Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và hàng triệu doanh nghiệp đang tranh giành sự chú ý của người tiêu dùng.

Thật khó để trở nên nổi bật, đặc biệt khi phải cạnh tranh với những công ty lớn không chỉ có lợi thế về thương hiệu nổi tiếng mà còn có nhiều nguồn lực phối hợp mạnh mẽ.

Đó là lý do tại sao câu chuyện cá nhân và sự gợi nhớ hình ảnh lại rất có giá trị.

Trong khi đó, những dạng nội dung quảng cáo thông thường chỉ chú ý nêu bật ưu điểm, tính năng nổi bật của sản phẩm/dịch vụ.

Hầu hết mọi người đều biết đến những câu chuyện đằng sau những thương hiệu công nghệ lớn như Steve Jobs và Steve Wozniak với Apple; Sergey Brin và Larry Page với Google; Jeff Bezos với Amazon và Elon Musk với Tesla,...

Xu hướng Branded Content dựa trên câu chuyện và sự liên tưởng hình ảnh bao gồm:
  • Personal stories that connect the brand - Câu chuyện cá nhân gắn kết thương hiệu.
  • Memory Branding - Tạo nội dung thông qua hình ảnh, xây dựng ký ức về thương hiệu.

1. Personal stories that connect the brand - Câu chuyện cá nhân gắn kết thương hiệu

Xu hướng Branded Content dựa trên câu chuyện cá nhân được rất nhiều thương hiệu ưa chuộng nhờ tính chân thực trong cách kể chuyện.

Đặc biệt, khi thương hiệu lồng ghép sản phẩm, dịch vụ vào nội dung câu chuyện một cách tinh tế, khéo léo sẽ có tác động lớn đến tâm trí của khách hàng.

Xu hướng Câu chuyện cá nhân gắn kết thương hiệu được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như Blog, Vlog Postcard, Website, Youtube, Tiktok, Spotify,...

Nhân vật chính trong các câu chuyện có thể là Founder, CTO, CMO, các quản lý cấp cao của một thương hiệu,...

Những câu truyện truyền cảm hứng từ một cá nhân luôn mang tính thực tế, gần gũi khiến độc giả có sự đồng cảm và từ đó vô tình xích mọi người lại gần hơn với thương hiệu một cách tự nhiên nhất.

Điển hình là câu chuyện vươn ra thế giới của ông Đặng Lê Nguyên Vũ - nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ Việt Nam và trở thành niềm tự hào của người Việt.

Trong các diễn đàn kinh tế, ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên luôn nhấn mạnh khát khao muốn Việt Nam phát triển bền vững và vươn tầm ra thế giới.

Ông Vũ sinh ra trong một gia đình nhà nông không mấy khá giả, đến năm ông 8 tuổi, cả gia đình ông chuyển đến sống tại tỉnh Dak Lak - nơi nuôi lớn tình yêu cà phê trong ông.

Do sự khốn khó và cực nhọc từ bé, nên ông đã luôn nuôi dưỡng ước mơ là giàu, làm chủ bản thân và doanh nghiệp, đưa cuộc sống bản thân và gia đình sang một trang mới tốt hơn.

Ngoài các hoạt động kinh doanh cà phê tại Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn tham gia hàng ngàn cuộc trò chuyện, gặp gỡ sinh viên Việt Nam và quốc tế để trao đổi về tinh thần sáng tạo khát vọng làm giàu.

Thành công của ông vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ đến nay vẫn là một tấm gương tiêu biểu được nhắc tới như một sự thông minh, táo bạo để tạo ra sản phẩm và mô hình kinh doanh mới dẫn đầu thị trường Việt Nam.

null
Ông Vũ xứng đáng là một người Việt tiêu biểu trong việc “dám nghĩ, dám làm” để thành công trong kinh doanh.

Việc kết nối giữa hai cá nhân luôn dễ dàng hơn khi kết nối với một tổ chức.

Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát cũng là năm khó khăn với tất cả mọi người nhưng đây cũng là năm mà những câu chuyện về con người được làm nổi bật lên nhiều nhất.

Tuy nhiên, khi sản xuất nội dung người kể cần khai thác dựa trên những câu chuyện có thật, sử dụng văn phong tự nhiên, cách trình bày lôi cuốn và gần gũi bởi như thế mới có thể chạm tới cảm xúc của người đọc.

2. Memory Branding - Tạo nội dung thông qua hình ảnh, xây dựng ký ức về thương hiệu

Ký ức thương hiệu có thể được hiểu là việc xây dựng thương hiệu thành một hệ thống ký ức mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi nghe đến một đặc điểm nổi bật nào đó từ thương hiệu mà khách hàng đã được trải nghiệm.

Khách hàng có xu hướng thích nội dung trực quan hơn là văn bản thuần túy, chính vì thế hình ảnh hóa nội dung theo hướng câu chuyện hoặc một ký ức tuổi thơ là chiến lược Marketing đang được nhiều thương hiệu quan tâm.

Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc hình ảnh tạo ký ức gợi nhớ dễ dàng hơn các nội dung bằng văn bản.

Mỗi thương hiệu, dù lớn hay nhỏ, đều có một ký ức nhất định đối với khách hàng.

Khách hàng đến và ở lại với thương hiệu nhờ ký ức và họ cũng sẽ rời đi mỗi khi ký ức không còn nữa.

Tại Việt Nam, chúng ta có sữa Ông Thọ - thương hiệu “quốc dân” gắn liền với tuổi thơ, đời sống, ẩm thực của thế hệ 7x, 8x.

Ra đời từ năm 1976, gần 50 năm tồn tại và gắn bó trong đời sống hàng ngày, sữa Ông Thọ trở thành một thương hiệu thân thuộc, đi vào ký ức tuổi thơ của hàng triệu người Việt.

Đến nay, bằng cách truyền thông nhân văn, mới lạ và giàu cảm xúc, sữa Ông Thọ một lần nữa khẳng định vị thế của một tên tuổi xứng tầm “thương hiệu quốc dân”.

Mặc dù có nhiều sự thay đổi để thích ứng với xu hướng hiện tại, phá cách trong chuyển tải thế nhưng sữa Ông thọ vẫn là một thương hiệu trong ký ức tuổi thơ của các thế hệ Việt Nam.

null
Ông Thọ - thương hiệu sữa đặc quốc dân ra mắt MV “Bảo tàng tuổi ther” gợi nhớ về ký ức tuổi thơ ngọt lành chạm đến trái tim hàng triệu khán giả.

Thay đổi để tồn tại, thay đổi để thích là việc thương hiệu luôn phải đối mặt.

Tuy nhiên thay đổi cũng liên quan đến bản sắc, đến “ký ức” của thương hiệu.

Để giải quyết khéo léo và hài hòa hai phạm trù này luôn là thách thức mang tính chiến lược của những nhà quản trị thương hiệu.

Nếu làm tốt thương hiệu sẽ trường tồn theo thời gian và sống mãi trong tâm trí khách hàng với khách hàng.

Kết luận

Một câu chuyện cá nhân đầy cảm hứng hoặc gợi ký ức thương hiệu không được dùng để thay thế cho những hình thức tiếp thị trước đây.

Mà đây chính một phương tiện để kết nối với khách hàng và là một công cụ mạnh mẽ để có thể thúc đẩy khách hàng trở lại nhiều lần.

Vì thế, thương hiệu cần kết hợp cùng chất lượng sản phẩm tốt, hoạt động tiếp thị mạnh mẽ và dịch vụ khách hàng tuyệt vời sẽ giúp thương hiệu tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường.