Tuổi già chủ động - trở thành xu hướng
Trước khi trở thành xu hướng ở Việt Nam, việc người cao tuổi lựa chọn sống chủ động đã trở thành quy luật tất yếu đối với người cao tuổi trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển và có tỷ lệ già hóa dân số tăng nhanh như:
Mỹ, Anh, Nhật Bản...
Ở Mỹ, theo thống kê của Genworth Financial, chi phí bình quân hàng tháng người cao tuổi chi trả cho viện dưỡng lão rơi vào khoảng 180 – 200 triệu đồng/người.
Trong khi đó, người cao tuổi ở Anh sẵn sàng chi trả khoảng 1,4 tỷ - 3,4 tỷ đồng/năm để sở hữu một cuộc sống tự chủ an dưỡng tuổi già.
Và ở Nhật Bản - quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số đang giữ vị trí cao nhất thế giới.
Người cao tuổi ở Nhật cũng không ngại chi trả khoảng 75 – 187 triệu đồng/tháng cho các khoản chi phí dưỡng lão của mình.
Nhìn vào bức tranh dưỡng lão của người cao tuổi ở các nước phương Tây và Nhật Bản, với khoản chi phí “khủng” chỉ dành riêng cho các dịch vụ dưỡng lão.
Có thể thấy rằng, người cao tuổi ngày càng có xu hướng tự chủ về cuộc sống an dưỡng tuổi già của mình.
Trở lại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê đánh giá vào năm 2019, thì có đến 27,8% tỷ lệ người cao tuổi không sống chung với con cái.
So với năm 2009 là 18,3%, con số này đã tăng mạnh trong vòng 10 năm.
Để thấy rằng, tỷ lệ người cao tuổi có nhu cầu sống chủ động đang ngày càng trở thành quy luật tất yếu ở nước ta.
Tuổi già chủ động - an tâm dưỡng già
Với lựa chọn lối sống tích cực “tuổi già chủ động”, hầu hết người cao tuổi đều đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt tài chính, sức khỏe, tâm lý cho cuộc sống an dưỡng của mình.
Ông Trần Trọng Kính (65 tuổi - Hà Nội) chia sẻ:
“Nghỉ hưu đã gần 5 năm, thời gian rảnh của tôi có khá nhiều nhưng hầu hết tôi không có nhiều hoạt động để sử dụng hết quỹ thời gian đó.
Gần đây, tôi đang tìm hiểu mô hình viện dưỡng lão cao cấp khá thú vị:
Vừa dưỡng lão, vừa như đi nghỉ dưỡng, còn được chăm sóc sức khỏe cẩn thận...
Đây cũng là một gợi ý hấp dẫn cho hành trang dưỡng già vài năm tới của tôi.
Bản thân tôi không muốn phụ thuộc vào con cái, và nếu ở những nơi như vậy, con cái của tôi chắc chắn cũng yên tâm.
Cuộc sống của mình thì mình phải làm chủ chứ.”
Mới đây nghệ sĩ Chí Trung trong một bài phỏng vấn cũng cũng thể hiện quan điểm về già muốn vào viện dưỡng lão:
“Có lẽ do tôi không hi vọng nhiều như thời trẻ nữa. Mà mình cũng là người gàn dở, ghê gớm thì khó tìm được sự đồng cảm lớn lao trong lúc này.
Tử vi nói tôi cô quả, cho nên tương lai của tôi là trại dưỡng lão chứ không phải gắn bó với người nào đó".
Cũng theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế nhận định:
“Nhu cầu viện dưỡng lão được chia thành 2 nhóm chính:
Một là người cao tuổi không có điều kiện sống cùng con cái.
Hai là nhóm người muốn tham gia để sinh hoạt cộng đồng, gặp gỡ những người cùng thế hệ.”
Vậy nên, việc phát triển loại hình viện dưỡng lão, đặc biệt là phân khúc viện dưỡng lão cao cấp sẽ trở thành giải pháp hiệu quả khi đối mặt với những thách thức mà già hóa dân số đặt ra.
Cũng như mở ra cơ hội sống chủ động cho người cao tuổi.
Nắm bắt được nhu cầu tất yếu đó, Tuấn Minh Group – Tập đoàn Tiên phong phát triển các dịch vụ dành riêng cho người cao tuổi đã cho ra đời mô hình viện dưỡng lão cao cấp mang thương hiệu S-Merciful.
Dựa trên hai tiêu chuẩn chính:
Nghỉ dưỡng 5 sao và chăm sóc y tế toàn diện.
Hướng đến mục tiêu phủ sóng toàn quốc với sự đồng nhất về chất lượng, dự kiến khai trương 30 viện dưỡng lão trên cả nước.
Tại S-Merciful, người cao tuổi sẽ được tận hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện thông qua:
Hệ thống phòng khám hiện đại, phòng vật lý trị liệu tân tiến, phòng khám Đông y đi cùng các dịch vụ massage, xông hơi, bồn tắm sục Jacuzzi, Gym, yoga, phòng chiếu phim, các câu lạc bộ múa, hát…
Đặc biệt, S-Merciful là hệ thống viện dưỡng lão đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ trong việc quản lý thông tin khách hàng.
Thông qua ứng dụng trên di động, người thân của người cao tuổi có thể chủ động cập nhật các chỉ số về:
Tình trạng sức khỏe, thực đơn mỗi ngày và lịch trình sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi.
Trong tương lai, Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful không chỉ trở thành bến đỗ hạnh phúc mà còn mở ra một cuộc sống “tuổi già chủ động” tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn và nhân văn hơn dành riêng cho người cao tuổi.