Các nền kinh tế mới nổi là gì?
Năm 2011, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) đã được nhen nhóm ở Hội chợ Công nghệ Hanovo (Đức) với các mũi nhọn, bao gồm:
Trí tuệ nhân tạo (AI), robot công nghệ nano, dữ liệu lớn (Big Data), internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing), công nghệ không dây thế hệ thứ 5, công nghệ in 3D và phương tiện vận tải không người lái...
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy phát triển kinh tế số (Digital Economy) và toàn cầu hóa số (Digital Globalization).
Khác với nền kinh tế tri thức (phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin), kinh tế số vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số.
Công nghệ số tạo ra sự kết nối trực tiếp giữa các chủ thể và chu trình vận hành kinh tế, giúp tối ưu hóa kết nối các quá trình xử lý vật liệu, năng lượng và thông tin, lược bỏ nhiều khâu trung gian và gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa số.
Công nghệ số hiện đang được nhiều quốc gia sử dụng cả trong phát triển kinh tế, xã hội, y tế như một phương thức tối ưu và hiệu quả nhằm đối phó với những tác động của đại dịch COVID-19.
Xu hướng số hoá đang thúc đẩy nền kinh tế mới nổi
Thời đại công nghệ 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã khiến cho thương mại điện tử hiện đang là động lực tăng trưởng lớn nhất.
Việc sử dụng điện thoại thông minh rộng rãi hơn và sự đa dạng các nền tảng mua sắm trực tuyến.
Thị trường thương mại điện tử dự kiến sẽ tạo ra mức tăng trưởng cao hơn 25% mỗi năm và có giá trị thị trường là 35 tỷ USD vào năm 2025, tương đương 1/10 tổng doanh số bán lẻ theo tầm nhìn dài hạn của Việt Nam.
Trong khi thương mại điện tử được coi là lĩnh vực quan trọng của các nước thì dịch vụ tài chính đang tận dụng xu hướng số hoá.
Theo kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành dịch vụ tài chính đã được chỉ định đóng vai trò tiên phong trong việc thiết lập một hệ thống số hoá hoàn toàn, lấy con người làm trung tâm.
Do đó, các ngân hàng Việt Nam đang theo đuổi các chiến lược phát triển kỹ thuật số.
Cũng giống như thương mại điện tử, sự dễ dàng và thuận tiện của ngân hàng số sẽ thay đổi cách mọi người thực hiện các giao dịch tài chính.
Số lượng người dùng ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 73% trong 9 tháng đầu năm 2020, mức cao nhất trong toàn khu vực.
Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của ngân hàng số vẫn ở mức vừa phải và dịch vụ tài chính số của Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển trong những năm tới.
Theo một nghiên cứu của McKinsey, vào năm 2030, 40% tiêu dùng của Việt Nam sẽ do thế hệ ra đời trong giai đoạn kỹ thuật số, tức là sinh ra vào những năm 1980 đến 2012 thúc đẩy.
Nhóm này có xu hướng sử dụng Internet nhiều và sử dụng điện thoại thông minh.
Sở thích và nhu cầu mua hàng của họ được quyết định bởi những yếu tố khác nhau.
4 nền kinh tế mới nổi
Trong vài năm gần đây, dưới tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một thời đại “công nghệ số" đã hình thành, dẫn đến việc ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực đời sống trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội.
Dựa trên kinh tế nền tảng, nền kinh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đang và sẽ đạt được những bước tiến nhanh chóng với sự ra đời của hàng loạt nền kinh tế mới nổi như: Kinh tế số, Kinh tế Gig, Kinh tế chia sẻ, Kinh tế lười
Kinh tế số - Digital Economy
Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”.
Tuy nhiên, có thể khái quát, kinh tế số bao gồm các hiện tượng mới nổi, như công nghệ chuỗi khối (blockchain), nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp điện tử
Ví dụ như thương mại điện tử, các ngành truyền thống như sản xuất hoặc nông nghiệp có sử dụng công nghệ số hỗ trợ)
Hay như các doanh nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.
Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.
Chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là xu hướng phát triển tất yếu khách quan đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số và tham gia xây dựng các yếu tố nền tảng cho kinh tế số.
Nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore) nhận định, kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025.
Một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 (Australia) cũng khẳng định, GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.
Mặc dù Việt Nam đã có những chương trình, giải pháp phát triển kinh tế số nhưng trong thực tế, thách thức lớn nhất và cũng là một trong những điểm yếu nhất của Việt Nam.
Đó là khoảng cách giữa hoạch định chính sách và việc triển khai trong thực tiễn.
Bên cạnh công tác triển khai, việc xây dựng hành lang pháp lý cũng là vấn đề Việt nam cần chú trọng hoàn thiện.
Kinh tế số đang tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới, việc pháp lý hóa những lĩnh vực mới cần được thực hiện đồng bộ, liên quan đến mục tiêu quốc gia về kinh tế số.
Kinh tế Gig - Gig Economy
Trong một nền kinh tế Gig, mọi người thường làm việc trong những vị trí tạm thời và linh hoạt, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian.
Nền kinh tế Gig làm suy yếu nền kinh tế truyền thống của những người lao động toàn thời gian, những người hiếm khi thay đổi vị trí và tập trung vào sự nghiệp trọn đời.
Trong một nền kinh tế Gig, một lượng lớn người làm việc bán thời gian hoặc tạm thời.
Kết quả của một nền kinh tế Gig là các dịch vụ rẻ hơn, hiệu quả hơn như Uber hoặc Airbnb cho những người sẵn sàng sử dụng chúng.
Có một loạt các vị trí có thể trở thành công việc tạm thời.
Ví dụ, các trường cao đẳng và đại học có thể cắt giảm chi phí và sắp xếp các giảng viên với các môn học bằng cách thuê thêm các trợ giảng và giảng viên bán thời gian.
Trong thế giới kỹ thuật số hiện đại, làm việc từ xa hoặc làm ở nhà ngày càng trở nên phổ biến.
Điều này tạo điều kiện cho các công việc theo hợp đồng vì nhiều việc không cần người làm việc tự do phải đến văn phòng để làm.
Nhà tuyển dụng cũng có nhiều ứng viên hơn để lựa chọn. Ngoài ra, máy tính đã phát triển đến mức chúng có thể thay thế công việc mà mọi người làm trước đây.
Các lý do kinh tế cũng là yếu tố dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Gig.
Hầu hết những người sử dụng lao động không thể đủ khả năng thuê nhân viên toàn thời gian cho mọi công việc cần thiết.
Vì vậy họ thuê nhân viên bán thời gian hoặc nhân viên tạm thời để cho những thời điểm bận rộn hơn hoặc các dự án cụ thể.
Về phía nhân viên, mọi người thường thấy họ cần phải di chuyển và cũng có xu hướng thay đổi nghề nghiệp nhiều lần, vì vậy nền kinh tế Gig có thể được xem như một sự phản ánh của hiện tượng này trên quy mô lớn.
Kinh tế chia sẻ - Sharing Economy
Kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế hoạt động dựa trên quy tắc chia sẻ ngang hàng.
Những người chủ sở hữu tài sản sẽ chia sẻ quyền truy cập cũng như sử dụng tài sản đó trong một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.
Kinh tế chia sẻ hay còn được gọi là Collaborative Consumption, Collaborative Economy, hay Peer Economy.
Đã từng xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, thế nhưng mô hình này chỉ thực sự bùng nổ tại thị trường Việt Nam vào giai đoạn năm 2014 khi có công nghệ làm bàn đạp.
Một số nền tảng hiện nay đang áp dụng mô hình này có thể kể đến rõ ràng nhất là Uber, Grab, Airbnb,…
Những nền tảng này chủ yếu đang vận hành theo hình thức là trung gian kết nối những người có tài sản dư thừa với những đối tượng có nhu cầu sử dụng tài sản.
Công nghệ được xem như là một trong những yếu tố cốt lõi góp phần không hề nhỏ vào việc phát triển vận hành nền kinh tế chia sẻ hiện nay.
Hầu hết những ứng dụng hoạt động theo mô hình này là những công ty về công nghệ
Họ sử dụng internet, và data của họ để có thể tối ưu hóa việc kết nối những nhà cung ứng và khách hàng với nhau. Qua đó tạo ra nhiều giá trị tích cực cho xã hội.
Có thể nói, trong số chúng ta ai cũng đã từng chia sẻ tài sản ít nhất một vài lần trong đời.
Có thể bạn đã từng cho ai đó ngủ chung phòng, hoặc cho ai đó mượn xe.
Tất cả những thứ đó đều được coi là chia sẻ. Và kể từ khi nền kinh tế chia sẻ xuất hiện, chúng ta nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc chia sẻ hơn.
Grab được coi là biến thể của nền kinh tế chia sẻ.
Từ một dịch vụ ban đầu, nay có thể phát sinh thêm các dịch vụ tăng thêm khác, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đa dạng hơn.
Chẳng hạn Grab bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 2014 với dịch vụ GrabTaxi, đến nay, sau 6 năm hoạt động, Grab đã mở rộng kết nối thêm nhiều loại hình dịch vụ thiết yếu của người dân tại 43 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Phạm vi kinh doanh của Grab mở rộng so với ban đầu, các hoạt động kinh doanh hiện nay gồm có:
Vận tải hành khách (BrabTaxi, GrabCar, GrabBike; Giao hàng nhanh chặng cuối (GrabExpress); Giao thức ăn (GrabFood); Đi chợ và giao đồ tạp hóa (GrabMart); Kết hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca để cung cấp các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt Moca trên nền tảng Grab.
Kinh tế lười - Lazy Economy
Lazy Economy - kinh tế “thảnh thơi” (cách gọi của Trends Việt Nam từ 23/12/2021) là một xu hướng kinh tế thú vị với thế giới hiện đại khi thị trường liên quan đến những giá trị siêu tiện lợi này đang tăng lên nhanh chóng.
Hàng loạt các sản phẩm cộp mác dành cho “người lười” lọt vào top tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử như Taobao: ghế lười, máy lấy kem đánh răng tự động,...
Nếu nhìn nhận theo một cách khác, sự bận rộn của con người hiện đại cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những người lười biếng.
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, số giờ làm việc trung bình của nhân viên trong các công ty Trung Quốc vượt quá 46 giờ, cao hơn nhiều so với giờ làm việc toàn cầu.
Với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng GDP bình quân đầu người, thu nhập cá nhân khả dụng đã mang lại cho giới trẻ quyền lười biếng, tức là quyền được tự do tiêu dùng và lựa chọn.
Tiết kiệm thời gian nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa nhờ những “trợ thủ” máy móc đắc lực là lựa chọn của nhiều người trẻ.
Từ máy rửa bát đến robot lau nhà, “người lười” muốn có mọi thứ. Vậy nền kinh tế “lười” sẽ mang lại khởi sắc cho những ngành nào? Nền kinh tế này sẽ đi về đâu trong tương lai?
“Takeaway” (mang đi) là sự lựa chọn pha trộn giữa nền kinh tế “lười” và nền kinh tế gia đình.
Nấu ăn từng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của một gia đình.
Tuy nhiên dữ liệu cho thấy có 500 triệu người đang sử dụng phần mềm đặt đồ ăn và dịch vụ trực tuyến chiếm 20% trong ngành ăn uống.
Thống kê mới nhất tính đến cuối năm 2020 chỉ ra, đơn đặt hàng mang đi của cả nước đạt 17,12 tỷ, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khảo sát cho thấy, lượng tiêu thụ mang đi tập trung ở nhóm tuổi 18-25 và 26-30, lần lượt chiếm 36,1% và 22,5%.
Với tư cách là lực lượng lao động xã hội chính, là những người tiêu dùng lớn nhất, hơn một nửa số người dùng mua mang đi là những người sinh sau những năm 90.
Nền kinh tế “lười biếng” đã thúc đẩy sự phát triển của giao hàng ăn và hầu hết người dùng đặt hàng thông qua nền tảng như Gojek hay Borzo.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành giao đồ ăn đã cho phép những người “lười biếng” ăn uống vui vẻ tại nhà, thúc đẩy sự phát triển trực tuyến của ngành nói riêng và lưu thông nội bộ của nền kinh tế nói chung.
Việt Nam hướng tới nền kinh tế mới nổi
Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới.
Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn.
Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn.
Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng.
Tiến trình của các xu hướng này càng bị đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19.
Trong thời đại số ngày nay, các nền kinh tế mới nổi đã trở thành xu thế phát triển tất yếu đối với các nền kinh tế trên thế giới.
Dù chưa có một định nghĩa thống nhất về kinh tế số song quan niệm kinh tế số là một mở rộng thực sự của kinh tế công nghệ thông tin - truyền thông là có tính phổ biến.
Kinh tế số bao gồm nhiều loại hình kinh tế mới đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và cơ hội việc làm cho người lao động.
Chúng ta tin tưởng vào tương lai nền kinh tế mới nổi sẽ phát triển nhanh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong thời đại số ngày nay.
Phương Trang, Trends Việt Nam