Khảo sát của ManpowerGroup Việt Nam được thực hiện theo phương thức trực tuyến với 442 đại diện doanh nghiệp thuộc 16 ngành nghề khác nhau trên toàn quốc. Khoảng 18% doanh nghiệp tham gia khảo sát đến từ các tập đoàn lớn với con số nhân viên lên đến hơn 250 người.

Người tham gia khảo sát bao gồm các giám đốc nhân sự, giám đốc và chuyên viên thu hút nhân tài từ nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất & shế biến chế tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, vận tải và hậu cần, hàng không, dịch vụ lưu trú và nhà hàng… 

null Các doanh nghiệp được khảo sát cho biết xu hướng tuyển dụng trong nửa đầu năm 2021 được dự đoán sẽ tăng cao hơn so với hai quý cuối năm ngoái.


Theo báo cáo, các doanh nghiệp được khảo sát cho biết xu hướng tuyển dụng trong nửa đầu năm 2021 được dự đoán sẽ tăng cao hơn so với hai quý cuối năm ngoái.

Kết quả khảo sát cho thấy 56% doanh nghiệp có ý định gia tăng hoạt động tuyển dụng, và 37,3% cho biết vẫn duy trì số lượng nhân viên hiện tại. Chỉ có 6,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ giảm tuyển dụng.

Việt Nam là một trong số những nền kinh tế lớn ở ASEAN có mức tăng trưởng dương với mức tăng GDP năm 2020 là 2,9% trong bối cảnh đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.

Trong đó, riêng ngành Sản xuất & Chế biến Chế tạo có chiều hướng tăng trưởng mạnh mẽ lâu dài, đóng góp 1,25 điểm phần trăm tăng trưởng của kinh tế trong nước, và cũng là ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh.

Tương tự như vậy, lĩnh vực Xây dựng trở lại mạnh mẽ nhờ vào triển vọng tăng trưởng kinh tế, chiếm 19% trong số những doanh nghiệp kỳ vọng tuyển dụng phục hồi trong 3 – 6 tháng tới.

"Việt Nam đang có lợi thế thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực do sở hữu lực lượng lao động trẻ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp".

- bà Lê Thị Kim, Giám đốc dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động miền Bắc của ManpowerGroup Việt Nam nhận định.

null Kinh tế Việt Nam hiện còn "khát" nhân sự kỹ năng số như phân tích kinh doanh, chuyển đổi số, an ninh mạng, fintech, kỹ sư phần mềm,...


Không chỉ tăng nhu cầu cung ứng nhân công từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất & chế biến chế tạo như lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, đóng gói, nhà xưởng và vận tải…, kinh tế Việt Nam hiện còn "khát" nhân sự kỹ năng số như phân tích kinh doanh, chuyển đổi số, an ninh mạng, fintech, kỹ sư phần mềm,...

Với viễn cảnh tích cực trong thời gian tới, 31% nhà tuyển dụng lựa chọn dịch vụ tìm kiếm nhân sự cấp cao và vị trí cố định từ các nhà cung cấp giải pháp nhân lực. Tiếp theo đó, gần 30% doanh nghiệp chọn dịch vụ khoán việc (outsourcing), gần 13% chọn dịch vụ tính lương (payroll).

Tuy nhiên, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng vào cuối tháng 1 vừa qua cũng như những tác động phức tạp của dịch bệnh lên tình hình kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự kiến sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.

Khoảng 36,4% nhà tuyển dụng được khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ bị ảnh hưởng phần nào bởi đại dịch.

Theo Doanh nhân & Pháp luật