M.K.S.A là một mô hình đánh giá năng lực cá nhân phổ biến nhất trên thế giới, được viết tắt của Mindset - Knowledge - Skill - Attitude.

Mô hình M.K.S.A được ứng dụng nhiều trong quản trị nhân sự để đào tạo và phát triển năng lực cá nhân.

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất là mô hình M.K.S.A là gì và tầm quan trọng của nó.

Ý nghĩa của từng yếu tố

Yếu tố M - Mindset

Mindset là niềm tin định hướng cách chúng ta xử lý và đối mặt các tình huống trong cuộc sống.

Mindset cũng được hiểu là mô thức tư duy, cách chúng ta nhìn nhận về bản thân và thế giới.

Nhiều người còn hay định nghĩa mindset là thế giới quan (outlook in life) hoặc mentality (tâm tính).

Mindset là gì?

Yếu tố K - Knowledge (Kiến thức)

Knowledge (Kiến thức) là thuộc về năng lực tư duy, sự hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua nhiều quá trình như giáo dục, rèn luyện, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng.

Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…

Kiến thức được tích lũy qua nhiều quá trình.

Yếu tố S - Skill (Kỹ năng)

Skill (Kỹ năng) là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.

Kỹ năng mềm là công cụ quan trọng để chúng ta có thể xử lý mọi công việc, nhiệm vụ một cách linh hoạt.

Thông qua các kỹ năng mềm, chúng ta thể hiện được năng lực, kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, từ đó chạm đến thành công dễ dàng hơn.

Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị rủi ro,…

Kỹ năng mềm cũng là quá trình tích lũy, rèn luyện lâu dài.

Yếu tố A - Attitude (Thái độ)

Attitude (Phẩm chất/Thái độ) thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc.

Thái độ, tinh thần và tâm thế học tập mang tính quyết định đến hiệu quả của quá trình học cũng như làm việc.

Thái độ là tấm vé dẫn đến sự thành công.

Hơn nữa, khi sở hữu một thái độ, tinh thần nhiệt huyết thì chúng ta mới có đủ sức mạnh để chinh phục những mục tiêu mà mình đã đặt ra.

“Attitude is the key to success” - Thái độ quyết định thành công của bạn.

Ví dụ về mô hình M.K.S.A

Ví dụ đơn giản dành cho vị trí copywriter là:

Mindset - Năng lực sáng tạo và tư duy đổi mới

Knowledge - Trình độ ngôn ngữ

Skill - Kỹ năng tư duy chiến lược & Kỹ năng làm việc nhóm

Attitude - Thái độ trách nhiệm đối với công việc

Vai trò của mô hình M.K.S.A trong doanh nghiệp

Các mô hình đánh giá năng lực rất quan trọng đối với hiệu suất của công ty.

Các chuyên gia về nhân sự cũng nhận định: Thành công trong công tác quản trị nguồn nhân lực là do các tổ chức có mô hình đánh giá năng lực được xác định rõ ràng.

Như vậy, muốn quản lý doanh nghiệp hiệu quả bạn cần nắm rõ tầm quan trọng của M.K.S.A là gì và cách áp dụng nó trong quản lý nhân sự.

1. Mô hình MKSA trong tuyển dụng và sàng lọc ứng viên.

Sàng lọc CV sẽ là vấn đề đầu tiên M.K.S.A có thể giúp bạn.

Sàng lọc ứng viên một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ngắn được thời gian và quy trình phỏng vấn ở các vòng sau mà lại không bỏ sót các ứng viên có phẩm chất đáp ứng được công việc dù CV đơn giản.

Mô hình M.K.S.A sẽ có một số kiến thức, kỹ năng, thái độ được coi là bắt buộc trong việc tuyển dụng.

2. Mô hình M.K.S.A giúp đánh giá ứng viên khi phỏng vấn.

Nếu đã có mô hình M.K.S.A để lọc CV ứng viên, hãy tận dụng nó để làm công cụ đánh giá trong phỏng vấn.


Áp dụng mô hình M.K.S.A vào phỏng vấn nhân sự.

Trong quy trình này, hãy làm rõ việc biểu hiện hành vi và mức độ đạt điểm của từng kiến thức/kỹ năng/thái độ trong khung năng lực từng vị trí.

Quy trình đánh giá giúp chuẩn hóa việc tuyển dụng của doanh nghiệp đặc biệt những doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế.

3. Mô hình M.K.S.A giúp đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp.

Đánh giá nhân viên là bước không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Bạn cũng có thể tái sử dụng mô hình M.K.S.A cho buổi phỏng vấn để chấm điểm lại cho nhân viên và xem cách họ thay đổi để đáp ứng trong công việc.

Một số doanh nghiệp dùng mô hình M.K.S.A như “xương sống” cho thang bậc lương của nhân viên.

Nhân viên càng đạt điểm cao khi đánh giá bằng khung năng lực thì càng có mức lương và lộ trình phát triển tốt hơn.

Đánh giá năng lực của nhân viên.

4. Mô hình M.K.S.A giúp xây dựng lộ trình Onboarding và đào tạo nội bộ.

Mô hình M.K.S.A chính là những năng lực tiêu biểu mà bộ phận tuyển dụng mong chờ từ nhân sự trong doanh nghiệp.


Đào tạo nội bộ doanh nghiệp.

Để giúp bất kỳ nhân viên mới nào cũng nắm được yêu cầu công việc, sẽ rất phù hợp khi bạn dùng luôn những kiến thức/kỹ năng/thái độ đó làm nội dung giáo án để onboarding nhân viên mới.

Quy trình đào tạo nhân sự nội bộ cũng cần có mục đích cụ thể, giúp nhân viên có thể tiến gần hơn với hình mẫu nhân viên lý tưởng được đặt ra từ mô hình M.K.S.A.

Kết luận

Trên thực tế, việc áp dụng mô hình M.K.S.A vào quản trị sẽ giúp doanh nghiệp có thể chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và mang lại hiệu quả cao hơn.

Để hoàn toàn có thể hiểu và áp dụng mô hình M.K.S.A đúng cách, các nhà tuyển dụng cần liên tục tìm hiểu và thay đổi tư duy mới mẻ của mình.