Với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những phục trang rất riêng và độc đáo, thể hiện quan niệm thẩm mỹ cũng như đặc trưng của từng vùng, miền, từng nền văn hóa khác nhau.

Nhưng tựu trung lại, điều làm nên kho tàng quý giá nhất cho nền văn hóa Việt nói chung và lĩnh vực thời trang Việt nói riêng chính là sắc màu rực rỡ của những vuông thổ cẩm.

Thổ cẩm: Báu vật của Việt Nam

Thổ cẩm là loại hàng vải dệt thủ công giàu họa tiết và các họa tiết này thường nổi lên mặt vải giống như được thêu.

Ở Việt Nam, thổ cẩm thường để chỉ loại vải tự dệt, có hoa văn dệt theo phương pháp truyền thống của các dân tộc ít người ở miền núi.

null

Thổ cẩm truyền thống thường sử dụng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng, gai nhuộm sậm. 

null

Mỗi dân tộc có những hoa văn trang trí khác nhau, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng.

Nhưng có thể khẳng định, mỗi kiểu trang phục là một công trình nghệ thuật tài hoa về mỹ thuật, hội họa sử dụng màu sắc.

Trong đó, thổ cẩm là chất liệu chính góp phần làm nên sắc thái riêng cho từng loại trang phục.

null

Chỉ cần cầm trên tay một vuông thổ cẩm, quan sát màu sắc, đường nét và hình thức dệt, cộng với sự am hiểu và tinh ý, bạn sẽ có thể nhận ra ngay bản sắc văn hóa và nhân sinh quan của từng dân tộc.

Đó chính là cái hay, nét đẹp của từng vuông thổ cẩm.

Thổ cẩm: “Gia tài” của thời trang Việt Nam

Các đường nét hài hòa, tinh tế nhưng không kém phần mạnh mẽ, hiện đại đầy quyến rũ của thổ cẩm đã ngày càng lấy lòng được các tín đồ thời trang và được sử dụng trong các trang phục.

Xu hướng này được thể hiện ở việc nhiều hãng thời trang đã bắt đầu in hoa văn thổ cẩm lên vải thường để sản xuất ra trang phục và phụ kiện thời trang.

null

Không chỉ tạo được “luồng gió mới” cho những thiết kế thời trang mà còn lan tỏa vẻ đẹp hoa văn dân tộc vào cuộc sống đương đại.

Nhiều bộ sưu tập thời trang thổ cẩm váy dạ hội, áo dài thổ cẩm được người mẫu chuyên nghiệp trình diễn trong các cuộc thi thời trang, thi người đẹp, festival văn hóa thổ cẩm.

Các bộ trang phục trong Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 - 2020.
Các bộ trang phục trong Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 - 2020.

Có thể kể đến bộ sưu tập “Làng phố” của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoàng Nam với sự kết hợp họa tiết thổ cẩm của 3 dân tộc thiểu số H'Mông, Mạ và Tày để xây dựng nên những chiếc áo dài nhung sang trọng.

Với những chiếc áo dài họa tiết thổ cẩm, bộ sưu tập ‘Làng phố’ đã ghi dấu ấn tại Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam.
Với những chiếc áo dài họa tiết thổ cẩm, bộ sưu tập ‘Làng phố’ đã ghi dấu ấn tại Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam.

Túi xách tay thổ cẩm - thời trang cùng với tình yêu dân tộc

Nắm bắt được xu hướng thời trang truyền thống mang bản sắc dân tộc như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tung ra các sản phẩm làm từ chất liệu thổ cẩm, thân thiện với môi trường.

Thương hiệu thời trang La Phạm là một trong số đó.

Bằng cách kết hợp thời trang với chất liệu sợi thiên nhiên đan tay, chiếc túi xách thổ cẩm ra đời và rất được các tín đồ thời trang châu u và châu Á yêu dùng.

null

Những chiếc túi xách tay thổ cẩm - sản phẩm thời trang xanh được sản xuất từ chất liệu tự nhiên như: Cỏ, cói, lục bình, mây, tre… đan 100% bằng tay bởi những nghệ nhân làng nghề nên không gây hại cho môi trường, có độ bền cao.

null

Và đặc biệt những chiếc túi này không bị “đụng hàng”, chinh phục người tiêu dùng bằng chính sự bình dị cùng vẻ đẹp mộc mạc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Chiếc túi xách tay nhỏ có trang trí bằng thổ cẩm vừa mang tính thời trang, nét đẹp truyền thống độc đáo lại thân thiện với môi trường.
Chiếc túi xách tay nhỏ có trang trí bằng thổ cẩm vừa mang tính thời trang, nét đẹp truyền thống độc đáo lại thân thiện với môi trường.

Nhà thiết kế Ngọc Anh - chủ thương hiệu thời trang La Phạm chia sẻ:

“Thời trang chính là thể hiện phong cách sống và lan tỏa giá trị của chính người sử dụng.

Tôi có niềm đam mê đặc biệt với thời trang truyền thống và thời trang bền vững hay còn gọi là thời trang xanh - thời trang thân thiện với môi trường”.

Say mê các nguyên liệu, sản phẩm thời trang có nguồn gốc thiên nhiên, NTK Ngọc Anh đã chọn Việt Nam và các làng nghề để phát triển.
Say mê các nguyên liệu, sản phẩm thời trang có nguồn gốc thiên nhiên, NTK Ngọc Anh đã chọn Việt Nam và các làng nghề để phát triển.

Mỗi sản phẩm túi đều đi ra từ các làng quê Việt Nam, bởi những bàn tay nghệ nhân và cả tâm huyết của những người yêu làng nghề, yêu quê hương như chị Ngọc Anh.

Chị Ngọc Anh trong một lần làm việc tại làng nghề ở vùng núi phía Bắc, Việt Nam.
Chị Ngọc Anh trong một lần làm việc tại làng nghề ở vùng núi phía Bắc, Việt Nam.

null

Đa dạng kiểu dáng và thiết kế đã khiến các sản phẩm túi phong cách thời trang xanh gần gũi cả với giới tiêu dùng thời trang trẻ tuổi hoặc quốc tế.

Bằng sự khéo léo và tâm huyết của mình, nhãn hàng đã tạo ra sự sắp đặt những hình khối mới lạ, thu hút người tiêu dùng.
Bằng sự khéo léo và tâm huyết của mình, nhãn hàng đã tạo ra sự sắp đặt những hình khối mới lạ, thu hút người tiêu dùng.

Đồng thời thông qua các sản phẩm của mình, nhãn hàng mong muốn lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam.

Từ đó truyền cảm hứng đến các doanh nghiệp về ý thức thời trang sinh thái, về việc sử dụng nguồn nguyên liệu mới lạ truyền thống, thay vì đi vào lối mòn và chỉ bán những nguyên liệu quen thuộc.