Hoạt động khởi nghiệp tăng tốc trở lại sau COVID-19
Theo Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới Quốc gia (NIC), các nhà đầu tư mạo hiểm đang nhắm đến Việt Nam như điểm đến sắp tới cho dòng vốn của họ.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam huy động được 1,4 tỷ USD thông qua 165 thương vụ vào năm 2021.
Con số này cao hơn đáng kể so với con số 894 triệu USD từ 126 thương vụ vào năm 2019.
Đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động đầu tư khởi nghiệp đã tăng tốc trở lại sau khi suy giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Theo ông Bình Trần - nhà đồng sáng lập kiêm điều hành quỹ Ascend Vietnam Ventures (AVV):
“Hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam còn khá non trẻ, mới chỉ hoạt động được khoảng 6,7 năm, chính vì vậy rất nhiều các thương vụ đầu tư mạo hiểm bắt đầu từ đây”.
Ngoài các hạn chế liên quan đến đại dịch, căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ khiến đầu tư vào Việt Nam đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăng.
Nước ta có tiềm năng phát triển thành một trung tâm thương mại và sản xuất quốc tế.
Nhiều tập đoàn áp dụng chiến lược “Trung Quốc +1” để đa dạng hóa và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, họ chuyển sang các thị trường Đông Nam Á.
Bà Marina Trần Vũ, sáng lập thương hiệu Equo cho biết:
“Tôi nghĩ mọi người đang nhìn ra bên ngoài Trung Quốc để tìm kiếm những cơ hội khác, Việt Nam giống như một nước tiếp theo có hướng đi tương tự.”
Lý do Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư
Yếu tố khiến cho Việt Nam trở thành môi trường khởi nghiệp hấp dẫn bao gồm tăng trưởng GDP ở mức cao.
GDP của nước ta tăng trưởng trung bình khoảng 7% trước đại dịch COVID-19 và được dự báo ở mức khoảng 7,5% trong năm 2022.
Cùng với đó, nước ta có khá nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc.
Chẳng hạn như lực lượng dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày một giàu có và hạ tầng cũng như đất đai đang được đầu tư phát triển mạnh.
Ngoài ra, tỷ lệ người dân thành thạo tiếng Anh khá cao và có kỹ năng cũng là lý do mà làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam nhiều đến vậy.
Cũng theo ông Bình, việc không có nhiều các tập đoàn lớn hay công ty gia đình cũng giúp cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong khi đó tại nhiều môi trường khởi nghiệp khác như Indonesia, lực cản từ những đối tượng doanh nghiệp kiểu này không hề nhỏ.
“97% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì vậy môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam khá thuận lợi và công bằng”, ông giải thích.
So với Indonesia và Trung Quốc – những nước đã thu hút phần lớn vốn của Mỹ đổ vào châu Á trong những năm qua thì định giá tại Việt Nam vẫn ở mức “phù hợp”.
Những cơ hội đầu tư vào Việt Nam
Theo ông Vinnie Lauria, nhà sáng lập quỹ GGV, hiện nước ta có tiềm năng trên thị trường trong 3 lĩnh vực chính:
Công nghệ Giáo dục, Công nghệ Y tế và Công nghệ Tài chính.
Ông gọi Việt Nam là một trong những đỉnh của “Tam giác vàng khởi nghiệp” Đông Nam Á, cùng với Singapore và Indonesia.
Tuy nhiên, quy mô đầu tư ở Việt Nam tương đối nhỏ do Startup thiếu kiến thức của người sáng lập.
Điều này giải thích tại sao những công ty khởi nghiệp thường không vượt qua được vòng Series A.
Rất nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam gặp bất lợi vì họ không biết cách định giá doanh nghiệp của mình.
Hoặc họ không định giá nó cao như những công ty khác trong cùng lĩnh vực ở các nước khác.
“Tôi nghĩ rằng có một chút thiếu kinh nghiệm hoặc kiến thức ở khía cạnh đó”, bà Marina Trần Vũ nói.
Chính phủ Việt Nam liên tục cập nhật các chính sách để khuyến khích các công ty khởi nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư.
Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp.