Ngành công nghiệp “Influencer ảo” đang bùng nổ và đi kèm với đó là một nền công nghiệp hoàn toàn mới.

Ở đó, những “Influencer” (người có tầm ảnh hưởng) tương lai sẽ không bao giờ già, không có tai tiếng và luôn đẹp hoàn hảo. 

Rozy - Một “Influencer ảo” có công ty quản lý hẳn hoi

Rozy là một “Influencer ảo” Hàn Quốc, một con người được tạo dựng bằng kỹ thuật số giống thật đến nỗi thường bị nhầm là người bằng xương bằng thịt. 

Sở hữu tài khoản Instagram với hơn 140.000 người theo dõi, xuất hiện với lối trang điểm hoàn hảo, trang phục đẹp như trên sàn diễn, Rozy hát, nhảy và trình diễn – và tất cả điều đó đều không phải là thật.

Instagram có tích xanh với hơn 140.000 lượt theo dõi của Rozy (Ảnh chụp màn hình).
Instagram có tích xanh với hơn 140.000 lượt theo dõi của Rozy (Ảnh chụp màn hình).

Một trong số fan hâm mộ trên Instagram hỏi:

“Bạn là một AI à? Hay là một robot?”, “Bạn có phải là người thật không?”,

Theo công ty đã tạo ra cô, Sidus Studio X trụ sở Seoul, Rozy là sự pha trộn giữa thế giới thật và ảo. 

Cô ấy “có thể làm mọi thứ mà con người không thể… ở hình dạng giống người nhất”, công ty cho biết trên website. 

Điều đó bao gồm việc đem về lợi nhuận cho công ty trong thế giới quảng cáo và giải trí trị giá hàng tỷ đô la.

”Influencer ảo” Rozy mang lại doanh thu đáng kể cho công ty (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
”Influencer ảo” Rozy mang lại doanh thu đáng kể cho công ty (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
Kể từ khi ra mắt vào năm 2020, Rozy đã nhận được các hợp đồng thương hiệu và tài trợ, xuất hiện trên những show thời trang ảo và thậm chí đã phát hành 2 đĩa đơn. 

Các “Influencer ảo” hoạt động ra sao - Công nghệ CGI đằng sau “người ảo" Rozy"

Công nghệ CGI (hình ảnh do máy tính tạo ra) đằng sau Rozy không phải là mới. 

Đây là công nghệ mà các nghệ sĩ sử dụng nó để tạo ra những nhân vật phi thường trong các bộ phim, trò chơi điện tử và video âm nhạc.

Nhưng chỉ gần đây, công nghệ này mới được dùng để tạo ra các nhân vật có tầm ảnh hưởng.

Công ty Sidus Studio X có thể tạo hình Rozy từ đầu đến chân hoàn toàn bằng công nghệ, một giải pháp tốt cho những tấm hình Instagram. 

Công nghệ CGI tạo ra những tấm ảnh của Rozy như thật trên Instagram (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
Công nghệ CGI tạo ra những tấm ảnh của Rozy như thật trên Instagram (Ảnh: Instagram @rozy.gram).

Nhưng có lúc lại đặt phần đầu của cô ấy lên cơ thể của một người mẫu thật – chẳng hạn khi làm mẫu cho quần áo.

Giống như những đồng nghiệp ngoài đời thực, các “Influencer ảo” cũng xây dựng một lượng người theo dõi thông qua mạng xã hội. 

Công ty đăng những tấm ảnh chụp nhanh về cuộc sống của Rozy và tương tác với người hâm mộ. 

Ví như: Tài khoản của Rozy cho thấy cô “đang đi du lịch” ở Singapore và thưởng thức một ly rượu trên sân thượng, trong khi người hâm mộ khen ngợi trang phục của cô.

Hình ảnh Rozy check-in tại Singapore thu hút nhiều bình luận và lượt thích đáng kể (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
Hình ảnh Rozy check-in tại Singapore thu hút nhiều bình luận và lượt thích đáng kể (Ảnh: Instagram @rozy.gram).

Phản ứng của các thế hệ - Tạo được ấn tượng tốt đối với giới trẻ

Các thế hệ đứng tuổi có thể thấy việc tương tác với người nhân tạo khá kỳ quặc, nhưng các chuyên gia cho rằng các “Influencer ảo” đã tạo ấn tượng tốt với giới trẻ Hàn Quốc, những người dành phần lớn cuộc sống trên mạng.

Lee Na-kyoung, 23 tuổi ở Incheon, đã bắt đầu theo dõi Rozy khoảng 2 năm trước vì nghĩ cô là người thật. 

Rozy theo dõi lại Lee, thỉnh thoảng bình luận bài đăng của cô và một tình bạn ảo đã xuất hiện, ngay cả sau khi Lee phát hiện ra sự thật.

”Influencer ảo” nhưng những tương tác hoàn toàn là thật (Ảnh chụp màn hình).
”Influencer ảo” nhưng những tương tác hoàn toàn là thật (Ảnh chụp màn hình).

Lee Na-kyoung chia sẻ:

“Chúng tôi giao tiếp như những người bạn và cảm thấy thoải mái khi ở bên cô ấy. Vậy nên tôi không xem cô ấy là một AI, mà là một người bạn thực sự. Tôi thích nội dung của Rozy đăng. Cô ấy xinh tới mức tôi không thể tin được cô ấy là một AI”.

“Người ảo” sinh tiền thật - Ảo hay thật thì vẫn kiếm tiền như một Influencer

Phương tiện truyền thông xã hội không chỉ cho phép các Influencer ảo xây dựng cơ sở người hâm mộ, mà còn là nơi tiền đổ vào. 

Lấy ví dụ như trên Instagram của Rozy xuất hiện rải rác những nội dung của các nhà tài trợ khi cô quảng cáo các sản phẩm thời trang và chăm sóc da.

“Influencer ảo" vẫn có được những booking quảng cáo hiệu quả (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
“Influencer ảo" vẫn có được những booking quảng cáo hiệu quả (Ảnh: Instagram @rozy.gram).

Baik Seung-yup, Giám đốc Điều hành của Sidus Studio X cho biết:

“Nhiều công ty lớn ở Hàn Quốc muốn sử dụng Rozy làm người mẫu. Năm nay, chúng tôi dự kiến sẽ dễ dàng đạt được hơn 2 tỷ won (khoảng 1,52 triệu đô) tiền lợi nhuận, chỉ với Rozy”.

Ông cho biết khi Rozy ngày càng nổi tiếng, công ty đã nhận được nhiều tài trợ hơn từ những thương hiệu xa xỉ như Chanel và Hermes, cũng như từ các tạp chí và công ty truyền thông khác. 

Rozy đăng bài quảng cáo cho Hermes, thương hiệu thời trang nổi tiếng xa xỉ mang tầm quốc tế (Ảnh chụp màn hình).
Rozy đăng bài quảng cáo cho Hermes, thương hiệu thời trang nổi tiếng xa xỉ mang tầm quốc tế (Ảnh chụp màn hình).

Trong số khách hàng của Rozy gồm cả một công ty bảo hiểm nhân thọ và một ngân hàng.

Các quảng cáo của cô còn xuất hiện trên truyền hình, và thậm chí ở các nơi như biển quảng cáo hay trên thân xe bus.

Các chuyên gia cho biết, những người mẫu ảo này đang được ưa chuộng vì giúp các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng trẻ tuổi hơn. 

Những “Influencer ảo” không bao giờ già đi, mệt mỏi hay gây nên những tranh cãi. 

 “Influencer ảo" không lo về sự già nua hay scandal (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
“Influencer ảo" không lo về sự già nua hay scandal (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
Bên cạnh đó, so với một số đối tác ngoài đời thực, những ngôi sao mới nổi này có mức bảo trì thấp. 

Thời gian và nhân lực cần ít hơn nhiều so với yêu cầu để sản xuất một quảng cáo có người người thật, khi có thể tốn hàng tuần hay hàng tháng để tìm địa điểm và chuẩn bị hậu cần như ánh sáng, tóc và trang điểm, tạo phong cách, chăm sóc ăn nghỉ và chỉnh sửa hậu kỳ.

Những tranh cãi về “Influencer ảo” - Tiêu chuẩn về sắc đẹp và đạo đức

Giáo sư Lee Eun-hee cảnh báo rằng những “Influencer ảo” như Rozy có thể khiến các tiêu chuẩn sắc đẹp vốn đã khắt khe của Hàn Quốc trở nên khó đạt được hơn, và làm tăng nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ hay các mỹ phẩm ở những phụ nữ đang tìm cách bắt chước họ.

“Phụ nữ thực sự muốn trở nên giống họ, và đàn ông thì muốn hẹn hò với những người có ngoại hình giống thế”, bà nói.

Vì quá giống thực nhưng lại vô cùng hoàn hảo, “Influencer ảo" có thể nâng cao tiêu chuẩn ngoài đời thực (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
Vì quá giống thực nhưng lại vô cùng hoàn hảo, “Influencer ảo" có thể nâng cao tiêu chuẩn ngoài đời thực (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
Đồng thời, vẫn luôn có cuộc tranh luận về vấn đề đạo đức của việc tiếp thị sản phẩm tới những người dùng không nhận ra các người mẫu đó không phải là con người, cũng như nguy cơ chiếm dụng văn hóa khi tạo ra những Influencer thuộc nhiều sắc tộc khác nhau.

Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, với hơn 200 “Influencer ảo” trên nền tảng đã xác nhận những rủi ro này.

“Giống như bất kỳ công nghệ đột phá nào, truyền thông nhân tạo có tiềm năng đem lại cả lợi ích lẫn tác hại. Những vấn đề về cách đại diện, chiếm dụng văn hóa và quyền tự do thể hiện đã và đang là mối quan tâm ngày một gia tăng”, công ty này cho biết.

Giả giả, thật thật đôi khi gây ra nhiều vấn đề tranh cãi về mặt đạo đức (Ảnh: Instagram @rozy.gram).
Giả giả, thật thật đôi khi gây ra nhiều vấn đề tranh cãi về mặt đạo đức (Ảnh: Instagram @rozy.gram).

“Để giúp các thương hiệu điều hướng những vấn đề đạo đức của phương tiện mới nổi này và tránh những nguy cơ tiềm ẩn, (Meta) đang làm việc với các đối tác để phát triển một khuôn khổ đạo đức nhằm hướng dẫn việc sử dụng những Influencer ảo” - công ty này chia sẻ thêm.

“Influencer ảo” - Xu hướng không chỉ ở Hàn Quốc

Nhưng có một điều rõ ràng: ngành công nghiệp này ở đây để tồn tại. 

Khi sự quan tâm đến thế giới kỹ thuật số bùng nổ - từ công nghệ metaverse và thực tế ảo, cho tới tiền tệ kỹ thuật số, các công ty cho biết các “Influencer ảo” sẽ là xu hướng tiếp theo.

Sidus Studio X cũng có những tham vọng lớn, sẽ ra mắt thương hiệu mỹ phẩm riêng cho Rozy vào tháng 8 này, cũng như cho ra mắt NFT (một dạng tài sản số) và hy vọng tạo ra một bộ ba nhạc pop ảo chiếm lĩnh các bảng xếp hạng âm nhạc.

Hơn nữa, Hàn Quốc không phải là nơi duy nhất sử dụng những “Influencer ảo”.

Trong số những “Influencer ảo” nổi tiếng nhất thế giới có Lil Miquela, được tạo ra bởi những người đồng sáng lập một công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ.

Với 3 triệu lượt theo dõi trên Instagram, cô từng ký với các thương hiệu như Calvin Klein, Prada (Ảnh chụp màn hình).
Với 3 triệu lượt theo dõi trên Instagram, cô từng ký với các thương hiệu như Calvin Klein, Prada (Ảnh chụp màn hình).
Hay “Influencer ảo” Lu of Magalu, được tạo ra bởi một công ty bán lẻ Brazil, có gần 6 triệu người trên Instagram và cả FNMeka, một rapper được tạo ra bởi công ty âm nhạc Factory New với hơn 10 triệu người theo dõi trên TikTok, cũng như nhiều “Influencer ảo" ở khắp nơi trên thế giới.

Tài khoản Tik Tok hơn 10 triệu lượt theo dõi của FNMeka, “Influencer ảo" về âm nhạc (Ảnh chụp màn hình).
Tài khoản Tik Tok hơn 10 triệu lượt theo dõi của FNMeka, “Influencer ảo" về âm nhạc (Ảnh chụp màn hình).

Lời kết

Tóm lại, ngành công nghiệp này vẫn đầy tiềm năng để trở thành xu hướng trong tương lai nhờ vào những lợi ích về nhiều mặt cho doanh nghiệp lẫn người dùng mạng xã hội.