Đây là một số nguyên nhân:
1. Sản phẩm làm thỏa mãn cái tôi
Khi muốn tạo ra một sản phẩm viral, chúng ta phải tạo ra một cái gì đó rất “kết dính”.
Khó có thể phủ nhận, avatar hay bất cứ cái gì được cá nhân hóa thường làm rất tốt nhiệm vụ vuốt ve cái tôi của mỗi người (giống như các ứng dụng làm đẹp).
Ở đây, thỏa mãn cái tôi là một động lực vừa đủ khác biệt với những hành động khác, nhưng lại đủ chung nhất và đủ động lực để khiến chúng ta tạo ra cảm xúc hành động.
Trong case lần này, rõ ràng là sức mạnh của hoàn cảnh không đóng vai trò quan trọng, thay vào đó là đánh vào điểm chung của cái tôi bao gồm: hỉ, nộ, ái, ố, dục, lạc…
2. Sản phẩm tạo ra câu chuyện
Thật ra đây cũng là một trong các yếu tố tạo ra thông điệp kết dính.
Từ một concept khá phổ biến là từ cái này chuyển sang một cái khác, tính năng tạo Avatar của Facebook tạo ra sự bất ngờ, hay tính chất xung đột trong một câu chuyện. Avatar là hình đại diện của một con người, tức là nhân vật.
Nhân vật + xung đột = câu chuyện.
Ở đây, câu chuyện tạo ra kết nối giữa con người với con người và tạo ra thảo luận.
3. Dễ lan truyền
Sự lan truyền diễn ra ngang hàng (từ người này đến người kia) không gặp bất cứu khó khăn trên Facebook và dễ dàng bắt chước.
Sản phẩm ở đây là hình ảnh và nhãn dán mang tính cụ thể, dễ dàng hiển thị trên nền tảng Facebook.
4. Đánh vào tệp khách hàng chính là giới trẻ
Tại sao điều này quan trọng? Hãy thử tưởng tượng, nếu như sản phẩm viral này không nhắm vào giới trẻ mà nhắm vào người già? Hẳn nó phải là một sản phẩm khác chứ không phải là một thứ tồn tại được trên môi trường kỹ thuật số.
Hãy nhớ, gen Z và giới trẻ nói chung không chỉ là những người tiếp cận nhanh nhất các trào lưu và xu hướng mới, quan trọng hơn họ là những người sử dụng Internet và mạng xã hội nhiều nhất nên là tập khách hàng định hình nên xu hướng trên Internet và mạng xã hội.
Nghĩa là nếu ta chọn một nhóm người đầu tiên để “lây lan” một trào lưu cho toàn xã hội, thì giới trẻ là một trong những ưu tiên đầu tiên.