Triển vọng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, tuy nhiên thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô ngành thương mại điện tử hiện đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Với mức tăng trưởng cao trong nền kinh tế, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Các con số thống kê và dự báo từ năm 2019 đến 2024 cho thấy thương mại điện tử xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Trong đó, tổng doanh số bán lẻ tăng bình quân hàng năm tăng 3,8%; tăng trưởng doanh số bán lẻ qua thương mại điện tử tăng 15%; tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng doanh số bán lẻ tăng 23,4%.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân đã dần quen với các hoạt động mua sắm trên Internet.
Nếu như trước đây hình thức thương mại truyền thống buộc người mua và người bán phải có một địa điểm "tập kết" để trao đổi thông tin và sản phẩm thì thương mại điện tử chỉ cần những cú click chuột để chọn mua, xác nhận và thanh toán đơn hàng là đã xong quá trình mua bán.
Điều này giúp giảm công sức và nhân lực, tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên, đó cũng là yếu tố khiến thương mại điện tử ngày càng có nhiều tiềm năng để khai thác nhờ vào những đặc điểm tiện ích của mình.
Tiki cũng là một ví dụ điển hình cho một “kỳ lân” thương mại điện tử, Tiki được thành lập năm 2010, trang thương mại điện tử này đã nổi lên trở thành một trong những sàn thương mại điện tử "cây nhà lá vườn" lớn nhất Việt Nam, với quy mô nhân sự khoảng 4.000 người.
Tiki đang thu hút tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng của Việt Nam, vốn đang chuyển sang thương mại trực tuyến, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch khi dịch vụ giao hàng thực phẩm tươi sống của Tiki mở rộng nhanh chóng, Tiki dự kiến tăng trưởng doanh thu từ 40% - 50% trong vài năm tới.
Theo Bloomberg, Tiki của Việt Nam đã huy động được 258 triệu USD trong vòng gọi vốn do AIA Insurance dẫn đầu khi startup thương mại điện tử muốn mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ.
Chuyển đổi số: Động lực chính thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm, khiến ngay cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc mua sắm trực tuyến.
Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora…
Khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ chỉ với một cú nhấp chuột hoặc những thao tác đơn giản trên thiết bị di động thông minh và điều quan trọng là với mức giá rất phải chăng.
Một điểm nổi bật trong giai đoạn thương mại điện tử bùng nổ là các doanh nghiệp trong ngành đã trở nên năng động hơn trong việc ứng dụng công nghệ.
Các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức, hoạt động kinh doanh của mình và đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng.
Quan trọng hơn, với sự thay đổi nhanh hướng về chuyển đổi số của doanh nghiệp thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, có thể nhận định thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tiến bước vững chắc và duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững cho cả giai đoạn 2016 – 2025.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp nhận thức và thúc đẩy chuyển đổi số thông qua việc ứng dụng các công nghệ tương lai.
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp rất loay hoay không biết mình cần phải đầu tư các công cụ, công nghệ nào trong hoạt động kinh doanh và nếu có thì cũng khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Sự lên ngôi của startup công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử
Đây là một cơ hội rất lớn cho các startup kinh doanh thương mại điện tử. Nhưng bên cạnh đó, thị trường cũng đặt ra những kỳ vọng về doanh thu rất lớn cho ngành.
Sở dĩ có điều đó, là do thị trường thương mại điện tử sau nhiều năm thành công đã ngày càng bớt non trẻ, hoàn thiện đáng kể việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất khuyến mãi ảo, tăng chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng và dịch vụ giao, nhận hàng.
Tiềm năng lớn, sức hút mạnh của ngành đã tác động tới các nhà đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện tử, sự cạnh tranh trong thị trường cũng vì thế mà càng khốc liệt hơn, vì vậy, những rủi ro, thất bại, thua lỗ cả tỷ đồng là điều không tránh khỏi.
Trên thị trường khởi nghiệp Việt Nam đã từng chứng kiến rất nhiều trang thương mại điện tử phải đóng của sau một khoảng thời gian ngắn hoạt động, chủ yếu là họ đã dồn quá nhiều nguồn lực lúc ban đầu mà không thu lại được nhiều lợi nhuận sau quá trình kinh doanh.
Có thể kể đến như, năm 2015 hàng loạt doanh nghiệp thương mại điện tử phải từ bỏ thị trường như: Beyeu.vn, Deca.vn, Cucre.vn…
Mặc dù là những doanh nghiệp có tên tuổi nhưng tất cả lại không thể chịu được áp lực cạnh tranh quá lớn.
Lý do chung nhất là tất cả sàn thương mại điện tử này đều "đốt quá nhiều tiền" và đòi hỏi doanh nghiệp phải có sức bền để chấp nhận các khoản lỗ ban đầu.
Vào cuối năm 2016, trang website đình đám một thời Lingo.vn đã phải chia tay với thị trường với khoản lỗ lên tới 150 tỷ đồng.
Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận không ít trang mua bán trực tuyến.
Website thua lỗ quá nhiều đã phải nhượng lại cho đối thủ. Điển hình như Lazada tại Đông Nam Á đã bán lại hầu hết cổ phần cho hãng Alibaba của Trung Quốc với giá 1 tỷ USD.
Tháng 4/2016, Lazada nhận vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD, cùng năm này, Shopee chập chững gia nhập thị trường Việt Nam. Trong khi đó, tháng 10 cùng năm, Lotte chính thức ra mắt website, đánh dấu sự tham gia vào sân chơi thương mại điện tử.
Tất cả tên tuổi này đều là những ông lớn có tiếng trong lĩnh vực bán lẻ và sở hữu tiềm năng tài chính khủng, chung tham vọng cạnh tranh vị trí số một tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Sân chơi thương mại điện tử phát triển lớn mạnh cũng tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như thanh toán di động, mua bán online, trợ lý ảo, quản lý vận hành, kho vận, logistics…
Tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp trẻ chọn cách đồng hành thay vì đối đầu, đưa ra các chiến lược hợp lý.
Suốt thời gian qua các doanh nghiệp Việt vẫn luôn khao khát khẳng định tầm vóc, giành lại thị phần từ các ông lớn nước ngoài, tuy nhiên, bài toán đương đầu cạnh tranh hay chọn hướng đi ngách vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Doanh nghiệp nhỏ và nhà bán lẻ tìm đường phát triển công nghệ số
Đa số các chuyên gia kinh tế nhận định rằng Việt Nam cần chuyển dịch sang nền kinh tế số để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó thương mại điện tử không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thường đưa ra lời khuyên mang tính chất chung chung, phổ quát về các công cụ mà họ muốn sử dụng, tạo ra quy trình hợp lý cho họ chứ không thực sự hướng đến các nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành.
Ngược lại, đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, mặc dù luôn có nhu cầu rất lớn trong việc chuyển đổi số và sẵn sàng đầu tư lớn cho việc ứng dụng công nghệ nhưng họ lại phải chịu áp lực lớn về “cơm áo gạo tiền”'.
Hầu như các nhà bán luôn phải chạy theo kênh tiếp thị, theo các chỉ tiêu doanh số mà không có thời gian để nghiên cứu chính xác các công cụ, công nghệ và tài nguyên mà họ cần, chưa nói tới việc tìm chúng ở đâu.
Một nghịch lý khác là bản thân các công ty công nghệ nói chung và trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng thường hạn chế trong khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm so với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, kiến thức và sự hiểu biết, kinh nghiệm sâu sắc toàn diện về lĩnh vực công nghệ là rào cản chung khiến cho quá trình tiếp thị và tiếp cận của các công ty cũng gặp nhiều khó khăn.
Hiểu được khó khăn khi tìm kiếm những công nghệ phù hợp của rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và nhà bán lẻ, Vietnam MarTech đã công bố Báo cáo toàn cảnh các công cụ, công nghệ tốt nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử (Ecommerce Technology Landscape 2022 for Vietnam Ecommerce Merchants).
Mục đích của báo cáo là cung cấp các dữ liệu đa dạng và phân loại khoa học, trở thành một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các chủ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Từ báo cáo này, các chủ doanh nghiệp có thể nghiên cứu, khám phá và đầu tư ứng dụng các công cụ, dịch vụ công nghệ phù hợp để tối ưu hoạt động, nâng cao năng suất, phát triển doanh nghiệp, tăng tốc và bứt phá trong thời đại kinh tế số như hiện nay.
Đội ngũ chuyên gia của dự án này đều là các chuyên gia nổi bật trong ngành MarTech, tiêu biểu như: Mr. Tình Nguyễn (Đồng sáng lập LadiPage Việt Nam, Nhà sáng lập và điều hành Vietnam MarTech), Mr. Đinh Lê Đạt (Đồng sáng lập của ANTSOMI), Mr. Jack Nguyễn (Regional Managing Director SEA của Insider) cùng với đội ngũ chuyên gia đến từ các đơn vị LadiPage, ANTSOMI, BambuUP.
Với những dữ liệu đầy đủ về các công ty trong lĩnh vực công nghệ thì báo cáo cũng sẽ là nguồn thông tin thúc đẩy và mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước giữa các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thông tin về báo cáo
Báo cáo được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh công nghệ, tiếp thị, các tổ chức kết nối khởi nghiệp bao gồm:
Đơn vị khởi xướng: Vietnam MarTech (Quản lý bởi Công ty Cổ phần Asia MarTech), đơn vị hỗ trợ thực hiện:
LadiPage Việt Nam (nền tảng tạo Landing Page), BambuUP (nền tảng mở về đổi mới sáng tạo), ANTSOMI (công nghệ marketing ứng dụng trí tuệ nhân tạo), được tài trợ bởi: Nobi.Pro, SMIT, Atosa.Asia và Haravan.
Đội ngũ chuyên gia của dự án đều là các chuyên gia nổi bật trong ngành MarTech, tiêu biểu như:
Mr. Tình Nguyễn (Đồng sáng lập LadiPage Việt Nam, Nhà sáng lập và điều hành Vietnam MarTech), Mr. Đinh Lê Đạt (Đồng sáng lập của ANTSOMI), Mr. Jack Nguyễn (Regional Managing Director SEA của Insider) cùng với đội ngũ chuyên gia đến từ các đơn vị LadiPage, ANTSOMI, BambuUP.
Các chuyên gia đã cùng nhau nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp và xây dựng Báo cáo toàn cảnh các công cụ, công nghệ tốt nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử - Ecommerce Technology Landscape 2022 for Vietnam Ecommerce Merchants.
Đăng ký để được nhận bản báo cáo đầy đủ
Tải về bản báo cáo đầy đủ tại:
http://ldp.to/ecommerce-landscape
Doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể đăng ký listing cho phiên bản tiếp theo:
http://ldp.to/ecommerce-landscape-submit