TikTok vừa ra mắt chương trình Follow Me - một chương trình toàn cầu được triển khai trên đa kênh để hỗ trợ các doanh nghiệp SME ở Châu Á.

"Hiện nay, người đứng đầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ giám đốc điều hành đến trưởng phòng marketing đang phải đảm đương nhiều trách nhiệm.

Follow Me sẽ mang đến những kiến thức và hiểu biết cần thiết để các doanh nghiệp SME sử dụng TikTok một cách hiệu quả, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của họ", bà Esme Lean - Giám đốc bộ phận Doanh nghiệp vừa và nhỏ, TikTok khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết.

Thông qua Follow Me, các thương hiệu có thể tích hợp các định dạng đa dạng và sáng tạo vào chiến lược tiếp thị của họ nhằm thu hút, kết nối và tương tác với tệp khách hàng mục tiêu lớn có sẵn trên nền tảng TikTok.

Tiềm năng thương mại điện tử sau đại dịch

Đại dịch đã thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.

Đại dịch đã khiến sàn thương mại điện tử trở thành người bạn đồng hành thân thiết, kênh mua sắm thuận tiện và an toàn cho người dùng, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội.

null
Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam giai đoạn 2017-2025.

Theo báo cáo SYNC Đông Nam Á 2021 của Facebook và Bain & Company, tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng đã được tiếp cận kỹ thuật số.

Điều đó đồng nghĩa với việc cả nước sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021.

Việt Nam cũng được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026.

Trong năm 2021, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50%.

Số gian hàng online tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020.

TikTok rõ ràng nhìn thấy cơ hội này và đang tận dụng triệt để xu hướng mua sắm mới thông qua các video giải trí trên nền tảng của mình để tham gia vào cuộc chơi thương mại điện tử đầy hấp dẫn.

Tiềm năng nhóm doanh nghiệp SME

Đối tượng họ nhắm đến chính là các doanh nghiệp SME - nhóm doanh nghiệp chiếm quy mô đa số trên thị trường Việt Nam.

null
Mới đây, TikTok đã ký kết hợp tác chiến lược với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) để cùng hỗ trợ doanh nghiệp SME tại Việt Nam.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, năm 2021, trong tổng số 800 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong nước, có tới 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Nhóm này chiếm 97% đóng góp GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động.

Cộng đồng SME Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội.

SME cũng là nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19 và đang có nhu cầu mở rộng kênh bán hàng thông qua các xu hướng tiêu dùng mới.

Đại dịch kéo dài suốt hai năm qua đã khiến nhiều SME đình trệ hoạt động, thậm chí phải đóng cửa.

Đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu nhưng khu vực kinh tế Đông Nam Á lại cho thấy triển vọng phục hồi tốt với đà tăng trưởng sôi động.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong khu vực nói riêng và ở Việt Nam nói chung đã triển khai kế hoạch để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển trở lại.

Tận dụng sức mạnh công nghệ

Với hơn một nửa dân số Đông Nam Á có độ tuổi dưới 30, việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ để thu hút người tiêu dùng trẻ sẽ giúp các doanh nghiệp SME phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn.

Công nghệ cho phép doanh nghiệp kết nối với các bước trong quá trình ra quyết định của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp SME đang tận dụng hình thức livestream mua sắm phổ biến trên toàn cầu để tương tác trực tiếp với người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.

Ngoài ra, họ cũng có thể xem xét việc sử dụng công nghệ nhằm tương tác một cách sáng tạo với người tiêu dùng thông qua kết hợp giữa mua sắm và giải trí (shoppertainment).

Chiến lược Marketing này được kỳ vọng sẽ định hình lại hành trình mua sắm của người tiêu dùng.

Duy trì tính chân thực của nội dung

Hơn 72% người tiêu dùng toàn cầu tin rằng những bài review từ góc nhìn của những khách hàng như họ sẽ đáng tin cậy hơn thông tin mà thương hiệu tự chia sẻ.

Nói cách khác, các doanh nghiệp SME cần cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng với các nội dung phù hợp trên nền tảng số.

Ví dụ như xem trước sản phẩm đang được sản xuất, trải nghiệm sản phẩm, cho phép người dùng đăng tải nội dung review sản phẩm hay thậm chí là các cảnh quay hậu trường nhằm gia tăng mức độ gắn kết giữa hai bên.

null
Nội dung review sản phẩm tạo cảm giác chân thật cho người xem.

Việc tiếp cận một cách cởi mở, chân thực hay hài hước để tạo ra nội dung liên quan đến sản phẩm và dịch vụ trên các các nền tảng nội dung trực tuyến sẽ mang lại thành công cho các doanh nghiệp SME trong việc thu hút người tiêu dùng.

Làm thương mại cần biết “bắt trend”

Để tạo ra trải nghiệm vui vẻ, giải trí và chân thực, các nhãn hàng cần bám sát những xu hướng tiêu dùng mới nhất.

Nghiên cứu gần đây do Flamingo thực hiện cho thấy, 61% người dùng TikTok yêu thích thương hiệu hơn khi họ biết "bắt trend", chẳng hạn như tham gia vào các Hashtag Challenge, hay hòa giọng cùng những bài hát bắt tai.

Bằng cách này, doanh nghiệp có cơ hội tương tác với tập khách hàng mới, đồng thời mang đến trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng.