Trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, không tài sản đảm bảo với lãi suất cố định 11,5%.
Một quỹ đầu tư chứng khoán trong nước đã chi 74,6 tỷ đồng để mua trái phiếu này, phần còn lại đến từ nhà đầu tư cá nhân.
Số tiền thu được công ty sẽ phục vụ cho hoạt động cho vay cầm cố, mở rộng hệ thống cửa hàng và trả lương, thưởng cho nhân viên.
Tổng giá trị phát hành đã đạt 800 tỷ đồng. Một số đợt phát hành có lãi suất cố định lên đến 12,5% một năm.
Báo cáo xếp hạng tín nhiệm công bố chiều 12/10, FiinRatings đánh giá F88 ở mức "ổn định" khi doanh nghiệp này liên tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra trong nhiều năm.
Tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp là trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân bên cạnh cho vay cầm đồ trong 5 năm tới.
Tính đến cuối tháng 6, đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 3,5 lần.
Công ty đang có kế hoạch huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư chiến lược vào đầu năm sau nên tỷ lệ đòn bẩy tài chính có thể được duy trì dưới mức 4 lần trong trung hạn.
Tổng các khoản cho vay dưới chuẩn (quá hạn 90 ngày) xấp xỉ 1% tổng dư nợ cho vay vào cuối tháng 7.
Chi phí trích lập dự phòng sử dụng để xóa sổ các khoản nợ xấu khoảng 8-9% một năm trên tổng dư nợ, thấp hơn so với mức 20-25% của các công ty cho vay tiêu dùng khác.
FiinRatings dự báo tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm nay của công ty này khoảng 18%, tăng 5 điểm phần trăm so với năm tài chính 2020.
Trong lần công bố kết quả kinh doanh gần nhất, ban lãnh đạo F88 cho biết lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 16,6 tỷ đồng và năm 2020 là 44,8 tỷ đồng.
Theo Vnexpress