Các xu hướng có thể bị hạn chế về mức độ phổ biến và cuối cùng, chúng nhường chỗ cho cái mới.

Sau đây là một số chi tiết và các yếu tố liên quan sẽ định hướng cho khả năng và thời gian tồn tại của xu hướng No-code.

Sản phẩm No-code - Phát triển sản phẩm trở nên dễ tiếp cận và thân thiện với người dùng

No-Code là xu hướng xây dựng sản phẩm, ứng dụng, nền tảng, website...mà không cần biết lập trình.

Nói cho dễ hiểu, cá nhân/tổ chức muốn xây dựng một ứng dụng (di động, web, v.v.) nhưng không biết cách viết Code, thì vẫn có thể sử dụng nền tảng này để xây dựng và triển khai. 

Đọc thêm: Ứng dụng No-Code - Bắt kịp tương lai của phát triển phần mềm.

Các sản phẩm No-code dễ tiếp cận và thân thiện với người dùng.
Các sản phẩm No-code dễ tiếp cận và thân thiện với người dùng.

Nhờ đó, các sản phẩm No-code có phạm vi tiếp cận rộng hơn nhiều so với việc chỉ thiết kế ứng dụng, mặc dù đó là một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của chúng. 

Bất kỳ thứ gì tạo ra một thiết kế độc đáo từ các yếu tố dựng sẵn, ví dụ như phần mềm tạo logo trực tuyến có thể No-code. 

Các trang web, chương trình, phần mềm, Blog, trang thương mại điện tử, nền tảng truyền thông xã hội… có thể phù hợp với sản phẩm này.

Các sản phẩm được thiết kế No-code vẫn có thể cập nhật, lặp lại và điều chỉnh theo những gì cần thiết để duy trì và nâng cao chức năng. 

Tuy nhiên, cuối cùng, No-code đang phát triển vì nó làm cho việc phát triển sản phẩm trở nên dễ tiếp cận và thân thiện với người dùng hơn nhiều.

Với nhiều nền tảng hơn tùy thuộc vào tính khả dụng No-code, không khó để hiểu tại sao xu hướng này ngày càng phổ biến. 

Không chỉ là ứng dụng, No-code cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các khía cạnh khác, Metaverse là một ví dụ. 

nullBubble là một trong những cách hay để xây dựng mạng xã hội, ứng dụng Saas, CRM không cần mã hóa (Ảnh: Bubble).
Bubble là một trong những cách hay để xây dựng mạng xã hội, ứng dụng Saas, CRM không cần mã hóa (Ảnh: Bubble).

Các yếu tố tác động đến việc tồn tại của xu hướng thiết kế sản phẩm No-code

Các xu hướng No-code sẽ tồn tại trong bao lâu phần lớn phụ thuộc vào khả năng sử dụng của chúng vì tất cả đều tập trung vào tính hữu ích của việc không mã hóa nói chung. 

Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của xu hướng này:

- Phát triển nhanh;
- Khả năng tiếp cận;
- Ngân sách;
- Công cụ;
- Tính dễ sử dụng.

1. Phát triển nhanh - Dễ dàng phổ biến trong các lĩnh vực

Xu hướng No-code đang ngày càng phổ biến trong thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu. 

Điều này hoàn toàn hợp lý, vì nó phù hợp với thời đại, đối với các dịch vụ theo yêu cầu và SaaS.

Ví như, khi doanh nghiệp đã khởi chạy trang Web với một số sản phẩm, nhưng đột nhiên lại có một tùy chọn mới. 

Thiết kế No-code sẽ cho phép sao chép và dán, hoặc kéo và thả, hay các yếu tố đơn giản tương tự, đã được thiết lập trước đó vào trong trang Web.

Điều này đảm bảo tính liên tục và tối ưu hóa thời gian, cũng như không cần đội ngũ nhân sự trình độ cao.

Thiết kế sản phẩm No-code sẽ dễ dàng phổ biến trong mọi lĩnh vực (Ảnh: Unsplash).
Thiết kế sản phẩm No-code sẽ dễ dàng phổ biến trong mọi lĩnh vực (Ảnh: Unsplash).

2. Khả năng tiếp cận - Ai cũng có thể sử dụng

Không phải ai cũng có thể viết mã và không phải ai cũng cần phải làm như vậy.

Về cơ bản, đó là toàn bộ tiền đề đằng sau lý do của việc No-code ra đời. 

Sự gia tăng của xu hướng thiết kế sản phẩm No-code đã mở rộng những gì các nhà phát triển thuộc mọi lĩnh vực và cấp độ kinh nghiệm có thể làm. 

Đổi lại, điều này cho phép tự do hơn trong việc phát triển sản phẩm, đối mặt với nền kinh tế đang gặp khó khăn cùng việc đưa ra các sáng kiến ​​mới. 

Theo đuổi công việc sáng tạo ra một sản phẩm sẽ khả thi hơn nhiều khi việc thiếu kiến ​​thức viết mã không còn là trở ngại.

Vậy nên, nhờ có các sản phẩm No-code, mọi người có quyền truy cập Internet đều có khả năng thực hiện công việc.

Xu hướng No-code sẽ mở rộng khả năng tiếp cận các ứng dụng đến mọi người dùng (Ảnh: Unsplash).
Xu hướng No-code sẽ mở rộng khả năng tiếp cận các ứng dụng đến mọi người dùng (Ảnh: Unsplash).

3. Đảm bảo ngân sách - Mã hóa có thể tốn kém

Bởi vì số giờ làm việc của các chuyên gia được yêu cầu có thể ảnh hưởng đến ngân sách của công ty đang tồn tại trong thời kỳ kinh tế khó khăn. 

Ví dụ: 

Xây dựng một trang web từ đầu có thể tốn 2.500 đô la trở lên. 

Việc dựa vào các sản phẩm No-code, thay vì mã hóa từ đầu và mã hóa riêng, có thể giảm đáng kể chi phí tài chính cần thiết để đưa sản phẩm vào sử dụng.

Airtable là một cơ sở dữ liệu kết hợp bảng tính, với các tính năng của một cơ sở dữ liệu, không cần mã hóa (Ảnh: Airtable).
Airtable là một cơ sở dữ liệu kết hợp bảng tính, với các tính năng của một cơ sở dữ liệu, không cần mã hóa (Ảnh: Airtable).

4. Công cụ - Ngày càng đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu sử dụng

Từ Webflow đến Airtable, từ Bubble đến Coda, luôn có một nền tảng No-code phù hợp với mọi nhu cầu và mọi phong cách thiết kế.

Mỗi sản phẩm và mỗi dự án kinh doanh đều yêu cầu một chút cách tiếp cận khác nhau để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể. 

Đó có thể là khả năng tinh chỉnh các yếu tố riêng lẻ tốt hơn hoặc có nhiều loại thao tác kéo và thả để lựa chọn, điều này phụ thuộc vào sản phẩm đang được phát triển. 

Vì vậy, các công cụ No-code sẽ ngày càng đa dạng hóa nhờ công nghệ phát triển và tính thích ứng dễ dàng hơn bao giờ hết của nó.

Coda là một công cụ chỉnh sửa văn bản, mã, Terminal, CSS, file mạnh mẽ, hỗ trợ lập trình Web No-code.
Coda là một công cụ chỉnh sửa văn bản, mã, Terminal, CSS, file mạnh mẽ, hỗ trợ lập trình Web No-code.

5. Đơn giản hóa - Ai cũng thích sự dễ dàng

Bỏ qua những cân nhắc quan trọng như thời gian, ngân sách, khả năng tiếp cận và mọi thứ khác, một trong những yếu tố quan trọng nhất để xu hướng này tồn tại là sự lười biếng của con người.

Có lẽ “lười biếng” không phải là từ thích hợp; xét cho cùng, các nhà phát triển No-code đang làm việc nhiệt tình và năng nổ để mở rộng tầm nhìn của họ. 

Nhưng đối với mọi người, những người đang sử dụng hoàn toàn No-code, thì ít nhất một phần nhỏ trong số đó được thúc đẩy bởi mong muốn giữ mọi thứ đơn giản và dễ dàng nhất có thể.

Trong một thế giới ngày càng phức tạp, tùy chọn chỉ cần kéo và thả có thể giống như một giấc mơ tuyệt vời cho mọi người dùng.

Ứng dụng Webflow cho phép người dùng có thể dễ dàng xây dựng và quản lý các trang web của riêng họ mà không cần hiểu biết về mã hóa.
Ứng dụng Webflow cho phép người dùng có thể dễ dàng xây dựng và quản lý các trang web của riêng họ mà không cần hiểu biết về mã hóa.

Lời kết

Mục đích của một xu hướng là cung cấp một phương pháp mới và có lợi để đạt được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu sử dụng. 

Không ai có thể nói chính xác bất kỳ xu hướng thiết kế sản phẩm No-code cụ thể nào sẽ kéo dài bao lâu hoặc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. 

Nhưng trong khi công nghệ vẫn tiếp tục phát triển, hoàn toàn có thể kỳ vọng các sản phẩm No-code tiếp tục tồn tại, khi nó tiếp tục phát triển và ngày càng giúp con người tối ưu hóa công việc.

Lược dịch từ bài viết của Venture Beat.