Emotive Storytelling - Kích hoạt cảm xúc và tạo niềm tin cho khách hàng
Emotive Storytelling dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện tác động đến cảm xúc của khách hàng, từ đó, thể hiện ý nghĩa của sản phẩm hay hình ảnh của hãng.
Theo đó, Emotive Storytelling không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người.
Đồng thời, Emotive Storytelling nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, tạo sự khác biệt cho thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Ngoài ra, Emotive Storytelling kích hoạt cảm xúc phù hợp để cho phép khách hàng mục tiêu cảm nhận và hình thành mối liên hệ cảm xúc với thương hiệu, từ đó, sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng.
Những câu chuyện thương hiệu nổi tiếng nếu tạo được dấu ấn riêng và ấn tượng tốt một cách chân thực, gần gũi sẽ giúp tạo niềm tin với các khách hàng, hướng đến sự gắn bó lâu dài.
Heineken - Chiến dịch “The Closer"
Chiến dịch của Heineken mang tên “The Closer”, đồng sáng tạo bởi Agency Publicis Worldwide, truyền động lực cho người tiêu dùng để cân bằng cuộc sống, công việc và không quên tận hưởng những giây phút vui vẻ bên người thân yêu.
Thương hiệu sáng chế một dụng cụ bật nắp tích hợp công nghệ Bluetooth mang tên The Closer.
Cẩm nang ứng dụng Xu hướng
Emotive Storytelling không chỉ đi thẳng vào cảm xúc mà cần thể hiện được cá tính của thương hiệu, giá trị của sản phẩm và văn hóa của doanh nghiệp.
Với công nghệ hiện đại, Emotive Storytelling nên kết hợp với Visual Marketing để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số chủ đề phổ biến có thể áp dụng khi Storytelling:
- Nổi bật giữa đám đông hoặc thành công.
- Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
- Cảm thấy hạnh phúc, thuộc về, an toàn, yên tâm hoặc tự do.
- Trải nghiệm sự hài lòng tức thì.
- Bảo vệ môi trường.
Lời kết
Xu hướng này thường dành cho các doanh nghiệp lớn nhằm khẳng định và xây dựng giá trị thương hiệu bền vững.