Một môi trường hòa nhập văn hóa nơi làm việc có thể là một yếu tố thu hút chủ đạo các ứng viên tìm kiếm việc làm tại tổ chức và giữ cho nhân viên hiện tại hài lòng với công việc của họ.
Tuy nhiên, để thỏa mãn tiêu chí này, những lợi ích ngắn hạn chắc chắn không thể là giải pháp thỏa đáng.
Điều quan trọng là phải hỗ trợ sự đa dạng văn hóa doanh nghiệp (DN) bằng cách hình thành và tôn vinh một nền văn hóa hòa nhập, thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân, sự tôn trọng và đánh giá cao giữa mọi người trong tổ chức.
Nếu đa dạng là một danh từ, hãy xem hòa nhập là một động từ bởi nó đòi hỏi hành động có chủ đích.
Trong bài viết này, Dale Carnegie Việt Nam (DCVN) đem đến sự nhìn nhận đúng đắn về một môi trường hòa nhập văn hóa, lợi ích của văn hóa hòa nhập từ xây dựng nhận thức và năng lực văn hóa đối với DN và cung cấp một số ý tưởng về cách chủ DN có thể giúp đóng góp vào sự hòa nhập tại nơi làm việc.
Hiểu đúng về môi trường hòa nhập văn hóa nơi làm việc
Một môi trường hòa nhập về văn hóa đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau, các mối quan hệ hiệu quả, giao tiếp rõ ràng, hiểu rõ ràng về các kỳ vọng và phản ánh bản thân có phê phán.
Trong một môi trường hòa nhập, mọi người thuộc mọi định hướng văn hóa có thể:
Tự do bày tỏ họ là ai, ý kiến và quan điểm của riêng họ.
Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Cảm thấy an toàn trước nỗi lo bị lạm dụng, quấy rối hoặc chỉ trích không công bằng.
Lợi ích xây dựng môi trường hòa nhập văn hóa bằng cách phát triển nhận thức và năng lực văn hóa doanh nghiệp
Tạo ra một nơi làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ là điều đúng đắn cần làm mà còn có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp theo nhiều cách.
Cụ thể:
Một là, nó thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh.
Tính hòa nhập văn hóa giải quyết và hỗ trợ nhu cầu của mọi người từ các nền văn hóa đa dạng.
Cảm giác hòa nhập đảm bảo rằng tất cả nhân viên, bất kể nền tảng và kinh nghiệm, đều có thể được kết nối với cơ hội bình đẳng, được tự do thể hiện bản thân và phát huy điểm mạnh cá nhân.
Hai là, nó làm tăng sự tham gia của nhân viên và thúc đẩy năng suất.
Khi mọi người cảm thấy thoải mái và có thể thể hiện bản thân một cách chân thực, họ có nhiều khả năng hoạt động tích cực hơn.
Điều này làm tăng sự gắn kết và đóng góp cho tổ chức nói chung.
Nhận định trên đặc biệt đúng với những nơi làm việc có môi trường dành cho người thuộc cộng đồng LGBTQ.
Tương tự, một nghiên cứu của The Economist cho thấy phần lớn những người trả lời khảo sát tin rằng sự đa dạng và hòa nhập thúc đẩy quản lý nhân tài tốt hơn, sự hài lòng của nhân viên, sự hợp tác và danh tiếng của công ty.
Ba là, nó kích thích sáng tạo và đổi mới.
Có một lực lượng lao động đa dạng và hòa nhập có thể giúp ích cho công ty về mặt sáng tạo và đổi mới.
Khi nền tảng và kinh nghiệm đặc biệt của mỗi thành viên trong nhóm được tôn vinh và khuyến khích, nhân viên có nhiều khả năng nói lên quan điểm độc đáo của họ.
Điều này có thể đem đến các ý tưởng kinh doanh mới, cải tiến hoạt động và các giải pháp sáng tạo.
3 bước thiết lập môi trường hòa nhập văn hóa nơi làm việc trên nền tảng phát triển nhận thức và năng lực văn hóa
Nhiều doanh nghiệp đang hướng tới xây dựng lực lượng lao động đa dạng và hòa nhập hơn tại nơi làm việc.
Nhiệm vụ này liên quan đến việc nâng cao nhận thức và năng lực văn hóa liên tục, thường xuyên.
Dưới đây là một số bước đơn giản mà một người có thể thực hiện với tư cách là một nhà lãnh đạo để thúc đẩy văn hóa công ty hòa nhập.
Bước 1: Quán triệt hệ tư tưởng "Đa dạng - Hòa nhập" từ "gốc" đến "ngọn"
Như với bất kỳ khía cạnh nào của văn hóa công ty, việc tạo ra và khuyến khích cảm giác thân thuộc ở nơi làm việc cần bắt đầu từ cấp lãnh đạo.
Nếu sự hòa nhập không phải là mục tiêu của công ty, một chế độ giai cấp ắt sẽ hình thành.
Trong khi trên thực tế, nhân viên có xu hướng muốn làm việc trong một môi trường hòa nhập văn hóa với lãnh đạo dễ gần hơn để họ thấy thoải mái và hiếm khi bị thách thức.
Đồng thời, bản thân chủ doanh nghiệp cũng mong muốn hợp tác với những nhân viên có thái độ hòa nhập để xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
Vì vậy, điều mà họ cần làm là cung cấp cho tất cả nhân viên những công cụ và kỹ năng cần thiết để “tỏa sáng”.
Và điều đó nên bắt đầu bằng việc khẳng định với nhân viên rằng họ hoàn toàn được là chính mình tại đây.
Bước 2: Tập trung vào các chiến lược tuyển dụng hướng đến văn hóa hòa nhập
Sau khi ban lãnh đạo công ty thiết lập quan điểm, hòa nhập văn hóa cần phải trở thành một trong những triết lý hàng đầu trong chương trình tuyển dụng nhân sự.
Bộ phận nhân sự cần xem xét kỹ lưỡng các chiến thuật tuyển dụng của công ty để đảm bảo rằng công ty đang tiếp cận việc tuyển dụng với mục tiêu thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập.
Hãy biến tuyển dụng hòa nhập trở thành một phần không thể thiếu trong DNA của công ty để khuếch đại tương lai của công ty và trau dồi lực lượng lao động.
Bước 3: Kết nối tinh tế giữa lãnh đạo và nhân viên
Một trong những cách tốt nhất để báo hiệu cho nhân viên biết rằng hãy tự tin là chính họ trong môi trường làm việc này là kết nối với họ ở cấp độ cá nhân.
Hãy bộc bạch với nhân viên về cuộc sống của bản thân và khéo léo gieo vào nhận thức của họ một quan điểm rằng:
“Nếu trao đi sự chân thành, ắt sẽ nhận lại chân thành.”
Những cử chỉ đơn giản nhưng tinh tế có thể khuyến khích nhân viên cởi mở về cuộc sống cá nhân của họ và cảm thấy được tham gia vào các cuộc thảo luận không liên quan đến công việc.
Riêng đối với nhân viên LGBTQ, điều quan trọng là không được vô cảm về danh tính của họ và chắc chắn đối xử với họ như những người khác trong văn phòng cũng như không hỏi những câu không phù hợp.
LinkedIn là một ví dụ điển hình về tương tác hiệu quả giữa sếp và nhân viên.
LinkedIn cung cấp các nhà tài trợ điều hành và một cộng đồng đồng minh mạnh mẽ cho nhân viên LGBT thông qua nhóm tài nguyên nhân viên toàn cầu “out @ in”.
Bên cạnh đó, công ty cũng triển khai Chiến dịch #ProudAtWork nhằm khuyến khích nhân viên, giám đốc điều hành và những người có ảnh hưởng trên LinkedIn chia sẻ câu chuyện của họ về sự thân thuộc ở nơi làm việc.
Lời kết
Cùng với sự lựa chọn kinh doanh có đạo đức và văn hóa, một môi trường hòa nhập văn hóa nơi làm việc có thể mang lại lợi ích song phương cho cả lãnh đạo và nhân viên theo một số cách.
Để có được sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc đúng đắn, điều quan trọng là cần xây dựng một nền văn hóa nơi mọi người đều cảm thấy được nhìn nhận năng lực và được lắng nghe.