Việt Nam hướng tới thúc đẩy thương mại hóa 5G

Việt Nam được đánh giá cao khi tham gia nhanh vào quá trình phát triển, thử nghiệm, tiến tới phủ sóng thương mại hóa 5G.

vô giá trị

Thương mại hoá 5G - thúc đẩy chuyển đổi số

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu, triển khai thương mại 5G đang được đẩy mạnh trên thế giới, với sự tham gia của 180 nhà mạng tại 72 quốc gia/ vùng lãnh thổ.

Tại diễn đàn trực tuyến quốc tế "5G - thúc đẩy chuyển đổi số" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 14/12 tại Hà Nội, Việt Nam được đánh giá cao khi tham gia nhanh vào quá trình phát triển, thử nghiệm, tiến tới phủ sóng thương mại hóa 5G.

Dự báo, công nghệ 5G sẽ đóng góp hơn 7% vào GDP Việt Nam năm 2025, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề và là cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Thực hiện sử dụng chung hạ tầng 5G để tiết kiệm chi phí đầu tư và hiệu quả sử dụng. Thực hiện sử dụng chung hạ tầng 5G để tiết kiệm chi phí đầu tư và hiệu quả sử dụng.

Thực hiện sử dụng chung hạ tầng 5G để tiết kiệm chi phí đầu tư và hiệu quả sử dụng.

Vì vậy, Việt Nam đã có nhiều giải pháp, chính sách đưa ra như: ban hành các quy chuẩn quốc gia về 5G; sử dụng chung hạ tầng 5G để tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng.

"Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang chỉ đạo triển khai mạng cáp quang đến thôn bản và chương trình viễn thông công ích đã được trình Thủ tướng. Cùng với chương trình sóng và máy tinh cho em, cáp quang sẽ được triển khai đến tất cả các thôn bản", ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn Thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết.

Hiện, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh/thành phố trên cả nước, với hơn 500.000 thuê bao, tốc độ trung bình đạt từ 500 - 600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập của mạng 4G.

Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu sẽ chính thức cấp phép thương mại hóa 5G trong năm 2022. Những nơi sẽ được sớm phủ sóng 5G là các khu công nghiệp công nghệ cao; khu vực có nhu cầu; y tế, giao thông thông minh. Năm 2030, 5G sẽ được phủ sóng trên toàn quốc.

"Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tại Việt Nam, những ngành sản xuất, năng lượng, tiện ích, y tế, an ninh, giao thông... sẽ tận dụng tốt nhất các cơ hội và lợi ích của 5G đem lại.

Chuyển đổi số của doanh nghiệp thông qua 5G sẽ nâng cao năng suất lao động, góp phần thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, thúc đẩy nền kinh tế số và hệ sinh thái số", ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, nhận định.

Đặc biệt, làm chủ công nghệ 5G thông qua việc sử dụng thiết bị Make in Vietnam sẽ được chú trọng thời gian tới, hướng tới cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.

"Bàn đạp" cho phát triển kinh tế - xã hội

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, tỷ lệ đóng góp của 5G vào tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt 7,34% vào năm 2025.

Chính vì vậy, Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đã rất nhiều lần nhắc tới chuyển đổi số, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, chính phủ số…

Việt Nam tiến hành đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, được thúc đẩy bởi nền kinh tế số. Việt Nam tiến hành đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, được thúc đẩy bởi nền kinh tế số.

Việt Nam tiến hành đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, được thúc đẩy bởi nền kinh tế số.

“Làn sóng phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo của Việt Nam sẽ đến từ đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, được thúc đẩy bởi nền kinh tế số, thông qua dữ liệu”, ông Denis Brunetti, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào nhận định.

Còn bà Mary Hallward-Driemeier, cố vấn kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho rằng, nền kinh tế số là công cụ hướng tới tăng khả năng cạnh tranh và phục hồi sau COVID-19, Việt Nam cần đặt ra mục tiêu tham vọng cho nền kinh tế số là 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

 “Việt Nam cần một khung khổ về chính sách cạnh tranh và sáng tạo để thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, năng lực chuyển đổi số. Hiện là thời điểm lý tưởng để thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam”, bà Driemeier chia sẻ.

Tại Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số” mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội là cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo.

Để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, cần có chiến lược phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số (hạ tầng viễn thông, mạng lưới điện…), phủ sóng viễn thông tới các vùng trũng, biên giới, hải đảo. “Không có điện, không có sóng, thì không có công nghệ số, không có công dân số”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo với 5G

5G là nền tảng cho đổi mới sáng tạo, cho sự phát triển đột phá của nền kinh tế số ở mọi quốc gia. 5G sẽ phục vụ người tiêu dùng, doanh nghiệp và đưa Internet vạn vật (IoT) lên một tầm cao mới. 5G sẽ tạo ra các ngành và dịch vụ hoàn toàn mới, với dự báo tạo ra khoảng 13.100 tỷ USD và 2 triệu việc làm mới vào năm 2035.

Tại Việt Nam, Viettel đã xác định mạng 5G là nền tảng hạ tầng cho cuộc chuyển đổi số và cách mạng 4.0.

Theo đó, 5G không còn là viễn thông nữa, mà là hạ tầng số cho nhà máy được tự động hoá, xe tự lái, robot hóa, nhà máy thông minh, thiết bị IoT,... Viettel đang thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo các ứng dụng trên nền tảng 5G.

5G sẽ là nền tảng hạ tầng cho cuộc chuyển đổi số và cách mạng 4.0. 5G sẽ là nền tảng hạ tầng cho cuộc chuyển đổi số và cách mạng 4.0.

“Viettel đang tiên phong trong R&D và làm chủ công nghệ nền, công nghệ cốt lõi, tạo ra các sản phẩm công nghệ cao đẳng cấp quốc tế. Mục tiêu chính của chúng tôi là đưa Việt Nam sánh ngang với thế giới trong lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số, R&D cho ngành công nghệ cao”, ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh.

Còn VNPT cũng cho biết, công nghệ 5G đang giúp VNPT dần hiện thực hóa các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, IoT, robot,... cho các thành phố thông minh, vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nhà máy thông minh,…

“Chuyển đổi số, 5G có vai trò rất lớn trong phục hồi kinh tế. Là doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang môi trường số, chúng tôi hiểu và sẽ đưa ra những chính sách cụ thể giúp họ phục hồi nhanh chóng, sản xuất hiệu quả hơn sau đại dịch”, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng giám đốc VNPT cho biết.

Còn ông Vaibhav Saxena, nguyên đồng Chủ tịch Phòng Kinh doanh Ấn Độ tại Việt Nam nhận xét, công nghệ 5G sẽ mang lại một nền kinh tế mới, giúp đất nước tạo ra một loạt sản phẩm mới cho các thành phố thông minh và một số lĩnh vực có giá trị cao như sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm và giáo dục - đào tạo.

 “Việt Nam đã có một tầm nhìn vượt trội khi trở thành nền kinh tế Internet phát triển nhanh thứ hai ở Đông Nam Á. Tốc độ phát triển này sẽ giúp đất nước đạt được những mục tiêu lớn hơn và chuyển mình thành trung tâm công nghệ trong khu vực”, ông Vaibhav Saxena nhận định

Tổng hợp, nguồn: CafeF, Báo đầu tư