Hội đồng Hàng hải Quốc tế và Baltic (BIMCO) kỳ vọng năm 2021 sẽ thậm chí còn tốt hơn cho ngành vận tải container so với năm 2020, vì lượng tồn đọng hiện tại sẽ mất nhiều tháng để giải quyết và các hãng vận tải đang sử dụng thế mạnh hiện tại của thị trường để chốt giá hợp đồng

BIMCO là hiệp hội hàng hải quốc tế lớn nhất đại diện cho các thành viên bao gồm các nhà quản lý, nhà môi giới và đại lý ở hơn 120 quốc gia, hiện đang kiểm soát khoảng 65% trọng tải trên thế giới.

Cho đến nay, mức tăng trưởng khối lượng lớn nhất đã được chứng kiến trên thương mại từ châu Á tới Bắc Mỹ. Trên tuyến này, khối lượng tăng 3,6 triệu TEU trong nửa cuối năm 2020 so với tuyến đầu tiên, trong khi khối lượng tăng 2,1 triệu TEU so với nửa cuối năm 2019, đủ để đưa tăng trưởng cả năm lên mức dương (+ 1,4 triệu TEU).

Tập đoàn Hòa Phát không nằm ngoài cuộc chơi

Mới đây nhất, tại Việt Nam, tập đoàn Hòa Phát cũng đã quyết định sản xuất container trước vấn đề thiếu hụt trong ngành vận tải. 

null Tập đoàn Hòa Phát mới đây đã tuyên bố kế hoạch sản xuất vỏ container.


Trong tháng 2/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã thông báo tuyển dụng hàng loạt nhân sự triển khai nhà máy sản xuất container với công suất 500.000 TEU/năm.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, nhu cầu container trên thế giới ngày càng lớn do hoạt động thương mại điện tử, xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ.

Ông cũng tự tin rằng Hòa Phát có “vũ khí” để đảm bảo dự án sản xuất container có thể thành công, cạnh tranh sòng phẳng với ông lớn trong làng container thế giới là Trung Quốc.

"Sắt thép chiếm 55% giá thành sản xuất container, mà lại là loại thép SPA-H đặc chủng, kháng tự nhiên, kháng thời tiết.

Ở Việt Nam duy nhất Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất làm chủ được công nghệ sản xuất loại thép này với giá thành hợp lý, phát huy được thế mạnh của nhà sản xuất thép từ thượng nguồn.

Với công suất 500.000 TEU/năm, sản xuất container sẽ tiêu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm, là đầu ra rất tốt cho dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát. Như vậy có thể nói container là sản phẩm giá trị gia tăng nằm trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát."

- ông Nguyễn Mạnh Tuấn chia sẻ.

null Dự kiến đầu quý 2 năm sau Hòa Phát có thể cung cấp ra thị trường container rỗng mang thương hiệu của mình.


Chuyên gia nhận định thế nào?

Ông Đinh Quốc Hưng, Tổng Giám đốc Công ty XNK Hoàng Khánh (TP HCM), cho biết không nhiều doanh nghiệp (DN0 trong nước tham gia sản xuất hoặc cung ứng container. Đa phần container rỗng phục vụ xuất khẩu thuộc quản lý của các hãng tàu quốc tế và DN nước ngoài.

Hiện nay, các DN trong nước đã thấy được tiềm năng của thị trường logistics, trong đó có thị trường container, nhất là khi các hiệp định thương mại quan trọng đi vào thực thi, Việt Nam sẽ tăng trưởng xuất khẩu và trở thành điểm đến của các tập đoàn lớn. 

"Tình trạng thiếu container gần đây đã đẩy giá thuê container lên rất cao. Do vậy, việc DN Việt Nam tham gia sản xuất container là tín hiệu tốt, góp phần hoàn thiện, ổn định cho hoạt động logistics trong nước".

- ông Hưng nhận xét và kiến nghị nhà nước tiếp tục khuyến khích phát triển logistics cho xứng tầm với tiềm năng hiện có.

null Việc DN Việt Nam tham gia sản xuất container là tín hiệu tốt, góp phần hoàn thiện, ổn định cho hoạt động logistics trong nước.


Một chuyên gia về logistics cho biết sản xuất container là lĩnh vực rất kén người làm. Do vậy, hầu như không có DN nào chỉ đơn thuần sản xuất container mà đa phần coi sản xuất - kinh doanh mặt hàng này là một giá trị tăng thêm cho các hoạt động khác.

Ví dụ, các hãng tàu với đặc thù kiếm lợi bằng cách vận chuyển cho khách hàng thì có thể sở hữu container để cho khách thuê quay vòng nhiều lần.

Hoặc với trường hợp của Hòa Phát, tận dụng sản phẩm thép tự sản xuất được, việc sản xuất container sẽ có lợi thế hơn so với phải đi mua nguyên liệu đắt đỏ. Ngoài ra, sản xuất container chỉ hiệu quả khi có đơn hàng đủ lớn, tiêu thụ đều đặn.

"Do vậy, chỉ những DN lớn mới bước chân vào thị trường sản xuất - kinh doanh vỏ container được. Hiện Việt Nam chỉ có DN quy mô nhỏ tham gia sửa chữa container và dừng lại ở sản xuất rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc.

Tuy nhiên, nếu có cơ chế tốt thì hoàn toàn có thể có nhiều DN Việt Nam tham gia thị trường hơn nữa" - chuyên gia này bình luận.

Đọc thêm về tình hình thiếu container của ngành logistics tại đây.

Nguồn: Tổng hợp