Hiện nay, với lợi ích của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn minh thế giới.
Startup được đánh giá như mảnh đất vàng để thế hệ trẻ mạnh dạn “bay cao, bay xa” khẳng định bản thân.
Việc tự chủ về tài chính, xây dựng mô hình kinh doanh lành mạnh, đầy tiềm năng cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự thịnh vượng cho xã hội luôn là những định hướng được các bạn trẻ “nhen nhóm” và khao khát thực hiện.
Điều đó đã hình thành nên hiện tượng Startup (khởi nghiệp) trong giới trẻ và đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, khởi nghiệp không phải là điều dễ dàng!
Startup - mộng ước khó thành và quá nhiều thách thức
Thứ nhất là tính sáng tạo.
Công ty cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể mà chưa từng có công ty nào trên thị trường tạo ra.
Ý tưởng Startup cũng có thể là sự phát triển, đột phá hơn so với các công ty hiện tại.
Thứ hai là sự tăng trưởng.
Một Startup phải có tham vọng phát triển công ty đến mức lớn nhất có thể, không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, phát triển.
Startup và sự bùng nổ của mô hình SMEs
Startup là công ty khởi nghiệp, đang ở giai đoạn khởi đầu nên có quy mô nhỏ, thời gian, tiền bạc và công sức cũng tiêu tốn rất nhiều.
Đặc biệt, tỷ lệ thất bại và rủi ro cao, đa phần các Startup đã thất bại trước khi hoàn thành sản phẩm hoặc dự án.
Tuy nhiên, một khi đã thành công thì Startup có thể tạo ra giá trị trong lâu dài , vĩ đại và có thể phát triển thành nhiều công ty con trong tương lai.
Đặc biệt là small business không gặp nhiều rủi ro như Startup.
Startup và Entrepreneur
Sự khác nhau giữa Startup và Entrepreneur là về sự đảm bảo lợi nhuận và sự đột phá trong ý tưởng.
Công ty Startup không có sự đảm bảo chắc chắn về lượng cầu trong thị trường vì ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ là hoàn toàn mới.
Tuy nhiên Entrepreneur thì có sự đảm bảo hơn vì họ thường nắm bắt các cơ hội khả quan để phát triển doanh nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận.
Entrepreneur cũng là các doanh nghiệp mới nhưng ý tưởng kinh doanh có thể không đòi hỏi sự độc đáo, sáng tạo như Startup.
Startup - “con hổ đói” khao khát gia nhập thị trường
Nói đến Startup, người ta thường mặc định rằng Startup luôn hướng đến một thời điểm “không còn Startup” nữa.
Điều này có thể hiểu Startup là giai đoạn của vô vàn những thử thách, sự đổi mới và thử nghiệm. Đó là hành trình nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích rồi lại thử nghiệm.
Về thực tế, một doanh nghiệp Startup sẽ vẫn giữ nguyên trạng thái Startup nếu họ nhận ra mình chưa thực sự hoàn chỉnh mọi khâu để trở thành một công ty đúng nghĩa.
Giai đoạn Startup thường diễn ra với thời gian trung bình từ 1-2 năm, nhưng có những công ty Startup đến tận 5 năm.
Thời gian đó, họ không ngừng tìm kiếm, đổi mới và điều chỉnh công ty thích hợp, có thể thất bại rồi lại bắt đầu, vững niềm tin như lời của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” .
Mục tiêu hàng đầu của Startup có thể xem là việc điều chỉnh quy mô kinh doanh sao cho phù hợp với thực tại, xác lập được một mô hình khả thi, vững vàng để có thể tạo ra lợi nhuận, tiêu chuẩn hóa và mở rộng hơn nữa trong tương lai.
Việc doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng cũng như nâng cao giá trị thương hiệu là các bài toán và chiến lược cần bàn tới khi doanh nghiệp đã ổn định mô hình kinh doanh.
Chính vì thế, Startup xác định sai mục tiêu, nguy cơ thất bại sẽ rất cao.
Các yếu tố “vàng” để Startup thành công
Thu thập thông tin để bắt đầu một Startup
1. Tầm nhìn & Sứ mệnh
Một công ty phát triển mạnh mẽ bắt nguồn từ một tầm nhìn đủ lớn.
Tại sao doanh nghiệp tồn tại?
Mục đích của doanh nghiệp là gì?
Bạn mong muốn doanh nghiệp mình sẽ trở thành như thế nào trong tương lai?
Trả lời được những câu hỏi trên bạn sẽ biết được tầm nhìn của công ty mình là gì.
Tầm nhìn là nền tảng cốt lõi của một công ty Startup.
Bên cạnh đó, sứ mệnh của công ty là câu trả lời cho những câu hỏi mục đích hoạt động của công ty, lý do tại sao được thành lập và động lực phát triển, cơ sở để tồn tại, của công ty là gì.
Sứ mệnh của công ty cũng chính là tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, thể hiện ý nghĩa sự tồn tại của công ty đối với xã hội.
Phạm vi tuyên bố về sứ mệnh của tất cả các công ty thường liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường, khách hàng và các triết lý kinh doanh mà công ty theo đuổi.
Như vậy, sứ mệnh cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những điều cái mà công ty muốn trở thành, những khách hàng mà họ muốn phục vụ, những phương thức mà họ hoạt động,…
2. Sản phẩm hoặc dịch vụ
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các công ty muốn phát triển được cần phải khẳng định được vị thế của sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời là cần thiết để để giành lấy khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
Các công ty, doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh sẽ có cơ may giành chiến thắng hoặc ít nhất tạo ra được những lợi thế cạnh tranh rõ ràng.
3. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường
Một trong những yếu tố quan trọng của các nhà Startup là có kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường giúp những người khởi nghiệp có thông tin về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
Nhìn lại quá trình khởi nghiệp của Curnon - Startup trong lĩnh vực đồng hồ được ra đời bởi Nguyễn Quang Thái và 2 nhà đồng sáng lập khác.
Tháng 12/2016, đánh dấu cột mốc những chiếc đồng hồ Curnon được chính thức bày bán trên thị trường.
Theo một số liệu, thị trường đồng hồ Việt được định giá đến hơn 750 triệu đô (hơn 17 nghìn tỷ đồng).
Với quy mô thị trường như vậy, nhóm các “anh đại”, “chị đại” gia đã và đang tham gia vào “cuộc chơi” này, điển hình với thương hiệu PNJ, Doji với phân khúc thị trường đồng hồ dành cho nữ, Thế Giới Di Động với phân khúc dành cho nam dưới 10 triệu.
Thị trường đồng hồ cũng là thị trường đầy có tỷ suất lợi nhuận có thể đạt đến 60-70% nên rất hấp dẫn để các thương hiệu bán lẻ gia nhập miếng bánh đầy tiềm năng này.
Chính vì vậy, đây chính là một cơ hội cho Curnon chớp lấy thời cơ để xây dựng nên một thương hiệu Việt có thể đi tiên phong, đặc biệt là với nhóm phân khúc đồng hồ dưới 10 triệu dành cho đại đa số người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này cũng giúp nắm bắt được xu hướng hiện tại và trong tương lai để lập ra cho mình một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết.
4. Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách
Những người vừa mới thành lập công ty cần phải chú ý đến kỹ năng quản lý tài chính ngân sách để đảm bảo việc thu chi trở nên minh bạch và dễ dàng hơn.
Thời gian đầu có thể các “tân-CEO” sẽ thấy những khoản chi nhiều hơn các khoản thu rất nhiều vì cần đầu tư vào cơ sở vật chất, công dụng cụ, nguồn hàng,… ở thời gian đầu.
Vì vậy, các nhà khởi nghiệp cần phải lên cho mình một kế hoạch thu chi thật chi tiết sao cho vừa tiết kiệm ngân sách vừa hợp lý trong việc phát triển kinh doanh của công ty.
5. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
Những chủ doanh nghiệp, công ty đã có nhiều năm hoạt động, cũng như các nhà Startup vừa mới bắt đầu hoạt động kinh doanh cần phải lên cho mình kế hoạch kinh doanh và xây dựng chiến lược.
Chỉ khi có kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết, công việc kinh doanh mới được thống nhất, dễ dàng hơn trong việc xác định hướng đi của công ty trong tương lai.
6. Kỹ năng quản lý nhân sự
Một công ty khởi nghiệp cần chú trọng đến việc quản lý nhân sự để phân chia nhiệm vụ, công việc cho các nhân viên sao cho họ có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Giao công việc, nhiệm vụ cho nhân viên một cách hiệu quả sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người.
Để Startup thành công, hãy giữ thái độ của “người chiến thắng”
7. Tinh thần trách nhiệm
Startup được xem là những con tàu thường xuyên gặp khó khăn để tồn tại, khi nhận thấy sự rò rỉ ở đâu đó trên con tàu, đừng thờ ơ bỏ qua nó.
Ngay cả khi không gây ra vấn đề, hãy cố gắng chịu trách nhiệm và cùng nhau sửa chữa nó một cách nhanh nhất có thể.
8. Sự nỗ lực – không bao giờ bỏ cuộc
Con đường khởi nghiệp luôn chứa đầy chông gai và thử thách, do đó, các “nhà thống lĩnh” phải giữ một tinh thần chiến đấu và nỗ lực không ngừng nghỉ.
Hãy nghĩ ra nhiều cách để giúp công ty phát triển, vượt qua khó khăn để phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện một loạt các điều chỉnh cần thiết về mặt chiến lược, Airbnb đã quay trở lại và đạt được lợi nhuận vào quý thứ ba.
Khả năng phục hồi này nói lên nhiều điều về chiến lược khôn ngoan cũng như những tính toán trong việc xây dựng thiện chí của công ty.
Có thể thất bại nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc, đó là tinh thần mà bất kỳ Startup nào cũng phải rèn luyện để chạm đến thành công.
9. Giao tiếp xã hội trở nên quan trọng
Bất kỳ ai khởi nghiệp cũng nên mở rộng mối quan hệ của mình với những người quan trọng và ở đẳng cấp cao.
Hãy tận dụng cơ sở mạng lưới hiện tại của mình và tìm kiếm cơ hội kết nối với những người có quyền lực trong công việc, trong ngành nghề đó.
Dù bằng cách nào, hãy cố gắng hình thành mối quan hệ mới và nuôi dưỡng những giá trị hiện tại để phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Startup - Vượt qua thất bại nếu bền gan
Việc chấp nhận thất bại cũng là một điều mà các nhà Startup nên học.
Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ bé thì thất bại là điều đương nhiên.
Có nhiều người không chịu nổi cú sốc thất bại, không dám chấp nhận thất bại, nên không vực dậy nổi, thậm chí là giải thể startup của mình.
Thất bại là một điều tốt, để có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm, biết mình sai ở đâu và sửa ở đó.
Bất kể ai cũng có thể tạo nên một Startup kinh doanh của riêng mình.
Tuy nhiên, những ý tưởng Startup hiện nay được hình thành chủ yếu bởi các bạn đam mê làm giàu và sáng tạo, đặc biệt là các bạn trẻ đầy năng lượng và sự nhiệt huyết, nhanh nhạy.
Khởi nghiệp không bao giờ là lựa chọn dễ dàng, nó không dành cho tất cả mọi người.
Nhưng nếu bạn đủ quyết tâm, đủ kiên trì, đủ dũng cảm để đối mặt với mọi thách thức trên con đường Startup thì có lẽ đây chính là con đường phù hợp với bạn.
Anh Thư - Trends Việt Nam, nguồn tổng hợp và biên dịch từ Entrepreneur