Khi còn là một cậu học sinh cấp 3 tại thị trấn nhỏ phía đông Trung Quốc, Li Xiaoming đã mơ được chuyển tới chốn đô thành phồn hoa để có một cuộc sống tốt hơn.

Nhưng giờ khi đã 24 tuổi, Li chỉ muốn nghỉ ngơi mà thôi!

Khắp Trung Quốc, những thanh niên trẻ giống như Li nhiều vô số kể. Họ mệt mỏi, kiệt quệ trước sức ép "cơ bản" của xã hội: Vào đại học, kiếm việc làm, rồi lại chạy đua để thăng tiến.

Chán nản, họ rộ lên một xu hướng sống mới có tên "tang ping" - hay có thể tạm dịch là... nằm thẳng cẳng. Chán nản, họ rộ lên một xu hướng sống mới có tên "tang ping" - hay có thể tạm dịch là... nằm thẳng cẳng.

Cụm từ "tang ping" trở nên nổi tiếng từ một bài đăng trên MXH Trung Quốc hồi đầu năm 2021.

Bài đăng này đã bị xóa bỏ, nhưng đại khái nội dung nói về việc thay vì phải làm việc suốt một đời để mua nhà như trước, con người chỉ nên đeo đuổi một cuộc sống bình thường.

Nói cách khác là nằm thẳng cẳng và mặc kệ đời mà thôi.

Những cuộc thảo luận xung quanh "tang ping" đã lan tỏa khắp Trung Quốc, khi giới trẻ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh đầy tàn khốc để có được công việc hấp dẫn nhất - chủ yếu là trong ngành công nghệ hoặc các công việc văn phòng.
Trong khi đó với việc Trung Quốc đang tiến hành chiến lược cắt giảm quyền lực của các doanh nghiệp tư nhân, công chúng cũng ngày càng cảnh giác với văn hóa làm việc đến kiệt quệ "996" (9h sáng đến 9h tối, 6 ngày/tuần).

Thông thường, các công ty và startup công nghệ yêu cầu nhân viên phải làm việc với số giờ gấp đôi - thậm chí là hơn - so với các công việc bình thường khác.

Nhưng bi kịch một nỗi, xu hướng này không chỉ tồn tại ở Trung Quốc. Tại các nước Á Đông, người trẻ cũng đang dần cảm thấy mệt mỏi về chuyện phải cố gắng làm việc chăm chỉ, trong khi thứ thu lại được thì ít ỏi.

Tại Hàn Quốc, giới trẻ đang từ bỏ ý định phải kết hôn và mua nhà. Ở Nhật Bản, họ bi quan về tương lai của đất nước đến mức từ bỏ mọi sự cố gắng và ham muốn vật chất của bản thân.

Trung Quốc: Cả một thế hệ muốn buông xuôi

Li đã từng dành cả ngày ở trường để học. Trong kỳ thi đại học, cậu đạt được điểm số trong top 0,37% các trường trung học tỉnh Sơn Đông. Cậu kiếm được bằng thạc sĩ tại một trong 3 trường luật hàng đầu của Trung Quốc, và rồi mong muốn sẽ được nhận vào một công ty luật quốc tế danh giá đặt trụ sở tại Bắc Kinh.

Nhưng khi đăng ký xin thực tập hồi tháng 3/2021, Li bị khoảng hơn 20 công ty luật quốc tế chối từ. Thay vào đó, cậu phải vào làm thực tập sinh tại một công ty luật trong nước.

"Cuộc cạnh tranh (giữa tôi và các thực tập sinh khác) là rất khốc liệt," - Li trải lòng. "Khi nhìn vào những cậu sinh viên vẫn đang nỗ lực để được vào các công ty luật danh giá ấy, tôi cảm thấy mệt mỏi và chẳng còn muốn tham gia nữa."

Lối sống "tang ping" giống như một thứ gì đó cộng hưởng với Li. Quá mệt mỏi vì phải tranh đấu, Li quyết định buông xuôi, từ bỏ nỗ lực, chỉ làm những gì đơn giản và tối thiểu nhất trong kỳ thực tập của mình.

Những người ủng hộ khái niệm này đã phát triển nó lên thành một triết lý sống, mở rộng ra nhiều mạng xã hội khác nhau. Trên Douban, nhiều người tích cực mô tả những đặc điểm khi theo "tang ping" là như thế nào.

"Tôi sẽ không kết hôn, mua nhà hay sinh con. Cũng chẳng mua túi xách, đồng hồ," - bản mô tả của một "buông-xuôi-er" cho hay.

Nhóm này đã bị báo cáo và chặn truy cập sau khi thu hút được hàng ngàn người tham gia. Hashtag liên quan đến "tang ping" cũng đã bị kiểm duyệt trên một số mạng xã hội khác.

Dẫu vậy, không thể phủ nhận sự thật rằng áp lực mà giới trẻ Trung Quốc phải đối mặt là rất lớn.

Như trong năm 2021, sẽ có khoảng 9,09 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và phải tìm việc làm - theo số liệu từ Bộ giáo dục Trung Quốc. Như trong năm 2021, sẽ có khoảng 9,09 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và phải tìm việc làm - theo số liệu từ Bộ giáo dục Trung Quốc.

Nhưng ngay cả khi tìm được việc, họ còn phải đối mặt với những thách thức như lịch làm việc quá dày đặc - đặc biệt là ở các tập đoàn công nghệ lớn, nơi lưu hành văn hóa làm việc "996".

Mới đây, tòa án tối cao của Trung Quốc cảnh cáo rằng bất kỳ hình thức ép nhân viên làm việc quá giờ sẽ là vi phạm luật lao động, nhằm xử lý văn hóa làm việc được cho là đã giúp các công ty công nghệ Trung Quốc vươn lên đỉnh cao.

Hàn Quốc: Hôn nhân gia đình hay con cái - tất cả đều là gánh nặng

Với Trung Quốc, "tang ping" là một xu hướng mới. Nhưng ở các nước Đông Á, giới trẻ đã chịu đựng điều này nhiều năm trời, và nó dẫn đến những quyết định tiêu cực.

Năm 2011, báo chí Hàn Quốc xuất hiện khái niệm "sampo" - tạm dịch là "tam buông bỏ", ám chỉ một thế hệ buông bỏ hẹn hò, kết hôn và sinh con.

Năm 2014, họ bổ sung thêm vấn đề mua nhà và quan hệ xã hội vào danh sách này, và một khái niệm khác ra đời. Đó là "opo" - thế hệ "ngũ buông bỏ".

Và thậm chí, danh sách ấy ngày càng nhiều hơn, khiến người ta quyết định để vào đó tiền tố "n" - n-po, nghĩa là từ bỏ nhiều thứ không đếm xuể. Và thậm chí, danh sách ấy ngày càng nhiều hơn, khiến người ta quyết định để vào đó tiền tố "n" - n-po, nghĩa là từ bỏ nhiều thứ không đếm xuể.

Năm 2017, 74% người trưởng thành tại Hàn Quốc cho biết họ đã từ bỏ ít nhất 1 mục đích sống. Có thể là kết hôn, hẹn hò, giải trí, mua nhà, hoặc nhiều khía cạnh khác với nguyên nhân là vì khó khăn tài chính.
Giống như nhiều quốc gia khác, áp lực của giới trẻ Hàn Quốc trên thị trường việc làm cũng gia tăng. Năm 2020, tỉ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc là 4% - mức cao nhất trong suốt 19 năm. Trong đó, 9% là người từ 15 đến 29 tuổi.

Bên cạnh đó còn một số lý do khác khiến giới trẻ Hàn Quốc buông bỏ vai trò truyền thống của mình. Nữ quyền - vấn đề đang nổi lên ở Hàn Quốc do nạn phân biệt giới tính và tội phạm tình dục số gia tăng - là một ví dụ.

Shin cho biết mẹ cô đã bỏ việc sau khi sinh cô và em gái. Tuy nhiên vào lúc này, Shin không muốn để hôn nhân cản bước sự nghiệp của mình, giống như mẹ cô đã từng.

"Tôi nghĩ chồng sẽ gây cản trở công việc và những thứ tôi muốn làm. Tôi đã học tập và làm việc rất nhiều, và tôi không muốn từ bỏ tất cả chỉ để lấy chồng hoặc sinh con."

Nhật Bản: Một thế hệ bi quan

Giới trẻ tại Nhật Bản cũng đang mệt mỏi từ những áp lực trong công việc, và vì xu hướng kinh tế đình trệ suốt nhiều năm.

Một số người gọi đây là "satori sedai" (tạm dịch: thế hệ buông bỏ) - một thuật ngữ bắt nguồn từ năm 2010. Nó ám chỉ thái độ bi quan với tình hình xã hội, và thiếu đi khát khao cống hiến.

"Tôi chỉ chi tiền cho những gì tôi thích, và tìm thấy giá trị sống trong đó," - Kanta Ito, 25 tuổi, người tự nhận mình là một satori sedai theo chủ nghĩa tối giản.

Ito có mức lương khá ổn từ việc làm tại công ty tư vấn tại Tokyo, nhưng chẳng quan tâm đến những thứ "phù phiếm" như mua nhà hay mua xe.

Trong một khảo sát trên 2824 người có độ tuổi từ 16 - 35 ở Nhật Bản vào năm 2017, 26% cho biết họ thuộc thế hệ satori.
Nền kinh tế của Nhật Bản đã giữ ở mức trì trệ sau cơn khủng hoảng nhà đất hồi đầu thập niên 1990. Mức tăng trưởng GDP cũng rất chậm chạp, theo số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.

"Mức lương của họ không tăng lên so với đà đi xuống của nền kinh tế. Có nghĩa họ sẽ không thấy mình thu lại được những gì xứng đáng với công sức đã bỏ ra," - Horiguchi nói thêm.

Với Nanako Masubuchi, sinh viên 21 tuổi tại ĐH Gakushuin (Tokyo), mức lương là một trong những lý do khiến cô theo đuổi ước mơ ra nước ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp.

"Với nền kinh tế này, tôi không thể thấy lạc quan được."

Theo Cafebiz.vn