường là một nơi mà hàng triệu các dịch vụ và hàng hóa được trao đổi, giao dịch qua lại mỗi ngày.
Chúng có thể rất đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích cỡ thế nhưng khi được đem ra thị trường điều đầu tiên mà khách hàng quan tâm và là điều xuất hiện trong tâm trí của họ đầu tiên chính là:
“Giá trị thực của sản phẩm này là gì? Nó có những chức năng hay lợi ích gì đối với họ?”.
Làm thế nào để tăng “giá trị thực” trong kinh doanh? - Xu hướng trong thời đại bão hòa hiện nay
Trả lời cho các câu hỏi của khách hàng, doanh nghiệp cần đem lại một hình ảnh doanh nghiệp “sạch" và cả những sản phẩm thực sự hữu ích:
- Nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm thay vì là tính năng.
- Nên sử dụng những phương châm kinh doanh, tầm nhìn hay sứ mệnh như là một điểm bắt đầu để mô tả giá trị của sản phẩm.
- Thêm vào những nhu cầu của thị trường mục tiêu.
- Tạo sự khác biệt về giá trị thực của sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh.
Nói chung là, doanh nghiệp cần đặt vào vị trí của khách hàng, hiểu được nhu cầu và lợi ích để đáp ứng và ngày càng nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Cao hơn là những sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng là tinh thần phụng sự, cho đi, nghĩ cho người khác.
Xu hướng này ngày càng được các doanh nghiệp và khách hàng chú trọng trong thị trường doanh nghiệp làm ăn mất uy tín và lấy tiền bạc làm thước đo đầy rẫy như hiện nay.
Đặt “Giá trị thực” lên hàng đầu - Các doanh nghiệp tiêu biểu hiện nay
Nhiều doanh nghiệp đã đặt “Giá trị thực” lên hàng đầu từ các doanh nghiệp lớn tới nhỏ nổi bật như Nippon Paint Việt Nam, Nestlé, Koro, Luật A+.
Những doanh nghiệp lớn một khi đã có tên tuổi và hoạt động kinh doanh ổn định, mong muốn lan tỏa “giá trị thực” với sứ mệnh mang đến những giá trị lớn lao hơn cho xã hội, thực hiện trách nhiệm cộng đồng.
Các doanh nghiệp nhỏ khi mới xuất hiện trên thị trường thì việc theo đuổi “giá trị thực" sẽ tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh và niềm tin thương hiệu ngay từ đầu.
1. Nippon Paint Việt Nam - Nỗ lực "Việt Nam tươi đẹp“
Được thành lập năm 1881, tập đoàn Nippon Paint ngày nay đã trở thành một thương hiệu hàng đầu trên thế giới về Sơn và Sơn phủ.
Có mặt trên 16 quốc gia trên thế giới, Nippon Paint đã và đang là nhà tiên phong trong lĩnh vực khám phá công nghệ mới.
Khi đã có những thành công nhất định trên thị trường, Nippon Paint Việt Nam đang định hướng bản thân thành một doanh nghiệp “vì cộng đồng”, cụ thể: chăm sóc môi trường, giáo dục, công tác xã hội, hỗ trợ y tế, v.v.
Mang những gam màu sơn Nippon đi khắp mọi miền đất nước, góp phần làm mới cho những công trình, tô điểm và nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam.
2. Nescafe Plan - Nâng cao thu nhập của người nông dân
Không chỉ có Nippon Paint, Nestlé là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ.
Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm dành cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.
Ngoài thành công trong các sản phẩm chủ lực, Nestlé Việt Nam đang nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam, tiếp tục khẳng định cam kết thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ phát động và Tập đoàn Nestlé đề ra.
Doanh nghiệp này tiên phong hiện thực hóa hàng loạt sáng kiến cũng như hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành, phối hợp với các tổ chức chính phủ và đồng hành cùng các tổ chức bảo vệ môi trường trong “Tháng hành động vì môi trường”.
Vừa qua, áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh, Nestlé đã góp phần tạo ra một dự án mang lại chất lượng bền vững cho nông nghiệp Việt Nam.
Dự án Nescafe Plan vừa mang đến cơ hội tiếp cận đến những phương pháp canh tác hiện đại, vừa tăng thu nhập cho người nông dân trồng cà phê.
Xem thêm: Nescafe Plan tiên phong xây dựng nền nông nghiệp tái sinh
3. Nước từ trường Koro - Luôn cung cấp giá trị thực cho khách hàng
Đối với các “giá trị thực" của các doanh nghiệp nhỏ hơn, đây còn là lợi thế cạnh tranh từ những bước ban đầu.
Tâm nguyện của Koro là mang đến sức khoẻ về thể chất và tinh thần cho con người nói chung, và mỗi người dân Việt Nam nói riêng.
Như CEO Nguyễn Thị Minh Đăng cho biết, doanh nghiệp của bà quan trọng nhất là tạo ra giá trị cho khách hàng chứ không phải doanh thu hay lợi nhuận trước mắt.
Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng và mong muốn tạo ra một sản phẩm hữu ích, Koro đã mang đến sản phẩm nước từ trường.
Đây là một sản phẩm sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống thể chất và tinh thần của người tiêu dùng.
Không những thiên về sản phẩm sức khỏe, Koro còn mang lại các giá trị hữu ích cho xã hội.
Trong mùa COVID-19 vừa qua, Koro còn tiên phong trong hoạt động tặng nước cho nhau, cứ mỗi khi ai đó bị COVID-19 hoặc đi tiêm Vacxin thì ngay lập tức sẽ được gửi tặng 2 lít nước 5 lít nước mỗi ngày.
Tổng cộng đến nay phong trào này đã gửi tặng được hơn 100.000 lít nước, mang lại lợi ích cho cộng đồng, lan tỏa “giá trị thực" của cả sản phẩm và trách nhiệm cộng đồng.
Với phương châm hoạt động cốt lõi là cung cấp giá trị thực, vì lợi ích khách hàng và trách nhiệm với từng sản phẩm, Koro đã ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Xem thêm: Nguyễn Thị Minh Đăng - CEO Koro: Doanh nghiệp cần cung cấp giá trị thực cho khách hàng
4. Luật A+ - Nguyễn Duy Anh với mong muốn mang dịch vụ tư vấn “năm sao" đến mọi người
Ăn thực phẩm sạch để giải quyết cơn đói của cơ thể thì chắc chắn sẽ có cơ thể khỏe mạnh.
Sử dụng dịch vụ luật sư tốt, trong sạch cho vấn đề pháp lý gặp phải thì chắc chắn sẽ có được một cơ thể pháp lý khỏe mạnh, kết quả nhận được bền vững.
Với dịch vụ luật, không phải người nghèo thì phải hưởng chất lượng dịch vụ kém hơn, đó là gian dối.
Vậy nên, nhu cầu về một dịch vụ tư vấn luật “năm sao” cho người nghèo là một điều cực kỳ quan trọng.
Hiểu được điều đó, Nguyễn Duy Anh với hơn 11 năm hết mình với nghề, đã thành lập dự án “Luật A+” với mong muốn mang lại dịch vụ tư vấn luật chất lượng 'năm sao' với giá cả ‘bình dân’ cho mọi người.
Luật sư Nguyễn Duy Anh nhấn mạnh:
“Luật A+ sẵn sàng phục vụ cả những khách hàng đặc biệt khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá cả không liên quan đến chất lượng. Khách hàng không cần phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.”
Các lĩnh vực hoạt động chính của dự án này phải kể đến:
- Dịch vụ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp;
- Giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài;
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;
- Đại diện ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính và luật sư riêng cho gia đình.
Tất cả những dịch vụ này đều được “Luật A+” cam kết các giá trị về kết quả bền vững, sự tử tế, chuyên môn vững, đặc biệt là khách hàng “0 đồng”.
Tính đến nay, đội ngũ luật sư của “Luật A+” do Duy Anh sáng lập đã thực hiện hơn 20.000 vụ, giúp đỡ hơn 5.000 khách hàng.
“Làm việc vì xã hội thì xã hội sẽ ủng hộ. Mình cứ cần mẫn, kiên nhẫn ngày qua ngày, tận hiến cho khách hàng và cho xã hội”, anh tâm sự.
Lời kết
Trong tình trạng bão hòa các dịch vụ, sản phẩm như hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng đến “giá trị thực" trong kinh doanh.
Từ đó, các doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm hữu ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như dễ dàng lan tỏa được ý nghĩa và giá trị của thương hiệu.