Do tác động đáng kể của COVID-19 đối với sức khỏe, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc ăn các loại thực phẩm mục đích tăng cường sức khỏe.
Các ưu tiên của con người vì thế cũng thay đổi và có xu hướng tập trung vào sức khỏe của mình.
Điều này cũng kéo theo sự thay đổi về văn hoá ẩm thực quan tâm hơn đến sức khoẻ.
Bệnh dịch ảnh hưởng tới chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm
Thực phẩm giờ không đơn giản chỉ dùng để ngăn chặn cơn đói mà hướng đến cải thiện sức khỏe tổng thể.
COVID-19 là một lời nhắc nhở rằng, sức khỏe chỉ là tạm thời và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Vì vậy, nhiều người tìm kiếm các sản phẩm nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chuẩn bị tốt hơn khi phải đối phó với bệnh tật.
Theo tờ Market Research, hơn 50% người tiêu dùng cho biết, họ dùng nhiều chất bổ sung hơn để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch của họ trong năm 2020.
Mối quan tâm ngày càng tăng về sức khỏe miễn dịch này sẽ tiếp tục là trọng tâm hàng đầu của ngành y tế và sức khỏe vào những năm tiếp theo.
Thay vì tập trung vào điều trị các tình trạng bệnh, nhiều người tiêu dùng sẽ cố gắng ngăn ngừa chúng thông qua một hệ thống miễn dịch được tăng cường.
Để đáp ứng điều này, ngành công nghiệp thực phẩm ghi nhận các sản phẩm có bổ sung chất dinh dưỡng hỗ trợ chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Ví dụ như thêm dầu ô liu để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bổ sung vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc thực phẩm chứa Enzyme để tăng cường chuyển hóa, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Xu hướng này và thực tế dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp hiện nay trên thế giới cũng khiến cho doanh số của các mặt hàng trên tiếp tục gia tăng.
Những lợi ích của Enzyme tới sức khỏe
Chế độ ăn uống hiện đại chủ yếu là gồm các thực phẩm đã nấu chín hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
Vì thế cơ thể chúng ta cần phải dựa gần như hoàn toàn vào các Enzyme tiêu hóa tự nhiên.
Khi con người già đi, cơ thể sẽ sản xuất ra ít Enzyme cần thiết cho tiêu hóa, khiến việc hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn khó khăn hơn.
Đó là lý do vì sao cần bổ sung các Enzyme không chỉ tốt cho sức khỏe tiêu hóa, mà còn tốt cho sức khỏe nói chung.
Enzyme tiêu hóa có vai trò phân cắt thức ăn thành dạng kích thước nhỏ cho ruột hấp thu.
Có thể chia các Enzyme tiêu hóa thành 3 loại chính:
Thứ nhất là Amylase với nhiệm vụ tiêu hóa tinh bột thành các loại đường đơn giản như Glucose, đây là loại men do tuyến nước bọt và tuyến tụy tiết ra.
Thứ hai là Protease, Enzyme nhận vai trò tiêu hóa chất đạm, phân hủy Protein thành Peptit nhỏ và Acid Amin, các Enzyme này chủ yếu được tiết ra từ tụy.
Cuối cùng là men Lipase, thực hiện công việc thủy phân chất béo thành Acid béo và Glycerol, chúng cũng được sản xuất nhiều nhất ở tụy.
Việc bổ sung các Enzyme cho những người bị bệnh tiêu hóa mạn tính khác nhau đã có từ rất lâu.
Người bị xơ nang có thể dùng Enzyme tuyến tụy để chuyển hóa Protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng khác mà họ không thể tự tiêu hóa.
Còn Enzyme Lipase được bệnh nhân bị viêm tụy mạn tính sử dụng để giúp tiêu hóa chất béo.
Ngay cả khi không bị thiếu hụt Enzyme cụ thể, việc bổ sung các Enzyme tiêu hóa cũng đem lại nhiều lợi ích đối với cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu Enzyme
Ở trong tự nhiên có không ít thực phẩm giàu Enzyme giúp dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng ở con người.
Có thể kể đến như các loại hoa quả, nấm, thực phẩm muối chua hay gừng.
Dứa giàu enzyme tiêu hóa Bromelain
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon giàu enzyme tiêu hóa đặc biệt là Bromelain.
Các Enzyme này là Protease, phân hủy Protein thành các Acid Amin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu Protein.
Bromelain có thể được mua ở dạng bột để giúp làm mềm thịt cứng rắn.
Nhờ đó, ăn dứa hỗ trợ dạ dày và ruột tiêu hóa tốt thực phẩm chứa Protein.
Một nghiên cứu về những người bị suy tuyến tụy cho thấy tuyến tụy của họ không thể tạo ra đủ men tiêu hóa.
Bromelain bổ sung Enzyme tuyến tụy làm cải thiện hệ tiêu hóa của họ.
Tuy nhiên, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số Enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Chuối giàu Enzyme tiêu hóa Amylase và Glucosidase
Một loại trái cây khác giày Enzyme tự nhiên là chuối.
Chuối là trái cây quen thuộc, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho tiêu hóa.
Các thành phần chính được tìm thấy trong chuối gồm nước, chất xơ, Carbohydrate, Kali, Vitamin B6.
Chuối chứa Enzyme tiêu hóa Amylase và Glucosidase.
Càng chín, lượng Enzyme có trong chuối càng nhiều, giúp thủy phân Carbohydrate thành đường.
Bên cạnh đó, chuối còn là nguồn chất xơ tuyệt vời, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Theo ước tính, một quả chuối chín cỡ vừa có khoảng 3g chất xơ.
Ngoài tác dụng nhuận tràng, các chất xơ này cũng làm thức ăn cho lợi khuẩn sinh sống trong ruột, nhờ đó mà hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Một điều cần lưu ý đó là chuối rất giàu Kali, vì thế những người mắc bệnh suy thận, viêm cầu thận ăn quá nhiều chuối làm nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn bình thường khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
Gừng chứa Zingibain hỗ trợ tiêu hóa đạm
Gừng là một loại gia vị phổ biến ở Việt Nam.
Trong đông y, gừng được dùng trong các bài thuốc để chữa bệnh về dạ dày, tiêu hóa.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa ở cả người bình thường khỏe mạnh và người mắc chứng khó tiêu.
Về thành phần Enzyme tiêu hóa, gừng chứa Zingibain, 1 loại men giúp phân cắt Protein, nhờ đó chất đạm được tiêu hóa dễ hơn.
Đây là lý do khi nấu thịt bò người ta hay sử dụng vài lát gừng.
Hơn nữa, Enzyme trong gừng loại được các chuỗi Peptit lạ nên chống được dị ứng cho một số người không quen.
Vì thế nên người ta dùng gừng làm gia vị khi chế biến cá, ốc.
Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Những người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa cần chú ý không nên ăn quá nhiều gừng tránh những biến chứng nặng nề.
Dưa muối giàu lợi khuẩn và Enzyme tiêu hóa
Dưa muối chua là món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình, chúng thường được dùng ăn kèm với các món chính trong bữa ăn.
Quá trình lên men giúp cho dưa có nhiều Enzyme tiêu hóa vì vậy, ăn dưa muối giúp cải thiện quá trình tiêu hóa trong cơ thể chúng ta.
Ngoài việc chứa các Enzyme tiêu hóa, dưa chua còn có các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung các vi khuẩn có lợi có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và đau dạ dày ở cả người lớn khỏe mạnh và những người mắc hội chứng ruột kích thích hay viêm loét đại tràng.
Vì khả năng bị mất hoạt tính ở nhiệt độ cao của lợi khuẩn và các Enzyme, chúng ta nên ăn dưa sống thay vì nấu chín.
Những người bị đau dạ dày cần chú ý ăn dưa muối dễ gây kích thích tăng tiết dịch axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.
Bên cạnh đó, dưa muối chứa hàm lượng natri cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, cho nên người bị tăng huyết áp không nên ăn dưa muối.
Nấm súp lơ chứa 43% Beta Glucan
Loại nấm này được mệnh danh là "Nấm miễn dịch" vì có chứa 43% Beta Glucan 1-3.
Nấm súp lơ được biết là có tác dụng chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, chống tiểu đường và chống béo phì, cũng như tác dụng bảo vệ da và bảo vệ thần kinh.
Các lĩnh vực được nghiên cứu nhiều nhất đã được phát hiện chúng có tác dụng chống ung thư bằng cách ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư trong tế bào và động vật.
Ngoài ra thành phần có trong nấm tăng phản ứng tạo máu, ức chế hình thành mạch và di căn thông qua tác dụng điều hòa miễn dịch và chống ung thư.
Nhiều loại thực phẩm tươi sống dễ tìm thấy có chứa Enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Tuy nhiên chúng không phù hợp để tiêu thụ hàng ngày chẳng hạn như chuối chứa nhiều Kali không phù hợp với người viêm cầu thận hay dứa, dưa muối chua làm tình trạng viêm loét dạ dày trở nên tệ hơn.
Vì thế chúng ta nên sử dụng sản phẩm chế phẩm lên men hạn chế đặc tính gây hại trong thực phẩm lại an toàn trong việc sử dụng hàng ngày như nấm súp lơ lên men.
Nấm súp lơ lên men là thực phẩm Enzyme trải qua quá trình lên men vi khuẩn acid lactic để hấp thụ tốt hơn các chất Beta Glucan trong cơ thể chúng ta.
Sản phẩm chứa nhiều chất Beta Glucan có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp cải thiện các bệnh viêm nhiễm khác nhau.
Bằng cách kích hoạt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm sạch môi trường đường ruột, giúp cân bằng và chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể, giúp tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe.
Nấm súp lơ lên men lành tính có thể được tiêu thụ hàng ngày hoàn toàn an toàn cho người sử dụng, từ người bệnh nền đến người bình thường đều dễ dàng hấp thu tốt nấm súp lơ lên men.
Dùng một lượng đều đặn thường xuyên sẽ giúp duy trì cơ thể dồi dào, trẻ trung và tràn đầy năng lượng.
Sau đại dịch, con người chú trọng hơn tới việc chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn các loại thực phẩm tốt, có nguồn gốc rõ ràng.
Bổ sung Enzyme vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ chuyển hóa và nâng cao sức đề kháng cho con người.