Hàng năm, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu Brand Finance đưa 5.000 thương hiệu lớn nhất vào thử nghiệm và xuất bản gần 100 báo cáo.

Trên bảng báo cáo sẽ là bảng xếp hạng các thương hiệu trên tất cả các lĩnh vực và quốc gia của những thương hiệu hàng đầu được lựa chọn.

Thương hiệu quốc gia được hiểu như thế nào?

Thương hiệu quốc gia là thương hiệu gán chung cho các sản phẩm, hàng hoá của một quốc gia nào đó.

Mỗi quốc gia đều có thế mạnh dẫn đầu về một lĩnh vực cụ thể.

Đó là những thương hiệu trở thành niềm tự hào quốc gia và được cả thế giới biết đến.

Chẳng hạn, nước Mỹ nổi tiếng với các ngành công nghiệp giải trí, công nghệ thông tin, công nghiệp sáng tạo với những thương hiệu hàng đầu thế giới như Hollywood, Microsoft, IBM, Apple, Google…

Thụy Sỹ dẫn đầu thế giới về đồng hồ với các thương hiệu Rolex, Longin, Omega…

Nước Đức chinh phục thế giới về công nghiệp chế tạo ô tô với các thương hiệu BMW, Mercedes…

Hay Việt Nam, dù là một đất nước nhỏ bé nhưng được cả Thế Giới biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Như vậy, nói đến thương hiệu quốc gia là nói đến uy tín và thương hiệu ở tầm quốc tế, không phải một thương hiệu sản phẩm nổi tiếng ở tầm quốc gia

Đưa ra ví dụ cụ thể, giáo sư David Reibstein - Đại học Pennsylvania, đại học hàng đầu thế giới cho biết.

Nếu chọn sản phẩm đồ gia dụng, đa số người dân trên thế giới sẽ chọn hàng của Đức, cho dù đắt hơn.
Tương tự, mọi người có xu hướng sẽ mua rượu của Pháp, đồng hồ Thụy Sĩ, giày Italy…so với sản phẩm tương tự từ quốc gia khác.

Các tiêu chí để đánh giá thương hiệu quốc gia

Bảng xếp hạng thương hiệu “Những quốc gia tốt nhất trên thế giới” của vị giáo sư David Reibstein khởi xướng từ năm 2016 và được duy trì hàng năm với 78 tiêu chí, chia thành 10 nhóm.

Các tiêu chí gồm:

   1. Sự nhạy bén - Năng động và dễ thích nghi

Không phải chỉ có kiến thức và kinh nghiệm mà nhạy bén trong kinh doanh cũng là chìa khóa để giúp gặt hái được nhiều thành công của một thương hiệu.

Nhạy bén là khả năng nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh đối với những cơ hội mới, thay đổi mới của thị trường.

Kết hợp cùng với các yếu tố bên trong như tầm nhìn của tổ chức, năng lực đội ngũ, tài lực, vật lực,...

Và các yếu tố bên ngoài như độ lớn thị trường, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình chính trị,...

Để từ đó đưa ra những chiến lược và sản phẩm kinh doanh phù hợp.

Thực tế cho thấy, càng thấu hiểu và nhạy bén với thị trường bao nhiêu, các thương hiệu càng dễ đón đầu và tạo ra dấu ấn riêng trong sản phẩm và dịch vụ của mình.

Không chỉ dừng lại ở việc tìm khoảng trống để thâm nhập vào thị trường, ngày nay nhiều cơ sở kinh doanh đã chủ động “kiến tạo” ra những ra nhu cầu mới cho người tiêu dùng.

Có thể kể đến như phân phối sữa ngoại, kinh doanh cây cảnh mini, kinh doanh quần áo - phụ kiện làm đẹp cho thú cưng, xu hướng thời trang từ người nổi tiếng,...

Chủ động cập nhật và nghe ngóng thị trường, nhất là trong bối cảnh thị trường thay đổi liên tục.

Để đưa ra chiến lược phù hợp sẽ quyết định nhiều đến sự thành công của hoạt động kinh doanh.

Một ví dụ thực tế, khi tỷ lệ sử dụng mạng xã hội tăng chóng mặt, thay vì bán hàng truyền thống, rất nhiều người thực hiện kinh doanh qua mạng xã hội.

Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng trên nhiều phương tiện đa dạng và trực tiếp hơn, dễ dàng thu thập thông tin và thấu hiểu hành vi của khách hàng.

Bằng cách này, công việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn so với trước đây

null
Nhạy bén với sự thay đổi thị trường có thể giúp doanh nghiệp đạt thành công ngoài mong đợi.

   2. Tinh thần khởi sự kinh doanh - Đổi mới sáng tạo giúp gia tăng giá trị thương hiệu

Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý,...

Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.

Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo còn bao hàm chính sách và chiến lược công nghệ.

Việc đánh giá hiệu quả đổi mới sáng tạo được dựa trên các chỉ số đổi mới sáng tạo (Global Innovation Index - GII).

Các chỉ số này tập trung vào ba nhóm chỉ số, bao gồm: GII tổng thể, GII đầu vào và GII đầu ra của đổi mới.

Nhìn vào cục diện phát triển kinh tế trên Thế Giới hiện nay, các quốc gia phát triển như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Mỹ, Anh, Singapore, Phần Lan, Đức,...

Đều là những nền kinh tế đứng đầu về các chỉ số đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó là sự ảnh hưởng từ các doanh nghiệp công nghệ của các quốc gia phát triển.

Có thể kể đến là Amazon, Google, Meta, Apple, Walmart, Huawei, Wechat, Toyota, Samsung, Mercedes-Benz, Volkswagen, Saudi Aramco, Shell,..

Đây đều là những thương hiệu có giá trị thương hiệu, ứng dụng các công nghệ cao cùng tốc độ phát triển nhanh chóng và ngày càng mở rộng.

Và chi phối không chỉ nền kinh tế quốc gia, mà còn trên toàn Thế Giới.

Khi nhắc đến tên các thương hiệu trên, người đã có thể biết được thương hiệu này đến từ quốc gia nào.

Đó là sự thành công mà các thương hiệu trên mang lại không chỉ danh tiếng thương hiệu mà còn gián tiếp giúp tên của đất nước của mình vươn xa Thế Giới.

   3. Chất lượng cuộc sống - Mang đến cuộc sống dễ dàng

Các doanh nghiệp không chỉ bán hàng mà còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho cuộc sống của người tiêu dùng được dễ dàng và thuận tiện.

Đặc biệt, chất lượng cuộc sống hiện nay còn được các doanh nghiệp quan tâm sau những biến động của môi trường và dịch bệnh.

Viettel là một ví dụ điển hình khi hướng đến cung cấp mạng thuê bao ở các quốc gia xa xôi và khó khăn.

Giúp những người dân tại đó có thể thuận tiện hơn trong việc liên lạc và xa hơn nữa sẽ nhanh chóng tiếp cận với những công nghệ tiên tiến hiện nay.

Viettel đã khiến giới truyền thông trong và ngoài nước bùng nổ khi họ vươn ra thị trường nước ngoài bằng việc thành lập Viettel Global.

Tất cả các thị trường tại châu Á của Viettel (Metfone, Unitel, Mytel, Telemor) vẫn giữ vững thị phần số 1 về thuê bao.,

Trong đó Mytel - nhà mạng viễn thông có trụ sở chính tại Myanmar đã tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao nhất trong số các thị trường (gần 80%).

Giá trị thực tiễn của Viettel là biến những giá trị thành hành động cụ thể, mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng.

Doanh nghiệp này đã nhanh chóng bình đẳng hoá về thông tin bằng việc Viettel đã phủ sóng ở những nơi xa nhất, sâu nhất.

null
Tiến ra ngoài, Viettel góp phần thay đổi hình ảnh Việt Nam.

   4. Sự khác biệt - Tạo nên giá trị độc nhất

Khác biệt thương hiệu là tạo ra hoặc thể hiện tính chất độc đáo của thương hiệu trên cơ sở tham chiếu với đối thủ cạnh tranh.

Khác biệt trong kinh doanh, mang đến những hình thức hoạt động kinh doanh mới, độc đáo và mang lại giá trị cho khách hàng một cách tốt nhất.

Một mô hình kinh doanh mới gắn kết với nhu cầu khách hàng có thể tạo nên sự khác biệt trong hình ảnh tâm trí người tiêu dùng.

Ngoài ra, khác biệt trong chiến lược , mục tiêu, hướng đi và tầm nhìn.

Khác biệt trong chiến lược khó bị đối thủ bắt chước và thế mạnh cạnh tranh cũng sẽ khác đi.

Máy Mac vượt trội các dòng máy PC khác ở thiết kế đẹp và đồ hoạ tuyệt vời.

Khác biệt này nổi trội đến mức những người làm thiết kế đồ họa hầu như đều đầu từ cho mình dùng máy Mac.

null
Khác biệt thương hiệu là tạo ra hoặc thể hiện tính chất độc đáo của thương hiệu

   5. Mục tiêu xã hội - phát triển bền vững được ưu tiên

Phát triển bền vững trở nên phổ biến khi mà các vấn đề về môi trường, sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ nhất, về kinh tế, đảm bảo an toàn và chất lượng hàng đầu.

Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng.

Điều này đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế với một số nội dung cơ bản như giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác.

Thay đổi nhu cầu tiêu thụ ị không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường, tái chế, tái sử dụng, giảm thải, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối và bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế, giáo dục.

Thứ hai, về xã hội, chú trọng phát triển con người

Phát triển bền vững về xã hội được đánh giá thông qua chỉ số phát triển con người.

Bao gồm chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa, hệ số bình đẳng thu nhập,... đảm bảo có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội và mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao.

Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính như giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân, nâng cao học vấn, xóa mù chữ, bảo vệ đa dạng văn hóa,...

Thứ ba, về môi trường, đảm bảo môi trường sống lành mạnh.

Phát triển bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên, chất lượng môi trường sống của con người được bảo đảm.

Điều này đòi hỏi mọi người cần duy trì sự cân bằng bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo duy trì ở giới hạn cho phép.

Phát triển bền vững về môi trường bao gồm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ozon, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm môi trường, cải thiện và khôi phục môi trường ở những khu vực ô nhiễm,...

null
Phát triển bền vững dần được các thương hiệu hướng đến.

   6. Môi trường mở - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2020, cả nước đã có khoảng 810 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động.

Cả nước có một triệu DN hoạt động được Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 35/NQ-CP vẫn chưa đạt được.

Nhưng với việc triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ DN thời gian qua đã tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Điều này mang đến một làn sóng khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ chưa từng có.

Đặc biệt, việc Chính phủ luôn kiên trì đổi mới, sáng tạo, kiên quyết loại bỏ những rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp là yếu tố tích cực nhất.

Vì vậy, đến nay nước ta đã có hơn 10 doanh nghiệp quy mô về vốn đạt hơn một tỷ USD như Vingroup, Vietcombank, Vinamilk,...

Các doanh nghiệp đang dần khẳng định vị thế trong một số lĩnh vực quan trọng, tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhìn lại những năm qua có thể thấy, để cộng đồng doanh nghiệp phát triển lớn mạnh như hiện nay,

Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã đổi mới thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các rào cản, tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế.

Do đó, để đạt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, theo nhận định của đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tốc độ tăng trưởng số lượng DN trong 5 năm tới phải đạt từ 12 đến 14%/năm,

Trung bình mỗi năm phải có thêm từ 100 đến 150 nghìn DN thành lập mới.

Muốn đạt được mục tiêu nêu trên, các cơ quan quản lý cần tiếp tục có những chính sách mang tính ổn định, hỗ trợ về thuế, phí, thủ tục hành chính thuận lợi hơn.

   7. Quyền lực - Sức mạnh quân sự

Sức mạnh quân sự là thuật ngữ miêu tả về số lượng và chất lượng của lực lượng quân đội một quốc gia, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nó.

Sức mạnh quân đội của một đất nước có thể hiểu là số lượng người trong các đơn vị của quân đội, khả năng hủy diệt của vũ khí được sử dụng, hoặc là cả hai.

Ví dụ, tuy Trung Quốc và Ấn Độ duy trì số lượng quân đông nhất trên thế giới nhưng quân đội Hoa Kỳ lại được xem là một trong những nước mạnh nhất.

Sức mạnh của quân đội phụ thuộc sức mạnh tổng hợp của chế độ chính trị, trình độ kinh tế, khoa học công nghệ... của đất nước.

Số lượng, chất lượng sĩ quan và binh sĩ, nghệ thuật quân sự, vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, trình độ tổ chức chỉ huy.

   8. Ảnh hưởng văn hóa - Mang bản sắc riêng

Bản sắc văn hóa Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng văn minh nông nghiệp, kết hợp sự giao thoa chọn lọc từ ba trụ cột vững chắc của phật giáo, nho giáo và lão giáo,

Sức mạnh kinh tế trong môi trường hội nhập toàn cầu cũng là kết quả của tinh hoa bản sắc nội lực tạo ra bản sắc và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Những mô hình kinh tế mới, những ý niệm mới, hay những động lực mới tạo ra sức bật khác biệt đều cần dựa trên bản sắc quốc gia và dân tộc.

Từ địa kinh tế, nguồn nhân lực hay năng lực định vị các mô hình phát triển và cạnh tranh của những doanh nhân dẫn đầu, những tập đoàn kinh tế dẫn đầu và những thương hiệu dẫn đầu đại diện cho quốc gia.

Không ít các tập đoàn kinh tế trong những năm qua đã dành nguồn lực thích đáng đầu tư vào nông nghiệp được cho là rủi ro và ít hiệu quả.

Những ý nghĩa và kết quả dần cho thấy sự đúng đắn của chiến lược nông nghiệp của một đất nước được kế thừa nền văn minh nông nghiệp 5000 năm.

Đó như là những hạt giống tốt cần có sự kiến tạo môi trường lành mạnh và sự dẫn đạo của tâm thức Việt tộc mà sinh trưởng và vươn cao, vươn xa.

Thương hiệu quốc gia nổi bật như là một thuật ngữ trung tâm được nhắc đến ngày càng nhiều trong phát biểu và suy tư của giới lãnh đạo và cả doanh nhân trong nước và quốc tế.

Vậy nên bản sắc thương hiệu cần được làm rõ như một ý niệm giao thoa giữa các phạm trù cơ bản của sức mạnh và sự phát triển bền vững của quốc gia và dân tộc Việt Nam vượt trên ý nghĩa kinh tế thông thường.

Bản sắc thương hiệu là cầu nối giữa các giá trị truyền thống bản thể lịch sử với các giá trị đương đại trong cuộc cạnh tranh quốc tế.

Mà theo đó, các lý thuyết kinh tế cổ điển đã có thể bị rập khuôn, làm triệt tiêu năng lực bản sắc cạnh tranh quốc gia.

Nhìn sang Đài Loan với một chiến lược đột phá trong ngành siêu bán dẫn, hay Thụy Sĩ với tư tưởng trung lập hội tụ tinh hoa đa - quốc - gia tạo nên những sản phẩm cao cấp…

Năng lực cạnh tranh kinh tế đưa vào bản sắc thương hiệu sẽ gợi ý nhưng định vị cốt lõi mà có thể chúng ta chưa biết.

   9. Tính phiêu lưu mạo hiểm - Điều kiện cần có trong kinh doanh

Việt Nam có nhiều tài nguyên, nhân lực trẻ, năng động, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm.

Những tính cách mạnh mẽ này là một lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh.

Khi dám thực hiện những kế hoạch chưa ai dám thử có thể trở thành người tiên phong và khó ai có thể thay thế được doanh nghiệp của mình.

Để khuyến khích mọi người mạnh dạn thực hiện những kế hoạch lớn đôi khi cũng cần sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước, môi trường kinh doanh thông thoáng, an toàn, các doanh nghiệp giúp đỡ nhau trong kinh doanh,...

Một người lãnh đạo tài ba phải có óc sáng tạo, luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất.

Trong bất cứ công việc nào thì cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất lượng đảm bảo nhất.

Và một yếu tố nữa có tính quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp đó là sự mạo hiểm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Để có thể trở thành những nhà lãnh đạo, các bạn trẻ Việt Nam trước hết cần phải có đam mê, phải luôn mơ ước, khát khao làm được những điều tốt hơn, lớn lao hơn.

Nếu không có sự say mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.

Bên cạnh đó, kiến thức sâu rộng và ham học hỏi là yếu tố quan trọng giúp các bạn trẻ không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới.

null
Tính phiêu lưu mạo hiểu có thể sẽ tạo ra những cánh cửa thành công ngoài mong đợi.

   10. Di sản - Mang bản sắc lịch sử

Di sản thương hiệu là khía cạnh ngày càng được quan tâm trong vài năm trở lại đây.

Mặc dù các yếu tố trong bộ nhận diện như màu sắc, phông chữ, logo,… giúp thương hiệu dễ nhận biết nhưng không thực sự mang đến sự gắn kết tình cảm với khách hàng.

Di sản thương hiệu chính là chìa khóa để khơi gợi cảm xúc và dành được lòng trung thành của khách hàng.

Theo Brand Master Academy.

Di sản thương hiệu là lịch sử của một thương hiệu, có thể làm nổi bật thời gian hoạt động, hành trình thương hiệu, các giá trị, triết lý và danh tiếng mà thương hiệu đã gây dựng được trong suốt chặng đường hình thành và phát triển.

Do đó, di sản thương hiệu mang đến sự tin tưởng và kết nối cảm xúc với khách hàng, cũng như những lợi thế mà các đối thủ cạnh tranh khác không làm được.

Di sản thương hiệu sở hữu sức mạnh to lớn với mọi chiến dịch tiếp thị thành công, đó chính là khả năng kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo ra những trải nghiệm mạnh mẽ về cảm xúc,

Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của xã hội, câu chuyện về di sản thương hiệu đã cung cấp cho khách hàng liên kết hữu hình với quá khứ.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về di sản thương hiệu chính là Hermes.

Hermes là thương hiệu thời trang cao cấp lâu đời nhất của Pháp.

Ngay từ thuở “sơ khai”, hãng đã có ý thức sâu sắc về lịch sử và truyền thống.

Kể từ năm 1837 khi Thierry Hermes thành lập thương hiệu, đến nay, Hermes vẫn thuộc sở hữu của gia tộc được lưu truyền qua 5 thế hệ.

Không chỉ bán những món đồ thời trang xa xỉ mà Hermes còn bán sự uy tín và tính “độc quyền”.

Từ ban đầu chỉ là một xưởng khai thác đơn sơ cho đến khi trở thành địa chỉ túi xa xỉ số 1 châu u, Hermes vẫn duy trì được bản sắc thủ công của mình.

null
Đến nay, thương hiệu này vẫn là huyền thoại về chất lượng trong làng thời trang.

Kết luận

Các tiêu chí để trở thành thương hiệu quốc gia là những điều kiện cần để các thương hiệu đi theo trên lĩnh vực kinh doanh của mình.

Có thể trong tương lai, có những tiêu chí cần lược bỏ và cũng như sẽ có những yêu cầu cần được thêm vào.

Nhìn chung, những ưu tiên trên đều hướng phù hợp với bối cảnh và xu hướng của thị trường hiện tại.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Sự cố gắng của mỗi doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia sẽ là những hạt nhân góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.