COVID-19 kéo dài, các doanh nghiệp đang “lao đao” khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là "cứu cánh" giúp các doanh nghiệp xoay chuyển tình thế, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nếu biết nắm lấy cơ hội.

Tiềm năng của TMĐT xuyên biên giới

TMĐT giúp người tiêu dùng thông qua internet có thể mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”. 

Đồng thời, phương thức này giúp cho các doanh nghiệp, nhà bán giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế dễ dàng hơn nhiều so với các hình thức truyền thống trước đây. 

null

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (IDEA), cho biết Việt Nam nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới nhanh nhất thế giới với tốc độ 35% mỗi năm.

Với doanh thu thương mại điện tử B2C (kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng) toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỷ USD, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Xu hướng hồi phục tích cực của kinh tế EU trong thời gian qua cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, 8 tháng năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt 25,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ, tăng trưởng ghi nhận ở hầu hết các nhóm hàng từ điện thoại, máy tính, dệt may tới nông, thủy sản.

Ngoài ra, thông tin Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cũng cho biết, người dân EU không chỉ mua hàng và dịch vụ trực tuyến trong nước mà còn mua hàng từ nước thành viên EU khác cũng như từ một số nước ngoài lãnh thổ EU (đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc và Hoa Kỳ).

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ nhận định, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ sẽ có cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và xây dựng một chiến lược dài hạn.

Lợi ích cho doanh nghiệp

Việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu trực tuyến đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ xát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình.

Từ đó, doanh nghiệp nâng cao giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng “made in Vietnam” đến tay người tiêu dùng mọi nơi trên thế giới. 

Lợi ích vượt trội của TMĐTXBG so với thương mại quốc tế truyền thống kể đến như:

Phá vỡ không gian và thời gian mua và bán hàng (24/7/365 và mua hàng bất cứ nơi nào có internet), giảm chi phí thời gian và tài chính, thanh toán thuận tiện, mở rộng cung và cầu thị trường, giao hàng nhanh, đúng người, đúng địa điểm; có khả năng hoàn trả hàng và đổi hàng nhanh chóng nếu không đảm bảo chất lượng như cam kết.

Alibaba.com là một trong những kênh TMĐT uy tín toàn cầu với hơn 260 triệu nhà mua hàng trên phạm vi 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Đây là thị trường tiềm năng cho các DN Việt Nam mở rộng quy mô kinh doanh và bán hàng tới khách hàng trên toàn thế giới. 

Việc hợp tác với các sàn TMĐT lớn như Alibaba hay Amazon để trực tiếp bán hàng đã và đang mang đến cơ hội phát triển cho DN Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Việc hợp tác với các sàn TMĐT lớn như Alibaba hay Amazon để trực tiếp bán hàng đã và đang mang đến cơ hội phát triển cho DN Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp tăng số lượng đơn hàng, doanh thu trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới không phải cũng vấp phải một số khó khăn phát sinh. 

Đó là làm thế nào để phát triển thương hiệu của mình, nâng cao nhận diện với người mua nước ngoài, đồng thời về khả năng xử lý đơn hàng, giảm chi phí giao hàng vì sản phẩm bán online thường có giá trị không lớn.

Xu hướng bán hàng ra Đông Nam Á 

Trong suốt một thập kỷ qua, thị trường Đông Nam Á thu hút nhà đầu tư trên thế giới nhờ sự phát triển của thương mại điện tử và các nền tảng hỗ trợ bán hàng trực tuyến hiệu quả.

Sự đầu tư mạnh mẽ của 2 ông lớn trong ngành thương mại điện tử thế giới là Amazon và Alibaba vào khu vực đã tạo tiền đề cho việc thay đổi thói quen tiêu dùng của các quốc gia Đông Nam Á, giúp các doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế dễ dàng gia nhập thị trường này.

Bên cạnh đó cũng tạo ra cơ hội cho các dịch vụ hậu cần nhanh hơn và tốt hơn để đảm bảo dòng hoạt động của chuỗi cung ứng được thông suốt.

Để tạo cơ hội cho cách doanh nghiệp dễ dàng “thâm nhập” vào sân chơi đầy màu mỡ này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Logistics vào cuộc để hỗ trợ các nhà bán, trong đó Boxme có thể nói là đơn vị đi đầu trong việc thúc đẩy xu hướng TMĐT trên khu vực này. 

Đơn vị này cung cấp dịch vụ 3PL Fulfillment với hệ thống kho trên toàn khu vực Đông Nam Á và nền tảng công nghệ kết nối với các sàn TMĐT trong khu vực, giúp cho việc bán hàng toàn khu vực này tương tự như Amazon ở các thị trường phát triển khác. 

Điều đáng nói là Boxme kết nối toàn bộ chuỗi giá trị của thị trường TMĐT, cho phép người bán trên toàn thế giới dễ dàng kinh doanh tại các nước trong thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á mà không cần hiện diện tại các quốc gia này.

Bài toán về hậu cần của các doanh nghiệp bán hàng online tại Việt Nam đã được các nước trên thế giới tìm ra lời giải với mô hình dịch vụ fulfillment. Bài toán về hậu cần của các doanh nghiệp bán hàng online tại Việt Nam đã được các nước trên thế giới tìm ra lời giải với mô hình dịch vụ fulfillment.

Dịch vụ Fulfillment là quá trình bắt đầu từ lúc hàng hóa được nhập vào kho đến lúc người mua hàng nhận được sản phẩm, bao gồm các hoạt động lấy hàng từ người bán hàng, lưu kho, xử lý đơn hàng, lấy hàng từ kho, đóng gói và vận chuyển đến đúng địa chỉ của khách hàng.

Đối với một doanh nghiệp TMĐT, một yếu tố lớn dẫn đến thành công là dịch vụ giao hàng chất lượng với chi phí hợp lý. Đối với một doanh nghiệp TMĐT, một yếu tố lớn dẫn đến thành công là dịch vụ giao hàng chất lượng với chi phí hợp lý.

Vì vậy, nhiều công ty đã chuyển sang sử dụng dịch vụ Fulfillment để tối ưu hóa chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian, tiền bạc để tập trung vào tăng doanh số bán hàng và phát triển thị trường.

Thế mạnh lớn nhất của Boxme nằm ở việc áp dụng năng lực công nghệ và liên tục đổi mới sáng tạo nhằm tối ưu vận hành tốt nhất cho các doanh nghiệp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể mở rộng sang các nước khác trong khu vực dễ dàng nhất. 

Theo chia sẻ của đại diện doanh nghiệp đã từng hợp tác với Boxme thì việc tiếp nhận và xử lý nhanh chóng số lượng và khối lượng lớn đơn hàng là điều đáng ngạc nhiên ở đơn vị này.

Và họ đánh giá cao khả năng kết nối đa dạng của Boxme khi đơn vị này nằm trong số ít các nền tảng có thể kết nối với đầy đủ hãng vận chuyển và sàn TMĐT trên toàn khu vực.

Điều này giúp cho việc phát triển thị trường và bán hàng trên quy mô đa quốc gia dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ khâu hậu cần thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.

Trong 1 khu vực đang phát triển nóng về TMĐT như Đông Nam Á thì điều quan trọng là doanh nghiệp cần bước đi sớm để nắm bắt xu thế nếu không muốn chậm chân và bỏ lỡ nhiều cơ hội. 

Phát Nguyễn - Trends Việt Nam