Cùng tìm hiểu về những loại hình công tác bùng nổ trong thời kỳ “bình thường mới”, cùng những thuận lợi và tiềm năng phát triển mà các xu hướng này đem đến cho ngành du lịch.

1. “Bleisure” - Khi công việc và du lịch kết hợp

“Bleisure” hiện đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều trong mảng du lịch, được kết hợp giữa hai từ business (kinh doanh) và leisure (giải trí).

null
Thuật ngữ này hướng đến các đối tượng khách hàng kết hợp việc đi công tác và nghỉ dưỡng.

Đây là những nhóm người thường xuyên phải đi công tác xa nhà, hạn hẹp về quỹ thời gian nên mong muốn tận dụng thời gian đi công tác để vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.

null
Một chuyến đi “bleisure” thông thường là chuyến công tác trong 3 ngày, có thể thêm vài ngày vào trước hoặc sau chuyến công tác.

Hoặc đó có thể là một kỳ nghỉ dài 1 tuần kéo dài sang 2 tuần, với khách du lịch mang thiết bị công nghệ cần thiết để làm việc trong tuần thứ hai.

Kể từ sau đại dịch COVID-19, hình thức làm việc và kinh doanh đã có nhiều sự thay đổi.

Lệnh giãn cách dài hạn đã khiến các nhân viên giờ đây không còn quá mặn mà với việc phải đến văn phòng mỗi ngày.

null
Những chuyến công tác liên tục cũng trở nên dư thừa khi giờ đây, mọi thứ hầu hết đều được thực hiện trực tuyến.

Thực trạng này đã dẫn đến việc những doanh nhân hay nhân viên sẽ tìm kiếm những ngôi nhà khác nhau, nơi có thể đưa gia đình, thú cưng và tiếp tục làm việc từ xa, rồi ở lại đó trong nhiều tuần.

Airbnb - một loại hình kết nối nơi lưu trú, đã sớm ghi nhận làm việc từ xa và tại nhà không phải xu thế nhất thời, mà là thay đổi cơ bản trong cách mọi người di chuyển từ thời điểm này, từ đó đưa ra những chiến lược thay đổi phù hợp để kịp đón đầu xu hướng.

null
Nhanh chóng cập nhật xu hướng đã giúp Airbnb đạt được doanh thu khá ấn tượng.

Vào tháng 2.2022, Airbnb ghi nhận kỷ lục 1,5 tỷ USD doanh thu trong quý 4.2021 và thông báo 2021 là năm kinh doanh tốt nhất trong lịch sử công ty.

“Gần 2 năm đại dịch, một điều rõ ràng là chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi lớn nhất của việc đi lại kể từ chuyến bay thương mại đầu tiên.”

Làm việc từ xa đã giải phóng nhiều người khỏi nhu cầu phải có mặt tại văn phòng.

Kết quả, mọi người di chuyển đến hàng nghìn thị trấn và thành phố, ở lại trong nhiều tuần, tháng hay thậm chí cả một mùa trong năm.”, giám đốc điều hành toàn cầu Airbnb chia sẻ.

2. “Return to base” - Hình thức du lịch cổ điển nhưng lại rất “mới"

Thông thường, nhân viên làm việc tại trụ sở của công ty sẽ bay đến các nơi khác công tác.

Nhưng với hình thức “return to base”, nhân viên sẽ làm việc từ xa và chỉ đến trụ sở khi được yêu cầu.

Salesforce là công ty đã áp dụng hình thức “return to base”, với cơ sở Trailblazer Ranch mới có diện tích rộng 30 hecta, 140 phòng nằm trong khu rừng hồng sâm tại Scotts Valley, California.

null
Khuôn viên này là nơi gặp mặt trực tiếp của 70.000 nhân sự, phần lớn làm việc từ xa hoặc theo mô hình hybrid (làm việc hỗn hợp).
Salesforce mong muốn tạo ra mạng lưới văn phòng tự nhiên trên toàn thế giới.

“Những công ty lớn chuẩn bị mua lại các khách sạn và thực hiện kỳ nghỉ riêng. Việc này chắc chắn sẽ diễn ra và tôi cho rằng, khi nào mọi người có thể tự do di chuyển, đặc biệt là quốc tế, những kỳ nghỉ như vậy sẽ trở thành một phần quan trọng của chuyến đi công tác trong tương lai.”, Matthew Parson - phóng viên tạp chí du lịch cho biết.

3. “Workcation” - Xu hướng du lịch Work From Home

Workcation được ghép từ work (công việc) và vacation (kỳ nghỉ) trong tiếng Anh.

Nếu “bleisure” và “return to base” còn khá xa lạ thì thuật ngữ này lại phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Đây cũng có thể được xem là một xu hướng mới của “bleisure”.

null
Workcation cũng là hình thức cân bằng giữa một kỳ nghỉ và kết hợp với công việc qua phương thức làm việc từ xa.

Workcation bùng nổ tại thị trường Châu u và Bắc Mỹ, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Tại Việt Nam, đây là xu hướng du lịch mới được những tín đồ du lịch vô cùng ưa chuộng.

Workcation sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn du lịch sau COVID-19 mà vẫn đảm bảo công việc được hoàn thành đầy đủ.

Workcation là cơ hội để những nhân viên, nhà kinh doanh vừa có thể nghỉ ngơi, tận hưởng không gian thư giãn, mới mẻ ở một địa điểm du lịch khác, và làm việc hiệu quả mà không chịu nhiều áp lực.

4. Du lịch chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ thời hậu COVID-19.
Theo Global Wellness Institute (GWI), loại hình du lịch này có thể chạm mức doanh thu 919 tỷ USD vào năm 2022.

Du lịch sức khỏe là dịch vụ du lịch thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.

Đối tượng cho loại hình du lịch này chủ yếu là những doanh nhân có thu nhập khá hoặc những nhân viên văn phòng mong muốn cải thiện sức khỏe của mình, khi mà công việc quá bận để họ có thời gian chăm sóc cho bản thân.

null
Mục đích cốt lõi của du lịch chăm sóc sức khỏe chính là phục hồi thể chất và tái tạo tinh thần.

5. Hướng tới những nơi cô lập và ít được biết đến

Để du lịch an toàn sau hậu dịch COVID-19, nhiều người có xu hướng tìm đến những vùng đất hoang sơ, những nơi có tính chất cô lập.

Đây là điểm đến hoàn hảo cho những KOLs, người nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, những người thường xuyên tất bật với công việc, cũng như bị vây quanh bởi nhiều người, hay đơn giản chỉ là những ai muốn có một kì nghỉ dưỡng yên tĩnh.

null
Du lịch ở các địa điểm “kén” khách du lịch giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Tổng hợp, nguồn Forbes Vietnam.