Nước dường như có mặt ở tất cả các giai đoạn trong một vòng đời sản xuất một sản phẩm. Từ việc thu hoạch, xử lý vật liệu thô, pha trộn các nguyên liệu đến đóng góp, vận chuyển và cả quá trình tiêu thụ của khách hàng.
Vậy một sản phẩm không có hoặc có rất ít sự tham gia của nước sẽ trông như thế nào?
Câu trả lời sẽ nằm ở một khái niệm sản phẩm đang được quan tâm nhiều - mỹ phẩm không chứa nước, hay còn gọi là Waterless beauty/cosmetics (mỹ phẩm giảm hoặc không chứa nước).
Hơn cả một xu hướng làm đẹp, đây chính là chìa khoá cho những vấn đề môi trường trong tương lai.
Mỹ phẩm không chứa nước là gì?
Linda Treska, nhà sáng lập Pinch of Colour cho biết nước thường đóng vai trò làm đầy và chiếm đến 70% - 80% tổng liều lượng thành phần.
Nước còn là dung môi giúp các thành phần và hoạt chất được hoà tan, trộn lẫn vào nhau. Ngoài ra, khi có nước trong sản phẩm thì khi dùng sẽ có cảm giác mềm mại, linh hoạt và dễ bôi lên da.
Tuy nhiên, nước có thật sự cần thiết trong mỹ phẩm?
Theo Susanne Langmuir, CEO của hãng mỹ phẩm aN-hydra, nước là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và nhà sản xuất buộc phải thêm chất bảo quản để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong sản phẩm.
Chia sẻ từ anh Duy Khánh, co-founder thương hiệu Skinlosophy, trái với suy nghĩ của mọi người rằng sản phẩm chứa nhiều nước thì sẽ giúp da giữ nước hơn, trên thực tế, nước thì sẽ bay hơi chính những hoạt chất và thành phần còn lại mới là thứ giúp hút ẩm và giữ ẩm từ môi trường vào da.
Đồng thời, việc xử lý nước cũng tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu. Vì khi độn nước, người tiêu dùng phải sử dụng một lượng sản phẩm nhiều hơn, nhanh hết sản phẩm và dẫn đến tiêu tốn nhiều bao bì chai lọ hơn.
Waterless và sự thay thế
Anh Duy Khánh nhận định, về mặt hiệu quả cũng như sự bền vững với môi trường, nước có hại nhiều hơn lợi, vậy nên ngành công nghiệp mỹ phẩm đã hướng đến việc thay thế nước.
Điều này dẫn đến công thức của sản phẩm sẽ thay đổi theo hai hướng:
Công thức dạng bánh, bột: Các loại dầu gội khô, xà phòng, muối tắm khô, sữa rửa mặt dạng bánh. Các sản phẩm này phải thêm nước khi sử dụng.
Công thức chứa các chiết xuất, dịch chiết từ thiên nhiên thay cho nước: Các sản phẩm dạng này cô đặc, đắt tiền liều lượng dùng mỗi lần đều ít hơn nhưng mang lại hiệu quả hơn.
Lợi ích của mỹ phẩm waterless
Theo Autoimmune Association, các chất bảo quản dùng trong các sản phẩm gốc nước như parabens góp phần gây suy giảm hệ miễn dịch và rối loạn sinh sản.
Hơn thế nữa, bác sĩ Healther L.Brannon tin rằng nước sẽ bốc hơi và lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da của bạn bị khô đi.
Tiến sĩ Dennis Gross cho biết một thập kỷ trở lại đây, chúng ta sử dụng loại nước được bão hoà với nhiều canxi, kim loại và khoáng chất hơn.
Điều này sẽ gây cản trở quá trình sản xuất collagen và dẫn đến việc da bị kích ứng.
Nước cứng - loại nước có nồng độ canxi cao cũng sẽ gây bí tắc lỗ chân lông, khiến bạn dễ bị nổi mụn hơn.
Vậy nên, các nguyên liệu thay thế như dầu dừa, dầu argan,.... sẽ khắc phục tình trạng cho làn da và mái tóc của bạn.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Susan Hewlings cho thấy dầu dừa nguyên chất có khả năng kháng khuẩn và chống nấm mốc.
Một nguyên cứu khác kết luận rằng dầu dừa có thể giúp sợi tóc trở nên chắc khoẻ hơn.
Bác sĩ da liễu Corey L.Hartma cho biết dầu argan có chứa nhiều omega-3 và omega-9, từ đó sẽ bổ sung độ ẩm cho làn da và mái tóc của bạn.
Tiến sĩ Stacy Chimento cũng bổ sung thêm dầu argan có thể giảm nếp nhăn trên da, thúc đẩy sự sản sinh collagen cũng như bảo tồn sắc tồn melanin giúp tránh hư tổn cho tóc.
Vì sao ‘waterless beauty’ lên ngôi?
Thân thiện với làn da
“Nước rất là rẻ và thường được dùng để tăng dung tích” – Linda Treska, nhà sáng lập Pinch of Colour cho biết.
“Với một số mỹ phẩm, nước chiếm đến 90% dung tích, còn lại tí xíu là những thành phần dưỡng chất. Chúng tôi phát hiện ra rằng nếu bỏ nước, chỉ để lại những thành phần dưỡng chất tự nhiên như bơ, quả mơ và dầu hoa trà – chúng không cần bị pha loãng mà còn có khả năng hydrat hóa hơn.”
Các sản phẩm làm đẹp không nước thì không cần sử dụng chất bảo quản – một trong những thành phần chính khiến da nhạy cảm và dễ sinh sôi vi khuẩn.
Serum vitamin C cũng hữu hiệu hơn nếu không có H2O. Vitamin C nổi tiếng là không ổn định và có thể kém hiệu quả hơn khi kết hợp với nước – một lý do để các thương hiệu như The Inkey List loại bỏ nước ra khỏi công thức của họ.
Và điều quan trọng là, các sản phẩm làm đẹp không nước thì không cần sử dụng chất bảo quản – một trong những thành phần chính khiến da nhạy cảm và dễ sinh sôi vi khuẩn.
Vì thế nếu loại bỏ nước ra khỏi sản phẩm có thể bảo vệ da ít có khả năng bị viêm nhiễm hơn.
Bao bì thân thiện hơn với môi trường
Việc rút nước ra khỏi công thức của sản phẩm khiến các sản phẩm có dạng nén như thanh xà phòng, với dầu gội và dầu xả, về mặt công thức chúng làm sạch sâu hơn cho da của bạn – theo lý giải của nhà sáng lập mỹ phẩm water-free Brianne West, bạn chỉ cần đến nước lúc tắm gội.
Skinlosophy - Người tiên phong
Xu hướng waterless không chỉ là câu chuyện của thế giới, ngay tại Việt Nam, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã nhanh chóng nhập cuộc.
Trong đó, Skinlosophy đã tiên phong thay đổi toàn bộ công thức sản phẩm, trở thành thương hiệu waterless đầu tiên tại Việt Nam.
Ngay cả trong các sản phẩm dung tích lớn như sữa rửa mặt, lotion, phần nền của sản phẩm đã loại bỏ nước và thay bằng chiết xuất thảo mộc bản địa (sâm ngọc linh, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, thông đỏ, hoa sen, đậu nành, hạt mơ….)
Với đặc thù của đất nước có khí hậu nóng ẩm, mỹ phẩm dành cho người Việt còn phải cân nhắc về chất liệu và cảm giác của sản phẩm, làm sao để mềm mại dễ chịu nhưng ráo nhẹ, không nặng bí.
Đó cũng là một thách thức đối với xu hướng waterless, đòi hỏi người sáng tạo công thức sản phẩm phải linh hoạt và cấp tiến cũng như ngành nguyên liệu phải cung cấp được những thành phẩm tinh chế chất lượng cao.
Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có những nhà máy cung cấp chiết xuất dược liệu bản địa đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng xuất khẩu. Người Việt đang được tiếp cận những nguyên liệu bản địa trong mỹ phẩm chứ không còn chỉ ở dạng thô.
Anh Duy Khánh - co founder Skinlosophy chia sẻ: Trên thực tế, waterless là một khái niệm vẫn chưa phổ biến ngay cả trên thế giới, có lẽ bởi những ông lớn trong ngành mỹ phẩm vẫn chưa sẵn sàng thỏa hiệp với giá thành của sản phẩm.
Không những thế, khái niệm waterless là chỉ để nói về công thức sản phẩm, không có nghĩa là ngành công nghiệp mỹ phẩm không cần đến nước trong quá trình canh tác, chế biến nguyên liệu.
Skinlosophy tiếp cận tới waterless không chỉ để nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường với người tiêu dùng, mục đích lớn nhất của Skinlosophy là mang đến thị trường những sản phẩm cô đặc và có giá trị sử dụng cao, hiệu quả mạnh mẽ và vòng đời sản phẩm dài, dễ bảo quản.
Dù giá thành này khá cao so với các thương hiệu cạnh tranh trực tiếp nhưng Skinlosophy tin rằng bước tiến mới này sẽ chạm được đến trái tim của những người yêu và hiểu mỹ phẩm.
Tổng hợp, nguồn: Vietcetera, Tạp chí Đẹp