Zoomcar, công ty cho thuê xe ô tô có trụ sở tại Ấn Độ vừa thông báo sẽ triển khai hoạt động tại thị trường Việt Nam và Indonesia. Trước đó, Zoomcar đã gia nhập thị trường Philipppines và Ai Cập.
Để “tham chiến" thị trường, Zoomcar bổ nhiệm ông Kiệt Phạm với vai trò Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia để chịu trách nhiệm cho các hoạt động của Zoomcar tại Việt Nam. Ông Kiệt Phạm từng có nhiều năm đảm nhiệm vị trí cấp cao tại Nielsen, OYO và Nielsen,...
Những cơ hội bùng nổ
Với tình hình đại dịch đang ổn định ở hầu hết các quốc gia bên ngoài Ấn Độ, start-up Zoomcar đã bắt đầu hoạt động tại Indonesia và Việt Nam. Mở đầu cho động thái này là quyết định bổ nhiệm các trưởng bộ phận kinh doanh.
Ở Indonesia, Zoomcar đã bổ nhiệm ông Leo Wibisono Arifin làm Phó chủ tịch kiêm Trưởng đại diện. Trước khi gia nhập Zoomcar, ông Arifin từng là người đứng đầu chiến lược của Gojek.
Trong khi đó, ở Việt Nam, Zoomcar đã chọn ông Kiệt Phạm - người từng đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại Gojek, OYO và Nielsen - làm Phó chủ tịch, kiêm Giám đốc quốc gia.
Zoomcar ra mắt nền tảng cho thuê xe hơi đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 2013 và trở thành công ty dẫn đầu trong hệ sinh thái cho thuê ô tô. Với khoảng 10.000 xe trên nền tảng trên khắp châu Á và khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi), Zoomcar cho phép các cá nhân thuê nhiều loại xe khác nhau theo giờ hoặc theo ngày.
Mỗi chiếc xe Zoomcar được khách thuê đều đi kèm với một bình xăng đầy. Nếu xe hết nhiên liệu, Zoomcar sẽ hoàn lại chi phí nhiên liệu bổ sung. Ứng dụng này cũng cảnh báo nghiêm ngặt về việc hút thuốc, uống rượu trong xe và chạy quá tốc độ (trên 125 km/h).
Với tiêu chí: đáp ứng nhu cầu của những người trẻ không muốn (không thể) sở hữu một chiếc ô tô bởi việc bảo trì phức tạp, chi phí liên quan quá cao,... Zoomcar kiếm tiền thông qua hai hoạt động gồm cho thuê ô tô và “chia sẻ” ô tô.
Theo đó, Zoomcar cho thuê xe ô tô trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí cả tháng với thủ tục đơn giản. Người thuê trả một khoản tiền phí cùng với một khoản đặt cọc và bắt đầu chuyến đi của mình.
Đồng thời đang xem xét các mô hình đăng ký xe khác nhau để phục vụ nhu cầu của khách hàng ở Đông Nam Á. Ban đầu, Zoomcar chỉ triển khai dịch vụ cốt lõi là cho thuê xe.
Chiến lược trọng tâm của Zoomcar là đa dạng hóa trên mặt trận này và đảm bảo bao phủ tất cả các thành phố ở Đông Nam Á. Các dịch vụ khác như Zoomcar Mobility Services, một bộ phần mềm giải pháp di chuyển cho doanh nghiệp, sẽ có mặt sau đó.
Việc Zoomcar lộ diện ở các thị trường mới nổi như Việt Nam, Indonesia là hiển nhiên. Bởi nhà sáng lập Greg Moran biết rằng, giống như Ấn Độ các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, Bắc Phi và Nam Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức tương tự.
Những kỳ vọng trong tương lai gần
Zoomcar cũng muốn tăng số lượng nhân sự ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện tại startup này mới chỉ có một đội ngũ nhỏ khoảng từ 10 đến 15 người tại mỗi thị trường Đông Nam Á đã hoạt động bao gồm cả giám đốc quốc gia.
Ban đầu, Zoomcar sẽ chỉ triển khai dịch vụ cốt lõi là cho thuê xe ở Đông Nam Á. Các dịch vụ khác như Zoomcar Mobility Services, một bộ phần mềm giải pháp di chuyển cho doanh nghiệp, sẽ có mặt sau đó.
Zoomcar kỳ vọng Đông Nam Á sẽ đóng góp tới 40% doanh thu trong năm tài chính tiếp theo, tương đương khoảng 80 triệu USD.
“Không ai làm bất cứ điều gì trong thị trường, tất cả đều không có tổ chức, không có cấu trúc, không có trang web, không có ứng dụng. Sự hỗn loạn đó khiến tôi muốn mang lại trật tự mới thông qua một nền tảng công nghệ chung và một thương hiệu mà mọi người có thể nhận diện trên cả nước”, Greg Moran chia sẻ.
Một trong những lý do chính khiến Instagram trở thành nền tảng của chiến lược thương hiệu của Zoomcar, vì đối tượng mục tiêu cốt lõi của ứng dụng nằm trong độ tuổi từ 21 đến 28. Họ là người bản xứ trên Instagram và không ngại thể hiện niềm đam mê của họ đối với thời trang, ẩm thực, du lịch và khởi nghiệp.
Hơn nữa, tất cả các bức ảnh tự chụp của khách hàng trên Instagram càng cho thấy rằng, họ không chỉ có trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến đi khi sử dụng dịch vụ mà Zoomcar còn thực sự có thể khiến khách hàng của mình kinh ngạc.
Ông Uri Levine, người đồng sáng lập hai startup "kỳ lân" Waze và Moovit, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Zoomcar. Mới đây, Zoomcar nhận được 92 triệu USD vốn đầu tư thông qua phát hành riêng lẻ (private placement), dẫn đầu bởi SternAegis Ventures, quỹ đầu tư có trụ sở tại New York.
Zoomcar dự định sử dụng ngân sách này để phát triển thị trường cho thuê xe của mình tại Ấn Độ cùng nhiều thị trường được lựa chọn ở châu Á và khu vực MENA. Trước khi hiện diện chính thức ở Việt Nam, nền tảng cho thuê ô tô tự lái của họ cũng vừa gia nhập vào thị trường Philippines và Ai Cập.
Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2020, lỗ ròng của Zoomcar ở Ấn Độ tăng gấp đôi lên mốc hơn 57 triệu USD từ 27 triệu USD của năm liền trước, theo hồ sơ điều hành. Các lệnh phong toả vì COVID-19 cũng đang đè nặng áp lực lên Zoomcar. Startup này cũng đối mặt với nhiều khiếu nại từ các khách hàng và nhà thầu liên quan đến chậm thanh toán.
Theo một báo cáo của The Hindu, Zoomcar nợ một nhà thầu có tên DriveU số tiền hơn 67.000 USD. DriveU đã dừng hợp tác với Zoomcar vào tháng 1/2020 và đệ đơn kiện.
Chia sẻ với Tech in Asia, ông Moran nói rằng ông nắm được các vấn đề liên quan đến nhà thầu song ông nói rằng tranh chấp vẫn xảy ra trong kinh doanh.
Tuy nhiên, điều này không liên quan đến sức khoẻ tài chính của công ty. Ông nhấn mạnh rằng vì Zoomcar hợp tác với hàng nghìn nhà thầu, các tranh chấp tương tự cũng có thể xảy ra trong tương lại.
Bất chấp khó khăn, Zoomcar là một startup khá trường vốn. Đến thời điểm hiện tại, Zoomcar đã kêu gọi được tổng cộng hơn 134 triệu USD.
Tổng hợp, nguồn: VnExpress, Báo Đầu Tư, VietnamBiz