Trào lưu FIRE: Con đường dẫn tới độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm

null

Trào lưu FIRE được ghép từ Financial Independence (FI) và Retire Early (RE).

FIRE là một trào lưu sống hướng tới mục tiêu làm chủ hoàn toàn về tài chính.

Mục tiêu này được thực hiện bằng cách tiết kiệm và đầu từ 50-70% thu nhập cho đến khi số tiền bạn có được (tiền mặt hoặc tiền trong quỹ đầu tư) bằng khoảng 25 lần số tiền tiêu dùng trong một năm.

Khi đó, bạn đạt tới mức độc lập tài chính.

Nếu hàng năm bạn rút ra khoảng 4% số tiền đầu tư để sống, khối tài sản của bạn không vơi đi quá nhiều và tiếp tục sinh lãi cho những năm tiếp theo.

null
Theo đuổi trào lưu FIRE nghĩa là bạn đang tạo cho mình các cơ hội để có thể nghỉ hưu sớm.

Nói cách khác, bạn không cần thiết phải đi làm để có thu nhập.

Cùng triệu phú tự thân Grant Sabatier điểm qua 7 cấp độ tự do tài chính

null
Grant Sabatier là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào FIRE.

Hành trình làm việc để đạt được mục tiêu tự do tài chính của Grant Sabatier là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều người theo đuổi trào lưu FIRE.

Sabatier kiếm được hơn một triệu đô la trong 5 năm dựa vào việc tìm hiểu kỹ các kỹ năng cần thiết về tài chính và áp dụng nó vào thực tế.

null
Ông cũng là tác giả của cuốn "Financial Freedom" và là người sáng lập trang web Millennial Money và BankBonus.com.

Trong cuốn sách "Financial Freedom” (Tự do tài chính), Sabatier đưa ra một lộ trình để đảm bảo an toàn tiền bạc, bao gồm 7 cấp độ tự do tài chính.

“Để có thể vượt qua các cấp độ, bạn phải thay đổi thói quen tài chính và suy nghĩ tổng thể về tiền bạc”, Sebatier chia sẻ thêm về cuốn sách của mình.

Cùng điểm qua 7 cấp độ tự do tài chính mà Sabatier đề cập đến trong cuốn sách của mình.

Cấp độ 1: Clarify - Nắm chắc tình hình tài chính của bản thân

null

Sabatier cho biết: “Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu".

Hãy kiểm tra tình hình tài chính của bạn, bạn đang nắm giữ bao nhiêu tài sản bạn, các khoản nợ hiện có và đặt mục tiêu tài chính cho tương lai.

Cấp độ 2: Self Sufficiency - Tự lập về tài chính

Hãy tập “tự đứng trên đôi chân của mình” về khía cạnh tài chính.

Điều này có nghĩa là bạn kiếm đủ để trang trải chi tiêu của bản thân mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài.

Ở cấp độ này, Sabatier lưu ý, bạn có thể sống bằng thu nhập mình kiếm được hoặc vay nợ để trang trải cuộc sống.

Cấp độ 3: Breathing room - Xây dựng quỹ dành cho trường hợp khẩn cấp

Vượt qua cấp độ 2 đồng nghĩa với việc bạn có thể tự do chi tiêu theo ý mình.

null
Theo Sabatier, dành dụm một khoản tiền cho quỹ hưu trí là rất quan trọng.

Nói cách khác, nếu ở cấp độ này thì nghĩa là bạn có quỹ khẩn cấp và tiết kiệm cho cuộc sống sau khi về hưu.

Theo Sabatier, điều này có nghĩa là bạn không nhất thiết phải có một mức lương thật cao.

Trên thực tế, 31% người Mỹ có công việc với tiền lương ở mức hơn 100.000 USD, theo Magnify Money.

Sabatier cho rằng: “Việc bạn kiếm được nhiều tiền không có nghĩa là bạn đang thực sự tiết kiệm được số tiền đó. Phần lớn người dân Mỹ đang sống bằng các khoản vay”.

Cấp độ 4: Stability - Duy trì tình hình tài chính ổn định

Những người đạt đến cấp độ 4 là nhóm người đã trả được nợ lãi suất cao, chẳng hạn như nợ thẻ tín dụng và có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong vòng 6 tháng.

null

Tích lũy các khoản tiết kiệm đề phòng các trường hợp khẩn cấp giúp đảm bảo tài chính của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những trường hợp bất ngờ.

Theo Sabatier: “Ở mức độ này, bạn không phải lo lắng nếu mất việc hoặc phải chuyển đến một thành phố khác”.

Các chuyên gia tài chính nhận định, khi tính toán số tiền bạn cần phải tiết kiệm, thay bằng việc tính toán các khoản chi tiêu hàng ngày, hãy nghĩ về bức tranh tài chính của bạn sẽ như thế nào khi bạn lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Christine Benz, Giám đốc tài chính cá nhân và kế hoạch nghỉ hưu tại Morningstar cho biết: “Nếu bạn bị mất việc, bạn có thể thực hiện một số thay đổi. Hãy nghĩ về mức chi tối thiểu mà bạn cần phải bỏ ra”.

Cấp độ 5: Flexibility - Hãy linh hoạt trong việc quản lý tài chính

null

Những người ở cấp độ 5 đã tiết kiệm được ít nhất hai năm chi phí sinh hoạt.

Theo Sabatier, Với những khoản tiền tiết kiệm đó, bạn có thể suy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn đủ sức trang trải chi phí sinh hoạt mà không phải làm gì: “Bạn có thể nghỉ việc một năm nếu muốn”.

Sabatier cũng lưu ý rằng bạn không cần phải tính toán tất cả bằng tiền mặt, đó có thể là tổng số tiền từ tài khoản tiết kiệm và đầu tư của bạn.

Miễn là bằng cách nào đó bạn có thể lấy số tiền đó ra khi cần, và như vậy bạn có thể linh hoạt về vấn đề công việc, ít nhất là tạm thời, không cần phải làm việc.

Cấp độ 6: Financial Independence - Đạt ngưỡng độc lập tài chính

Theo Sabatier, những người đã đạt được sự độc lập về tài chính có thể sống hoàn toàn bằng thu nhập tạo ra từ các khoản đầu tư của họ.

Sabatier nói:

“Bạn thường có một trong hai điều. Bạn có một số tiền lớn trong danh mục đầu tư sinh lãi hoặc bạn có tài sản cho thuê. Thu nhập đến từ các khoản cho thuê của bạn hoặc cả hai có thể giúp bạn trang trải các chi phí sinh hoạt”.

Để đến được đây, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản lớn trong thu nhập của mình để đầu tư.

Điều này có thể khiến bạn phải sống tiết kiệm hơn để giảm thiểu chi phí sinh hoạt.

null
Theo đuổi lối sống này đòi hỏi một sự thay đổi trong suy nghĩ để thoát khỏi những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân.

“Mọi người đang được dạy tiết kiệm 5%, 10%, 15% thu nhập và có thể bạn sẽ nghỉ hưu khi 65 tuổi.

Rất may, nhiều người trẻ bắt đầu hiểu rằng nếu tích cực tiết kiệm và đầu tư, họ có thể làm việc ít hơn và có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tương lai và số phận của mình", Sebatier chia sẻ thêm.

Cấp độ 7: Abundant Wealth - Tài chính dồi dào

Những người độc lập về tài chính sống bằng thu nhập đến từ danh mục đầu tư của họ dựa vào “quy tắc 4%” - một quy tắc về nghỉ hưu cho rằng nhà đầu tư có thể rút 4% một cách an toàn.

Đầu tư theo quy tắc này có nghĩa số tiền đầu tư, được điều chỉnh theo lạm phát, dành cho cổ phiếu và trái phiếu cân bằng mỗi năm.

Loại hình đầu tư này tương đối chắc chắn, giúp cho tiền có thể sinh sôi và sẽ không bị cạn kiệt.

Mặc dù các nhà kinh tế tranh luận liệu 4% có phải là con số tối ưu hay không (một số nhà quan sát bảo thủ hơn cho rằng con số phù hợp có thể gần với 3,3%), nhưng những tính toán đằng sau thể hiện đây là cơ sở thiết lập “con số” để đạt được FIRE - số tiền bạn cần nghỉ hưu là bao nhiêu và thu nhập hàng năm cần phải có để bạn có thể thoải mái sống.

Trong khi những người ở cấp độ 6 cần theo dõi sự thay đổi trong danh mục đầu tư của họ để đảm bảo việc nghỉ hưu vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, thì những người ở cấp độ 7 không phải lo lắng như vậy.

Theo Sabatier thì “Cấp độ 7 là sự giàu có - có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Bạn không phải lo lắng về tiền bạc”.

Đó cũng chính là cấp độ mà Sabatier đang sở hữu mong muốn đưa mọi người đến cấp độ này, nếu họ sẵn sàng thay đổi tư duy về tiền bạc.