Character Marketing - Tạo “cú hích" định vị thương hiệu
Character Marketing là quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tâm lý của đối tượng mục tiêu và thuộc tính của nhãn hàng để tạo ra linh vật thương hiệu đến các hoạt động Online và Offline hậu ra mắt để xây dựng linh vật thành nhân vật đại diện của thương hiệu.
Phát triển linh vật là hoạt động xây dựng thế giới của nhân vật, thường được thực hiện thông qua các nền tảng như:
Marketing mạng xã hội, nội dung số (Digital Production), Character Branding, Sticker, sự kiện Offline và các sản phẩm, hàng hóa in hình nhân vật.
Linh vật thương hiệu với cá tính riêng có thể tạo “cú hích” để thương hiệu trở nên nổi bật ở các cửa hàng Offline và thu hút sự chú ý của người dùng trên mạng xã hội.
Đồng thời, linh vật thương hiệu là một tính cách “sống” với khả năng nói chuyện và tương tác nên có thể thu hút và nổi bật hơn trên dòng thời gian của người dùng giữa bối cảnh có quá nhiều thông điệp được các nhãn hàng khác đưa ra trên mạng xã hội.
Không những thế, linh vật thương hiệu có khả năng tạo ra liên kết người với người giữa nhãn hàng và người tiêu dùng, truyền tải những thông điệp mang tính cá nhân, kết nối, duy trì, thu hút, tương tác với đối tượng mục tiêu.
Một điều đặc biệt quan trọng là nhãn hàng có thể kiểm soát hoàn toàn tính tích cực hay tiêu cực của thông điệp được linh vật đưa ra, từ đó, hạn chế tối đa khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra.
Thêm vào đó, linh vật thương hiệu linh hoạt trong việc sử dụng, chúng có thể xuất hiện tại nhiều điểm chạm trong hành trình trải nghiệm và mua hàng của người dùng.
Duo - Duo Lingo
Cú Duo là linh vật chính thức của Duolingo – một ứng dụng học ngoại ngữ.
Cú là loài tượng trưng cho kiến thức, trí tuệ, và sự uyên bác.
Duo còn đóng vai trò là huấn luyện viên, thúc đẩy người dùng đạt được mục tiêu học tập cao hơn và cũng có thể hướng dẫn người dùng sử dụng Duolingo.
Lời kết
Linh vật thương hiệu là lựa chọn tối ưu khi được ứng dụng trong các kênh giao tiếp của Marketing cá nhân hoá, chẳng hạn như:
Targeted Email Marketing (quảng bá tập trung bằng thư điện tử), Video với thông điệp mang tính cá nhân, lời khuyên về sản phẩm, Marketing mạng xã hội hay những nội dung tận dụng hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO)…
Đồng thời, Xu hướng này cũng phù hợp với các ngành nghề hướng tới nhóm KHMT B2C, ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ đặc biệt là hướng tới trẻ em tuy nhiên xu hướng này đã phát triển và mở rộng ra nhiều ngành nghề thậm chí là cả với nhóm B2B.
Mỗi ngành nghề và mỗi nhãn hàng có những đặc tính và yêu cầu riêng và để có được một linh vật thương hiệu mang đúng linh hồn của nhãn hàng, việc xác định rõ tính cách và các thuộc tính của nhãn hàng là rất quan trọng.