Logo luôn là “cái nhìn đầu tiên” của thương hiệu doanh nghiệp.

Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức về thương hiệu của khách hàng cũng như quyết định mua hay thái độ dành cho sản phẩm.

Logo được coi là một trong những phần không thể thiếu của bộ nhận diện thương hiệu. Logo được coi là một trong những phần không thể thiếu của bộ nhận diện thương hiệu.

Thiết kế logo là việc đầu tiên để tạo ra hình ảnh hoàn hảo cho một thương hiệu.

Một logo tốt cho thấy những gì một công ty làm và những gì thương hiệu có giá trị.

Nó mang lại hiệu quả rõ ràng trong các chiến lược phát triển thương hiệu, định ra những quy tắc và như một quyển sách hướng dẫn về doanh nghiệp.

Một logo mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra như tạo độ nhận biết thương hiệu hoặc tạo ra nhận thức đột biến, thu hút khách hàng mới, củng cố niềm tin khách hàng trung thành hay thậm chí là tăng doanh thu.

Đây đều là các yếu tố để mau chóng dẫn đến sự thành công của thương hiệu. Đây đều là các yếu tố để mau chóng dẫn đến sự thành công của thương hiệu.

Thông thường, một đặc tính của sản phẩm hay một phong cách, thậm chí là một câu chuyện của thương hiệu sẽ được đúc kết và gói gọn súc tích trong logo.

Ngoài ra, đỉnh cao của logo là có thể biến nó thành concept sáng tạo sản phẩm mới, quảng cáo và vận dụng nó vào trong các hoạt động marketing, xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Nói là đỉnh cao vì để đạt được “level" này không hề dễ. Bởi vì concept sáng tạo đòi hỏi rất nhiều thứ, trong đó đề cao sự đổi mới, ý tưởng độc đáo, câu chuyện mới lạ truyền cảm hứng.

Vì thế, một logo nhạt nhoà, nói mãi cũng nhàm sẽ rất khó để có thể tạo ra nguồn cảm hứng trong sáng tạo Concept, vốn là cuộc chơi đòi hỏi nhiều chất xám.

Tuy nhiên, nếu ứng dụng thành công thì điều này còn tạo nên và củng cố sâu sắc niềm tin chất lượng, cũng có thể là điểm chạm đến cảm xúc của khách hàng có dấu ấn về thương hiệu doanh nghiệp bạn.

Logo thương hiệu trở thành cơn sốt thời trang

Những items được in logo thương hiệu một cách kỳ công như là lời “tuyên ngôn” đẳng cấp của giới sành điệu.

Chưa bàn đến vấn đề thẩm mỹ thì quả thực logomania chính là một trong những xu hướng hào nhoáng bật nhất được lăng xê bởi các nhà mốt danh tiếng. Chưa bàn đến vấn đề thẩm mỹ thì quả thực logomania chính là một trong những xu hướng hào nhoáng bậc nhất được lăng xê bởi các nhà mốt danh tiếng.

Ra đời khá sớm từ những năm 90, nhưng đến tận 10 năm sau, trào lưu logo kỳ lạ này mới thật sự “xâm chiếm” toàn bộ thị trường thời trang, đặc biệt là thị trường Mỹ.

Với giai đoạn bùng nổ kinh tế vào thời điểm này, các thương hiệu thời trang cao cấp ngày càng khẳng định vị trí của mình với công cụ chiến lược hiệu quả là những chiếc logo đồng thời được xem như một cách để biểu thị vị thế xã hội và điều kiện kinh tế của những người diện.

Các thiết kế túi xách, áo khoác kể cả thắt lưng với logo từ các “ông lớn” như Louis Vuitton, Christian Dior hay Calvin Klein giờ đây vừa là những món đồ thể hiện phong cách vừa nói lên địa vị, đẳng cấp riêng của người mặc.

Đây là trào lưu sáng tạo qua hình ảnh logo với những họa tiết nổi bật, mang đậm dấu ấn riêng của các thương hiệu được thể hiện qua lớp vải. Đây là trào lưu sáng tạo qua hình ảnh logo với những họa tiết nổi bật, mang đậm dấu ấn riêng của các thương hiệu được thể hiện qua lớp vải.

Theo đó, khắp các sàn diễn thời trang tới từng con phố, hàng loạt tín đồ thời trang đều khoác lên mình những chiếc áo được in họa tiết logo của các thương hiệu như LV, Dior, Marc Jacob…

Xu hướng logomania chính là cách các thương hiệu định vị giá trị của họ, đồng thời là cách đơn giản nhất để tiếp cận đến khách hàng bởi sự độc quyền mà các hoạ tiết logo mang lại.

Nếu chỉ đơn giản là in những gì có sẵn của thương hiệu lên khắp trang phục thì không có gì độc đáo. Nếu chỉ đơn giản là in những gì có sẵn của thương hiệu lên khắp trang phục thì không có gì độc đáo.

Các thương hiệu thời trang phải sáng tạo hơn để tạo nên những hoạ tiết mới mẻ và biến logomania trở thành trào lưu năm 2022.

Kể từ khi xuất hiện trên thị trường đến nay, xu hướng logomania chưa bao giờ lỗi mốt hay có dấu hiệu hạ nhiệt.

Càng ngày, các thương hiệu và nhà thiết kế thời trang lại tìm cách biến tấu, sáng tạo hơn trên nền họa tiết monogram độc bản.

Levi’s® The Poster Logo - khơi dậy hồi ức thập niên 70 khi lấy logo làm cảm hứng

Mới đây Levi's ra mặt 3 bộ sưu tập Xuân Hè.

Điểm nổi bật là 1 trong 3 bộ là Levi’s® The Poster Logo, lấy ý tưởng từ chính logo của công ty. Điểm nổi bật là 1 trong 3 bộ là Levi’s® The Poster Logo, lấy ý tưởng từ chính logo của công ty.

Thập niên 1970 đánh dấu sự thống trị của font chữ sans-serif trong nền văn hóa đại chúng, xuất hiện trên hầu hết các poster phim, bìa sách, album và áo phông, san-serif ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngôn ngữ thiết kế của các bộ môn nghệ thuật, bao gồm âm nhạc, phim ảnh và hội họa. 

Dịp Xuân/Hè 2022, Levi’s® sẽ sử dụng bộ font kinh điển này trong thiết kế logo và thể hiện nó qua bộ sưu tập The Poster Logo. Dịp Xuân/Hè 2022, Levi’s® sẽ sử dụng bộ font kinh điển này trong thiết kế logo và thể hiện nó qua bộ sưu tập The Poster Logo.

Việc đưa logo hoặc dùng iconic pattern/print để làm họa tiết trên trang phục là xu hướng thiết kế phổ biến trong ngành thời trang.

Chỉ những thương hiệu thời trang lớn với tuổi đời hàng trăm năm mới sử dụng phương thức này như một cách để đảm bảo nhận diện thương hiệu chính hãng và tạo nguồn cảm hứng cho người mặc bởi mỗi logo đều có tính nghệ thuật và gửi gắm một thông điệp thương hiệu.

Lấy cảm hứng sáng tạo từ hệ thống logo và biểu tượng riêng biệt, Levi's đã đưa lên thiết kế trang phục bằng những logo khác nhau cho từng kiểu dáng (Logo Batwing, Trademark 2 con ngựa, Logo Levi’s Sport, The Poster Logo,...).

Theo nghĩa Latin, sans-serif nghĩa là “without serif”, tức là kiểu font chữ không có chân thể hiện sự trẻ trung, năng động và sáng tạo. Theo nghĩa Latin, sans-serif nghĩa là “without serif”, tức là kiểu font chữ không có chân thể hiện sự trẻ trung, năng động và sáng tạo.

Đặc điểm nhận dạng của font chữ này là gọn gàng, hiện đại, nét chữ gần như đều nhau.

Levi’s hướng đến nhóm khách hàng Gen Z trẻ trung và năng động nên việc sử dụng font sans-serif cho việc thiết kế cũng nhằm mục đích đó.

Trong quá khứ, Levi’s cũng từng sử dụng bộ font này trên các poster quảng cáo những năm 70.

Vào mùa Xuân/Hè 2022, Levi’s® sẽ khơi lại hoài niệm tốt đẹp ấy khi giới thiệu các mẫu áo phông, phụ kiện (nón, túi) trẻ trung có logo font sans-serif qua bộ sưu tập Levi’s® The Poster Logo.

Khi logo là cảm hứng sáng tạo trên mọi lĩnh vực

Dale Carnegie - tối giản hoá nhận diện thương hiệu cho ngành giáo dục

Logo của Dale Carnegie bao gồm tên của Iconic Founder (biểu tượng nhà sáng lập), Dale Carnegie và hình ảnh chữ lồng của từ DC, viết tắt Dale Carnegie, cũng là biểu tượng của 2 cánh bướm thể hiện cho sự chuyển đổi, tiến hóa và bay xa.

Với hình ảnh mới mạnh mẽ và trực diện, Dale Carnegie mong muốn khắc nhớ, nhấn mạnh cái tên Dale Carnegie một cách tập trung, nguyên bản và khác biệt. Với hình ảnh mới mạnh mẽ và trực diện, Dale Carnegie mong muốn khắc nhớ, nhấn mạnh cái tên Dale Carnegie một cách tập trung, nguyên bản và khác biệt.

Qua đó nhấn mạnh các giá trị cốt lõi trường tồn của tổ chức Dale Carnegie: Gắn kết, trường tồn và phát triển mạnh mẽ.

Sự nhất quán, nguyên bản cũng được thể hiện thông qua hệ thống màu đơn sắc bao gồm 6 màu căn bản trong thiết kế và 3 gam màu hỗ trợ, phản chiếu các mặt đa dạng của từng các cá thể của Dale Carnegie, sử dụng độc lập cho từng sản phẩm, sẽ chính là điểm bùng khác biệt độc nhất so với các thương hiệu đào tạo trên thị trường.

Logo cánh bướm - thông điệp thể hiện khát vọng cho sự kiện 10 năm

Truyền thông thông qua sự kiện vốn là một bài toán khó cho một thương hiệu về đào tạo giáo dục hướng tới con người như Dale Carnegie.

Chính vì thế, việc kể chuyện nhà thông qua “hình ảnh hóa” các tiết mục biểu diễn, tối ưu nhận diện và nội dung là một hướng tiếp cận dễ đi vào lòng người nhất mà Dale đã làm được.

Thành lập từ năm 2017 tại Việt Nam, Dale Carnegie là tổ chức duy nhất được nhượng quyền trong việc tư vấn phát triển năng lực cho các tổ chức và cá nhân.

Giá trị cốt lõi làm nền tảng cho sự phát triển hơn 1 thế kỷ qua của Dale Carnegie trên toàn thế giới dựa trên triết lý “Đắc Nhân Tâm”.

Vào năm 2018, để kỷ niệm cho chương trình 10 năm ngày thành lập, Dale Carnegie đã tổ chức lễ kỷ niệm, lấy biểu tượng cánh bướm - cũng chính là biểu tượng logo của tổ chức để làm Concept chủ đạo và thông điệp chính xuyên suốt chương trình.

Ở chương đầu tiên của sự kiện, thông điệp “Tiên phong” đã được thể hiện bằng tiết mục múa bướm đầy tính đặc tả. Ở chương đầu tiên của sự kiện, thông điệp “Tiên phong” đã được thể hiện bằng tiết mục múa bướm đầy tính đặc tả.

Bướm là biểu tượng của Dale Carnegie và hình ảnh bướm chui ra từ kén giúp ta liên tưởng tới sự “biến đổi đột phá”, thể hiện sự mới mẻ, uyển chuyển, đa sắc màu, linh hoạt, khả năng thích ứng, tiên phong.

Apple - Logo Táo Khuyết: Khởi đầu cho chiến lược marketing công nghệ đỉnh cao toàn cầu

Logo Táo khuyết của Apple đã trở thành một biệt tượng hiếm ai không biết tới trên toàn thế giới về một thương hiệu nói chung.

Thiết kế đơn giản, tinh tế đi cùng nhiều tầng lớp nghĩa giúp táo khuyết mang trên mình sự thu hút cực lớn, trở thành một trong những chiếc lược marketing thành công nhất mọi thời đại trên phạm vi toàn cầu.

Vậy nhưng, không phải ngay từ đầu Apple đã đồng hành cùng logo nổi tiếng này.

Đó là cả cuộc hành trình dài, với mỗi bước đi đều trở thành dấu ấn được lưu lại trong hình ảnh đơn giản màu sâu sắc: trái táo khuyết. Đó là cả cuộc hành trình dài, với mỗi bước đi đều trở thành dấu ấn được lưu lại trong hình ảnh đơn giản màu sâu sắc: trái táo khuyết.

Đối với Apple, bộ nhận diện thương hiệu có thể được gói gọn trong cụm “Less is better” khi nhãn hàng này đã sớm theo đuổi phong cách tối giản và bao phủ nó lên toàn bộ những điểm chạm với khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu này đã phát huy tác dụng tối đa khi có một logo nào dễ nhớ, dễ nhận diện như logo quả táo cắn dở.

Đặc biệt hơn, Steve Jobs khẳng định ban đầu quả táo có một miếng cắn dở đơn giản chỉ là để phân biệt với trái cherry. Đặc biệt hơn, Steve Jobs khẳng định ban đầu quả táo có một miếng cắn dở đơn giản chỉ là để phân biệt với trái cherry.

Kể từ năm 1977, logo trái táo đã không ngừng được tối giản hóa và xuất hiện trên mọi sản phẩm, bao bì đóng gói của Apple mang theo thông điệp của sự hiện đại, tối tân, không ngừng hoàn thiện để dẫn đầu xu thế. Kể từ năm 1977, logo trái táo đã không ngừng được tối giản hóa và xuất hiện trên mọi sản phẩm, bao bì đóng gói của Apple mang theo thông điệp của sự hiện đại, tối tân, không ngừng hoàn thiện để dẫn đầu xu thế.

Không chỉ gói gọn ở logo, website của hãng cũng thể hiện chính xác tinh thần tối giản của hãng khi được thiết kế với nhiều khoảng trắng, phông chữ sans serif, các thông tin được phân loại khoa học làm nổi bật các button.

Ngoài giao diện đẹp và thu hút, thiết kế này còn chứng tỏ sự thân thiện với người dùng, hiện thực hóa mục tiêu của nhãn hàng là ưu tiên tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng thông qua việc đơn giản hóa từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Kết quả là một trải nghiệm lướt web vừa thu hút, vừa tiện lợi. Kết quả là một trải nghiệm lướt web vừa thu hút, vừa tiện lợi.

Qua thời gian, rất nhiều ý nghĩa đã được gắn kèm logo Apple, giúp nó mang theo nhiều tầng sâu sắc mang sức hấp dẫn cùng sự tò mò khám phá:

  • Vui tươi và hứng khởi: Steve Jobs đặt tên Apple là Apple đơn giản vì táo là loại quả ông thích, được ông nảy ra ý tưởng khi vừa trở về từ một vườn táo.
  • Tưởng nhớ đến Alan Turing những đóng góp của ông – người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp máy tính hiện đại và các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo: Cuộc đời Alan Turing là một chuỗi những bi kịch khi ông thiếu chút nữa phải ngồi tù vì đã có quan hệ đồng tính với một người đàn ông ở Manchester vào năm 1952. Hai năm sau đó, Alan Turing đã qua đời sau khi cắn một trái táo có chất độc xyanua.
  • Trái táo cắn dở – An Apple with a bite: “Bite” phát âm tương tự “byte” – sự ví von gắn kết biểu tượng Apple với lĩnh vực công nghệ mà nhà Táo đang phát triển.
  • Phần khuyết còn tượng trưng cho lòng ham muốn học hỏi không ngừng nghỉ, tham vọng đổi mới đạt đến hoàn hảo trong các sản phẩm Apple.

Logo “táo cắn dở” là một trong những hình ảnh quyền lực nhất của làng công nghệ. Logo “táo cắn dở” là một trong những hình ảnh quyền lực nhất của làng công nghệ.

Quả thật, chỉ với một sản phẩm có logo “trái táo khuyết" được công bố ra mắt, ngay lập tức, có hàng nghìn người trên khắp thế giới sẵn sàng xếp hàng để được cầm trên tay sản phẩm đầu tiên.

Tối ưu hoá nhận diện thương hiệu bằng logo - “Trăm trận trăm thắng”

Logo và thương hiệu tuy là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, song chúng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết.

Doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận được khách hàng khi thiếu đi một trong hai điều trên.

Từ quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp: Thương hiệu bao gồm định vị, thông điệp và truyền thông, thiết kế hình ảnh, phương pháp tiếp thị, khuyến mại và sự hiện diện của công ty.

Trong khi đó, logo là phương tiện để nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng phân biệt được thương hiệu của bạn với các đối thủ khác.

Một thương hiệu mạnh được tạo nên bởi sự thể hiện giá trị cốt lõi thông qua bộ nhận diện thương hiệu, trong đó có thiết kế logo.

Một khi khách hàng đã có ấn tượng mạnh mẽ thông qua logo, họ sẽ tìm đến thương hiệu đó nhiều hơn và hiển nhiên thương hiệu đó sẽ trở nên lớn mạnh.

Chính vì vậy, việc sử dụng logo làm ý tưởng sáng tạo sẽ giúp thương hiệu dễ dàng “ghi điểm" trong mắt khách hàng bởi yếu tố liên quan, xuyên suốt.

Từ đó, thương hiệu sẽ dần trở thành “top-of-mind" với khách hàng khi họ đã trở nên quen thuộc và nhớ đến sản phẩm ngay khi họ nghĩ đến và có quyết định mua hàng.

Anh Thư - Trends Việt Nam