Kinh doanh hướng đến tạo ra tác động xã hội là một mô hình không mới trên thế giới nhưng lại chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam.
Kinh doanh tạo tác động xã hội là gì?
Doanh nghiệp tạo tác động xã hội là các doanh nghiệp mà trọng tâm trong chiến lược hoạt động của họ là kinh doanh và cam kết tạo tác động tích cực cho xã hội và môi trường.
Cân bằng các mục tiêu xã hội/môi trường với mô hình thương mại cho phép họ giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững.
Mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội sẽ tập trung và quan tâm nhiều hơn đến các kết quả tích cực tạo ra cho môi trường và xã hội bên cạnh lợi nhuận về kinh tế.
Ý tưởng kinh doanh của họ có thể đến từ việc tận dụng nguồn rác thải để sản xuất phân bón tự nhiên, tạo cơ hội việc làm cho người nội trợ thất nghiệp hoặc những mô hình giáo dục sáng tạo để phát triển tiềm năng của trẻ em…
Có thể lấy ví dụ như Tricyclos, một công ty được thành lập tại Chile và hiện có trụ sở chính tại Brazil, tập trung đặc biệt vào việc giải quyết vấn đề rác thải.
Ngoài các cam kết chung về bảo tồn môi trường và có tác động tích cực đến các bên liên quan, mô hình kinh doanh của công ty bao gồm các sản phẩm và dịch vụ liên quan cụ thể đến tái chế chất thải và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Khác với doanh nghiệp truyền thống, vốn chỉ tập trung vào lợi nhuận, mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội được nhận diện bằng cụm từ 3P: People - Planet - Profit.
Xếp theo thứ tự là tức là con người, môi trường và lợi nhuận.
Các tác động tích cực đến môi trường và con người sẽ được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp, đóng vai trò cốt lõi trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
Cách tiếp cận này khác với CSR là doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm trung tâm và có hoạt động tạo ra tác động tích cực cho xã hội và cộng đồng bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiềm năng của mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội
Tổ chức tài chính quốc tế ước tính có đến 2.000 tỷ đô la hiện được đầu tư cho các doanh nghiệp hướng đến tạo tác động xã hội.
Thế nhưng tiềm năng có thể lớn hơn rất là nhiều, lên đến 25.000 tỷ đô la tương đương khoảng 10% thị trường vốn hóa toàn cầu.
Kết quả khảo sát của Nielsen năm 2019 cho thấy rằng, các thương hiệu cam kết sản phẩm xanh và sạch tác động tích cực đến môi trường có lợi nhuận cao gấp bốn lần so với mức trung bình.
Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp xã hội và các doanh nghiệp có liên quan đến yếu tố xã hội ở Việt Nam vào khoảng 50.000.
Các doanh nghiệp này tại Việt Nam hiện tại vẫn đang dừng lại ở doanh nghiệp xã hội với quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội và phát triển bền vững được lồng ghép vào công việc kinh doanh nhiều hơn là thực sự có những mô hình khởi nghiệp sáng tạo xã hội nổi bật.
Các chuyên gia cũng đánh giá, số lượng những doanh nghiệp đi theo hướng tiếp cận này ở Việt Nam vẫn rất hạn chế mặc dù tiềm năng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này là rất lớn.
Làm thế nào để chuyển đổi mô hình kinh doanh tạo tác động?
Mô hình kinh doanh tạo tác động giúp cải thiện và tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các lợi ích quan trọng.
Đó là về quản lý rủi ro, tiết kiệm chi phí, khả năng tiếp cận vốn, quan hệ khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, tính bền vững của hoạt động.
Vì thế để chuyển đổi sang mô hình này, trước hết, mong muốn chuyển đổi mô hình kinh doanh để tạo tác động cần xuất phát ngay chính bản thân của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Họ là những người thực sự quan tâm đến các vấn đề bất cập của xã hội và môi trường, từ đó mong muốn được thay đổi và giải quyết.
Cùng với đó, các nhà đầu tư, khách hàng và công chúng đang ngày càng có nhiều hiểu biết và thông tin về bối cảnh xã hội, thách thức môi trường và vấn đề phát triển bền vững.
Vậy nên họ yêu cầu và đưa ra các áp lực khiến các doanh nghiệp phải thay đổi.
Hội nghị Kinh doanh Tạo tác động của Forbes Việt Nam (Forbes Vietnam Impact Business Summit) sẽ đồng hành với doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi này.
Hội nghị Kinh doanh Tạo tác động xã hội 2022
Hội nghị Kinh doanh Tạo tác động xã hội 2022 được tạo ra với mục tiêu truyền cảm hứng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện sự chuyển dịch.
Sự kiện sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức xã hội cam kết với sứ mệnh tạo ra tác động tích cực trong xã hội đồng thời phát triển mạnh mẽ trong một môi trường luôn thay đổi.
Chương trình sẽ mang đến cho người tham dự những kiến thức về xu hướng, cơ hội mà doanh nghiệp quan tâm về mô hình kinh doanh tạo tác động tại Việt Nam nên biết.
Cùng với đó là đưa ra những công cụ để doanh nghiệp có thể cân bằng giữa lợi nhuận kinh doanh và tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
Với hơn 300 doanh nhân, lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp, chuyên gia CSR, tổ chức phi lợi nhuận tham gia sự kiện, đây là cơ hội gặp gỡ và kết nối cho các doanh nghiệp.
Cuối cùng, khách tham dự sẽ được tìm hiểu các câu chuyện thực tế được chia sẻ từ đại diện các doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện và chuyển đổi mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội.
Chương trình được tổ chức vào ngày 22/09/2022 tại TP.HCM.
Đăng ký tại đây.
Xu hướng kinh doanh toàn cầu đang cho thấy rõ có sự dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đưa mục tiêu “tạo tác động xã hội” làm giá trị cốt lõi của mình.
Hội nghị Kinh doanh Tạo tác động của Forbes Việt Nam giúp doanh nghiệp kết nối với những nguồn lực cần thiết, cân bằng sứ mệnh xã hội với lợi nhuận và tạo tác động tích cực lâu dài đến cộng đồng.