Nguồn gốc xu hướng Eco-minimalism

Eco-minimalism là một thuật ngữ đang được ưa chuộng trong giới thiết kế thời gian gần đây.

Hành trình theo đuổi Eco-minimalism chính là hành trình tìm về những sắc thái, vật liệu tự nhiên và những thứ đã xuất hiện ngay từ thời buổi sơ khai loài người.

null

Eco-minimalism lần đầu tiên xuất hiện là vào khoảng thời gian đầu những năm 2000, do nhà kiến trúc Howard Liddell và đồng nghiệp của ông nghĩ ra.

Mục đích của xu hướng này là kiến tạo nên những công trình vừa mang phong cách tối giản mà vừa thân thiện với môi trường.

Nếu nói Eco-minimalism là xu hướng “4 in 1” thì quả không sai, bởi chỉ cần nhìn trên bề mặt con chữ ta đã thấy rõ hai xu hướng chủ đạo là “Eco” và “Minimalism”.

Nhìn rộng ra, đó là sự pha trộn tinh tế, bổ sung cho nhau giữa Eco và Minimalism, từ đó lại phát triển thành xu hướng phát triển bền vững - một xu hướng được nhiều doanh nghiệp và cá nhân hướng đến trong bối cảnh hiện nay.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa “Eco” và “Minimalism” tạo nên fusion Eco-minimalism

Xu hướng sinh thái Eco

Xu hướng Eco được hiểu là một phong cách sống hướng về thiên nhiên, một phong cách thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao với môi trường.

Xu hướng này xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20 với những tên gọi được nhắc đến khá nhiều trong tác phẩm hội họa như: Georges Braque, Pablo Picasso.

Phong cách Eco được biết đến từ những năm đầu thế kỷ 20 trong các tác phẩm hội họa của Pablo Picasso, Georges Braque. Phong cách Eco được biết đến từ những năm đầu thế kỷ 20 trong các tác phẩm hội họa của Pablo Picasso, Georges Braque.

Và cho đến cuối thế kỷ 20, sự hiện hữu của xu hướng Eco mới trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt trong thiết kế nội thất.

Điều đặc biệt mà phong cách nội thất Eco luôn hướng đến đó chính là sử dụng dòng vật liệu tái chế, tái sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí hoặc là những dòng vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Phong cách thiết kế Eco. Phong cách thiết kế Eco.

Bên cạnh đó, những giá trị và nguyên tắc liên quan đến hệ sinh thái và môi trường khi đưa vào trong không gian nội thất xu hướng nội thất Eco luôn tạo ra được nét đẹp tự nhiên nhờ bàn tay khéo léo của người thợ thủ công.

Xu hướng Eco sẽ mang đến cho người dùng sự thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần bởi sự thiên nhiên và có phần “trần trụi” mà phong cách này đem lại.

null

null

Có thể nói như vậy bởi chất liệu được sử dụng trong xu hướng Eco chính là những nguyên vật liệu được khai thác thuần từ thiên nhiên hoặc đã tái chế, song song là những gam màu nhẹ nhàng mà tươi sáng thay vì những mảng màu đậm, mạnh mẽ.

Xu hướng Minimalism - Từ phong cách sống tới việc định hình lối sống cho tất cả mọi người sau đại dịch

Phong cách tối giản ra đời từ sau Thế chiến thứ II, xuất phát điểm là các nước phương Tây, đặc biệt nở rộ ở Mỹ trong thập niên 1960 và đầu những năm 1970.

Nếu xét riêng lĩnh vực kiến trúc, Ludwig Mies van der Rohe được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản.

Chân dung ông Ludwig Mies van der Rohe. Chân dung ông Ludwig Mies van der Rohe.

Ông là người đã đặt nền móng cho phong cách tối giản, với không gian đơn giản, trong sạch, tinh tế, sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, đường vuông góc,..

null

Phong cách tối giản trong kiến trúc có nội dung và bố cục theo nguyên tắc “Less is more”, có nghĩa là đơn giản tận cùng, đơn giản hết mức có thể nhưng vẫn mang một vẻ đẹp khó cưỡng.

“Kiến trúc của Minimalism hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự cô đọng, tràn ngập ánh sáng và sự thoáng đãng. Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí. Ánh sáng là yếu tố quan trọng, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí được hạn chế, nên ánh sáng trở thành yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác”, trích dẫn Ludwig Mies van der Rohe.

Phong cách Minimalism thu hút mọi người bởi chính sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại.

Dù đơn giản nhưng sự sang trọng mà Minimalism mang lại vẫn vẹn nguyên. Dù đơn giản nhưng sự sang trọng mà Minimalism mang lại vẫn vẹn nguyên.

Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, và giảm tối đa số lượng, đặc biệt mỗi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian tinh tế và hài hòa.

Fusion len lỏi nhiều ngõ ngách trong cuộc sống

Thực tế, xu hướng Fusion đã và đang nở rộ trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như là ẩm thực, du lịch lữ hành và cả bảo hiểm.

Khu nghỉ dưỡng resort Fusion Maia Đà Nẵng là một minh chứng sáng trong việc tiên phong xu hướng fusion, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và spa.

Hình ảnh tại Fusion Maia Đà Nẵng. Hình ảnh tại Fusion Maia Đà Nẵng.

Fusion Maia Đà Nẵng không chỉ là giao thoa giữa thiên nhiên và con người, giữa riêng tư và cởi mở mà còn là sự pha trộn hài hòa giữa một resort 5 sao với một trung tâm spa trị liệu lớn nhất miền Trung Việt Nam.

Cái đẹp tại Fusion Maia Đà Nẵng nói rộng hơn chính là cái đẹp của sự sáng tạo, cái đẹp của tâm hồn con người.

Và Fusion tiếp tục đi sâu hơn vào thị trường du lịch Việt Nam khi gần đây, Nguyên Gia Hotel (Đà Nẵng) đã kết hợp ngành du lịch với thể thao, nhằm nhấn mạnh hơn mục tiêu nâng niu, trân trọng những phút giây quý giá của du khách.

Thiết kế nội thất của Nguyên Gia Hotel theo phong cách Eco-minimalism. Thiết kế nội thất của Nguyên Gia Hotel theo phong cách Eco-minimalism.

Sau thời gian “ngủ đông” vì dịch bệnh COVID-19, Nguyên Gia Hotel đã mở cửa đón khách trở lại và nâng tầm trải nghiệm nghỉ dưỡng “sang chảnh” bằng cách đưa dịch vụ Golf Tour đẳng cấp tại các sân Golf ở Đà Nẵng vào hệ thống chăm sóc dịch vụ khách hàng.

Bên cạnh du lịch lữ hành, thị trường F&B cũng là một lĩnh vực sáng giá khi từ lâu đã ứng dụng xu hướng Fusion, kể đến Morico.

Morico dấn thân vào thị trường F&B với mô hình kết hợp Restaurant và Café tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vẫn luôn duy trì sức hút cho tới nay.

Ngoài ra, món trà của Morico cũng là thành quả của xu hướng fusion khi đầu bếp đã biến tấu món đó để phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của khách hàng tại Việt Nam.

Xu hướng cuối cùng trong Eco-minimalism: phát triển bền vững

Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.

Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác đều không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình.

Và để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phát triển nhưng không tác động một cách tiêu cực tới môi trường, do đó xu hướng phát triển bền vững ra đời.

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm "phát triển bằng bất kỳ giá nào”, và xu hướng Eco-minimalism thực sự làm được điều đó.

Cụ thể xu hướng này đều dùng các nguyên liệu thân thiện với môi trường mà vẫn mang đến vẻ đẹp sang trọng nếu người dùng muốn, hoặc vẻ đẹp nhẹ nhàng bình yên như thiên nhiên.

Eco + Minimalsim = Eco-minimalism

Eco-minimalism chính là sự kết hợp hài hòa và hoàn hảo giữa “Eco” và “Minimalism”.

Sự lên ngôi của Eco-minimalism

Nếu thời gian trước, xa hoa lộng lẫy là đích đến mà mọi người đều muốn theo đuổi, thậm chí họ coi đó là “chuẩn mực” xã hội, là thước đo đánh giá người khác.

Phong cách Minimalism trong tổng thể không gian. Phong cách Minimalism trong tổng thể không gian.

Phong cách Eco-minimalism cũng tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên trong việc thiết kế, đáp ứng cả hai tiêu chí “eco” và “minimalism”. Phong cách Eco-minimalism cũng tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên trong việc thiết kế, đáp ứng cả hai tiêu chí “eco” và “minimalism”.

Có thể dễ dàng nhận thấy, các họa tiết rườm rà trong thời trang, những món đồ lớn với gam màu nổi bật, mạnh mẽ trong nội thất nhà cửa, hay là sự phung phí trong lối sống thường nhật đều được mọi người săn đón.

Gam màu thường gặp ở xu hướng Eco-minimalism là đen, trắng, xám, be,... Gam màu thường gặp ở xu hướng Eco-minimalism là đen, trắng, xám, be,...

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 ập đến khiến mọi người buộc phải cẩn trọng khi rút hầu bao, điều này phần nhiều đã làm thay đổi cách suy nghĩ của đa số người tiêu dùng.

Thay vì chạy theo xu hướng mua những món đồ thực sự không cần thiết một cách vô thức, nhiều người đã “tĩnh tâm” hơn trước cám dỗ từ vẻ đẹp hào nhoáng.

Từ đó, xu hướng Eco-minimalism dần dần lên ngôi vì sự thay đổi trong lối suy nghĩ của đại bộ phận người tiêu dùng: từ việc cắt giảm chi tiêu cho đến nhận thức về bảo vệ môi trường khi con người đang quay bước tìm về chính bản thân ở trong chính căn nhà mình.

Bên cạnh hai lý do nổi bật trên khiến Eco-minimalism lên ngôi là sự nhận thức về sức khỏe bản thân đã trở thành ưu tiên hàng đầu, lý do là bởi thời điểm ta được gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên là lúc ta được “làm mới” bản thân và lấy lại năng lượng một cách “xanh” nhất.

Cuối cùng, một đặc trưng mà có lẽ chỉ xu hướng Eco – minimalism mới đủ sức mạnh để hút người tiêu dùng theo đuổi, đó là “bản sắc” của không gian sống.

Mọi chi tiết đều được chăm chút và để ý đến sự kết nối với lịch sử của không gian với người sống trong đó.

Chính vì vậy khi bức tường của bạn chẳng may có vài vết xước hay vết nứt nhỏ, đừng làm mới nó bởi đó chính là điểm thú vị nhất của xu hướng này.

Hay cũng đừng vứt bỏ những chậu cây cũ, những cái bát gốm bị rạn men, những cái đĩa gỗ sơn màu hay những chiếc khăn trải bàn ố màu…, những chi tiết mang đậm dấu ấn thời gian có thể là những chi tiết trang trí tuyệt vời nhất cho không gian nội thất.

Eco-minimalism đã thực sự thôi thúc ta tìm cách mang lại sức sống mới cho một thứ đã cũ.

Tựu chung, Eco-minimalism không đơn thuần chỉ là một xu hướng, nó có thể được coi như một nước đi trong việc giáo dục nhận thức của mỗi chúng ta: hãy phát triển bền vững theo một cách thuần tự nhiên.

Thục San - Trends Việt Nam