Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam năm 2022 được dự báo sẽ chứng kiến mức đầu tư trị giá 2 tỷ USD.

Hệ sinh thái này cần những điểm tựa để các công ty khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt trọn vẹn những xu hướng ĐMST mới và phát hiện những cơ hội hợp tác và đầu tư mới.

Lễ khởi động dự án phát hành “Báo cáo Hệ sinh thái ĐMST mở Việt Nam 2022”.
Lễ khởi động dự án phát hành “Báo cáo Hệ sinh thái ĐMST mở Việt Nam 2022”.

Sự kiện “Lễ khởi động dự án & ký kết hợp tác - Báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022” mang đến bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở năng động tại Việt Nam.

Báo cáo được phát hành dưới sự bảo trợ của Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (NATEC) và Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC), thực hiện bởi Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP.

Tiếp nối thành công năm 2021

Đây là năm thứ hai báo cáo được tiến hành để tiếp nối thành tựu của trước.

Trong năm đầu tiên triển khai, nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình, báo cáo thực sự đã tạo nên một dấu ấn trên hành trình xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Việt Nam.

Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021 được đón nhận với nhiều thành tích ấn tượng.
Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021 được đón nhận với nhiều thành tích ấn tượng.

Một số thành tựu nổi bật có thể kể đến như:

Hơn 800 startups ghi danh, hơn 150 cơ quan báo chí trong nước & quốc tế đưa tin, hơn 2.000 lượt tải và hơn 25.000 người tiếp cận tại 20 quốc gia.

Đây chính là động lực để “Báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam” trở lại trong năm 2022 nhằm thực hiện sứ mệnh nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Mang tên “Vùng Đất Sáng Tạo - The InnoNation”, báo cáo hứa hẹn sẽ mang lại những điều khác biệt bất ngờ trong nội dung.

Mục đích nhằm giúp các thành phần thuộc hệ sinh thái có định hướng đổi mới sáng tạo phù hợp, không chỉ với quy mô doanh nghiệp mà là còn với thời đại.

Điểm mới của “Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022”

Thông tin của báo cáo được nghiên cứu, thu thập và tổng hợp từ các nguồn nghiên cứu uy tín của các cơ quan có thẩm quyền.

Đó là Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và Công nghệ, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH&CN).

Toàn cảnh Lễ khởi động Dự án Phát hành “Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022”.
Toàn cảnh Lễ khởi động Dự án Phát hành “Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022”.

Đặc biệt, nội dung báo cáo năm nay được hỗ trợ bởi hơn 60 chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế trong và ngoài Việt Nam, trong đó bao gồm hơn 20 Trưởng Làng và Đồng Trưởng Làng đến từ TECHFEST Vietnam 2022.

Điều này tạo nên sự uy tín và chất lượng cho báo cáo.

Năm nay, Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022 sẽ có những điểm mới:

Thứ nhất, cung cấp thông tin chuyên sâu và đa chiều về thực trạng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam theo các lĩnh vực và nhóm ngành kinh tế.

Thứ hai, phân tích về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong 5 lĩnh vực trọng điểm:

Sản xuất thông minh (Smart Manufacturing), Công nghệ tài chính & Công nghệ bảo hiểm (Fintech & Insurtech), Công nghệ Nông nghiệp & thực phẩm (Agtech & Foodtech), Công nghệ Tiếp thị và Bán hàng (Martech & Salestech), Công nghệ Blockchain/Tokenomics/Metaverse.

Thứ ba, lần đầu tiên khảo sát đánh giá mức độ sẵn sàng của Hệ sinh thái Đổi mới Sáng tạo mở theo tỉnh thành.

Cuối cùng, công bố những đề bài, thách thức của doanh nghiệp và tập đoàn lớn để mời gọi sáng kiến công nghệ, đổi mới sáng tạo từ các công ty khởi nghiệp và hệ sinh thái.

Bà Phạm Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP phát biểu về những điểm mới của báo cáo năm 2022.
Bà Phạm Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP phát biểu về những điểm mới của báo cáo năm 2022.

Những kỳ vọng vào báo cáo năm nay

Phát biểu tại lễ khởi động, Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng NATEC chia sẻ:

“Không chỉ trong nước, Báo cáo cần hướng ra Quốc tế thông qua các mạng lưới chuyên gia người Việt ở nước ngoài để giới thiệu bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam và tích cực thu hút nguồn lực quốc tế.”

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi lễ.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi lễ.

Năm nay, ông kỳ vọng có thêm sự tham gia đông đảo và sâu sắc hơn từ cộng đồng, bổ sung đối tượng tham gia xây dựng, cung cấp nhiều đánh giá, bình luận khách quan về cơ chế, thể chế, chính sách hay về cơ hội, thách thức của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, CEO của Nền tảng kết nối ĐMST BambuUP, chủ trì Dự án Báo cáo năm 2022 bày tỏ báo cáo năm nay mang tới nhiều quyền lợi hơn cho công ty khởi nghiệp ghi danh trong Báo cáo để quảng bá.

“Tôi tin rằng nếu chúng ta cùng chung tay, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo - “Innovation”, với thật nhiều ý tưởng lớn vươn ra thế giới.” - Bà Quỳnh nói.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh - CEO của Nền tảng kết nối ĐMST BambuUP.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh - CEO của Nền tảng kết nối ĐMST BambuUP.

Báo cáo dự kiến phát hành chính thức vào cuối tháng 11/2022 tại Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia TECHFEST Việt Nam năm 2022 (Bình Dương) dưới hai định dạng bản in và bản mềm.