Chiếc váy từ giấm ăn - Thiết kế giúp Hương Ly tỏa sáng tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022

Hương Ly là người đầu tiên trong lịch sử mang chiếc đầm có chất liệu độc đáo làm từ "giấm ăn" lên sân khấu của cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất Việt Nam.

null
Nhờ vào định hướng hình ảnh rõ ràng cũng như chỉn chu, Hương Ly thành công trong đêm bán kết với diện mạo của mình (Ảnh: Miss Universe Vietnam).

Được biết, chiếc váy mà Hương Ly chọn lựa và mang đến đêm bán kết có ý nghĩa sâu xa về vấn đề bảo vệ môi trường, khi ngành công nghiệp thời trang đã dần phá huỷ những giá trị nhân văn đó.

Ý chí chinh phục vương miện của Hương Ly đang ngày mạnh mẽ hơn, vì rõ ràng một cuộc đua hoa hậu không chỉ tìm ra người đẹp về mặt hình thể, điều mà Hoa hậu Hoàn vũ tìm kiếm chính là cô gái có câu chuyện khác biệt, mang đến thông điệp đầy cảm hứng, đẹp cả về bề ngoài lẫn tâm hồn.

Quyết định táo bạo của Hương Ly khiến cô nàng thu về hàng nghìn bình luận ủng hộ của netizen vì tính nhân văn của bộ trang phục, và chính Hương Ly cũng trở nên thanh thoát kiều diễm trong chiếc đầm này.

null
Fan quốc tế đăng tải hình Hương Ly trong một nhóm sắc đẹp và dành lời khen ngợi cho cô (Ảnh: Sao Star).

Xu hướng vật liệu thân thiện - Lên ngôi từ thời trang Việt đến sàn diễn quốc tế

Trong lịch sử phát triển của mình, thời trang vốn bị đánh giá là một ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, thực trạng này đang dần thay đổi trong năm 2021 nhờ một số xu hướng thời trang mới đặt tính bền vững lên hàng đầu.

Từ kỹ thuật dệt lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, mài đá của nhà thiết kế Vũ Thảo; đến vải được tái chế từ vỏ hàu, nhựa tái chế, bã cà phê và sợi sen, vải cao xuất hiện tại Tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2022.

Thậm chí, đến cả các thương hiệu và nhà thiết kế quốc tế cũng đang theo xu hướng này:

Nhà thiết kế Stella McCartney và hãng Hermès sử dụng chất liệu da giả thuần chay và Prada sản xuất ba lô, váy từ vải nylon tái chế.

1. Nhà thiết kế Vũ Thảo - Những kỹ thuật dệt vải, nhuộm màu từ tự nhiên

Đầu tiên là nhà thiết kế Vũ Thảo, nổi bật với việc tự trồng nguyên liệu thô, dệt, trang trí (vẽ sáp ong, thêu thùa), nhuộm tự nhiên, thiết kế, dựng mẫu, sản xuất và ra mắt bộ sưu tập.

null
Chẳng hạn một áo khoác người H’mông đen qua 5 - 6 kỹ thuật, dệt lanh, nhuộm chàm, nhuộm nhựa cánh kiến, vẽ sáp ong, mài đá tạo cho vải vừa bền, bóng đẹp như da thuộc (Nhà thiết kế Vũ Thảo).

Quá trình sản xuất sản phẩm thời trang của cô cũng gắn kết mật thiết với một loạt các nghề thủ công truyền thống có nguy cơ mai một ở Việt Nam như dệt lụa, dệt bông, dệt lanh, nhuộm chàm, nhuộm mặc nưa, mài đá, thêu thùa…

null
Nhuộm nhựa cánh kiến (Ảnh: Benjamin Reich).

Từ quy trình này, cô nhận ra dấu ấn đương đại trong truyền thống không hề cổ hủ, lạc hậu, dùng kỹ thuật thủ công tạo hiệu ứng đương đại. 

null
Mẫu váy lụa nhuộm nhựa cánh kiến - Bộ sưu tập Miên (Ảnh: Lê Nguyên Nhật).

Điều này không chỉ tạo nên sự độc đáo, quý hiếm mà còn tạo ra điểm nhấn, không làm phung phí cho cả tấm vải, trang phục.

2. Tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2022 - Những thiết kế chất liệu thân thiện và hướng đi cho xu hướng này

Sự kiện vừa qua có sự góp mặt của nhiều thiết kế mang thông điệp ý nghĩa và giàu giá trị nhân văn.

Nhà thiết kế Lý Giám Tiền hào hứng khi kết hợp cùng Faslink tạo ra những thiết kế sử dụng vải được tái chế từ vỏ hàu, nhựa tái chế, bã cà phê và sợi sen…

Nhà thiết kế còn phối thêm những nguyên liệu khác để tạo nên một bộ sưu tập vừa mang tính ứng dụng vừa mang tính trình diễn trên sàn runway.

null
Nhà thiết kế Lý Giám Tiền và bộ sưu tập “The Future Woman” (Ảnh: Vietnam Fashion Week 2022).

Thêm vào đó, nhà thiết kế Tuyết Lê dành trọn tâm huyết cho bộ sưu tập “Rose Secret" cũng theo xu hướng chất liệu thân thiện với môi trường.

Các trang phục được thiết kế từ các chất liệu vải cao thân thiện với môi trường cùng những họa tiết đính kèm được nhập khẩu từ các kinh đô thời trang.

null
Siêu mẫu - Á hậu Võ Hoàng Yến và Hoa hậu Toàn cầu 2019 Karolína Kokešová trong thiết kế của nhà thiết kế Tuyết Lê (Ảnh: Vietnam Fashion Week 2022).

Ngoài ra, bà Trang Lê - người sáng lập kiêm chủ tịch Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam - cho biết câu chuyện chất liệu thân thiện môi trường không mới nhưng sau đại dịch là một câu chuyện khác.

Đó là góc nhìn rộng hơn về cách vận hành hay đưa cách làm mới vào thiết kế thời trang bền vững.

Đây không phải trào lưu nhất thời mà nên nhìn nhận là hướng đi trong tương lai của ngành thời trang.

3. Xu hướng thời trang chất liệu thân thiện trên sàn diễn quốc tế - Da giả thuần chay và vải nylon tái chế

Hiện tại, các nhà khoa học đã phát minh ra các chất liệu giả da mới làm từ thực vật như nấm, rượu vang, xoài, xương rồng, dứa, táo,...

Xu hướng da giả "thuần chay" đang được đón nhận một cách tích cực bởi cả các hãng thời trang xa xỉ.

null
Đầu năm nay, hãng thời trang biểu tượng của thế giới - Hermès đã gây sốc khi ra mắt mẫu túi Victora nổi tiếng làm từ sợi nấm và rễ nấm (Ảnh: Hermès).

Nhà thiết kế nổi tiếng Stella McCartney cũng hợp tác với Bolt Threads để ra mắt sản phẩm may mặc bằng da nấm đầu tiên của mình.

null
Nguyên liệu làm nên bộ quần áo được gọi là Mylo, được tạo ra từ rễ nấm (Ảnh: Stella McCartney).

Ngoài ra, một thương hiệu nổi tiếng cũng đi theo xu hướng chất liệu thân thiện với môi trường này nữa là Prada.

null
Tại Prada, nhà thiết kế Muiccia Prada và Raf Simons đã hợp tác cùng nhau để tạo nên chiếc váy lộng lẫy làm từ 100% nylon tái chế (Ảnh: Prada).

null
Trước đó, Prada cũng đã sử dụng chất liệu này để sản xuất các mẫu ba lô và ví của mình (Ảnh: Prada).

Có mặt từ sàn diễn thời trang Việt đến các thương hiệu quốc tế, xu hướng sử dụng vật liệu thân thiện đang lên ngôi và được các nhà thiết kế ngày càng quan tâm, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong tương lai.