Xu thế kinh doanh thời trang bền vững tại Việt Nam

Khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu từ đó tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt cho lịch sử ngành thời trang thế giới và cả Việt Nam.

Trong vài năm trở lại đây, thị trường thời trang Việt Nam bùng nổ với sự phát triển của nhiều thương hiệu thời trang thiết kế nội địa.

Trong đó, không ít những thương hiệu chọn con đường khó khăn, nhưng mang nhiều ý nghĩa tích cực cho xã hội – thời trang bền vững.

null
Thời trang còn là cách truyền tải thông điệp mạnh mẽ.

Khởi nghiệp kinh doanh thời trang đã khó, khởi nghiệp kinh doanh thời trang bền vững càng khó khăn hơn.

Nhiều thương hiệu thời trang đã tìm cách cân bằng giữa tư duy sáng tạo, triết lý kinh doanh và xu hướng thị trường, nhằm mang lại những sản phẩm bền vững cho người tiêu dùng.

Thời trang bền vững không chỉ đơn thuần là xu hướng hay trào lưu nhất thời, mà được xem là mục tiêu tối quan trọng mà tất cả thương hiệu, doanh nghiệp thời trang cần hướng tới.

null
Nếu thương hiệu biết cách xây dựng nội dung, họ có thể gia tăng lượng theo dõi trên các kênh online của mình.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện có không ít thương hiệu theo đuổi hướng phát triển bền vững, từ quần áo cho đến phụ kiện nhưng giá thành sản phẩm không hề rẻ.

Đây chính là lý do các sản phẩm thời trang bền vững hiện chỉ tiệm cận lượng khách hàng ở phân khúc ngách và cao cấp tại các đô thị lớn.

Điểm danh các thương hiệu Việt kinh doanh thời trang bền vững

1. Dòng Dòng Sài Gòn - may túi từ rác thải

Ra đời vào tháng 3/2020, Dòng Dòng Sài Gòn là hàm ý khác như biểu tượng của vòng tròn bền vững: Reduce - Reuse - Recycle.

Nhà sáng lập của thương hiệu đã biến những tấm bạt bỏ đi thành vô số đồ dùng đầy tính thời trang, từ túi đựng laptop, ví tiền, túi giao hàng, ba lô…

Hiện tại, Dòng Dòng Sài Gòn đã tối ưu quy trình thu gom bạt cũ và gầy dựng được mối liên kết với một số nhà máy sản xuất bạt trong thành phố.

null
Kiều Anh, Thảo Trang & Tú Quân – Đồng sáng lập Dòng Dòng Sài Gòn.

Với phương châm hạn chế thấp nhất lượng nước thải cũng như khí carbon, nhóm ưu tiên dùng các chất tẩy rửa không gây hại cho môi trường và thợ như nước rửa lên men từ thực vật, cồn, baking soda…

Hiện tại, Dòng Dòng Sài Gòn có khoảng 75% vật liệu tái chế trên mỗi chiếc túi với kỹ thuật may tinh tế được thị trường đón nhận.

null
Những sản phẩm sáng tạo của Dòng Dòng Sài Gòn.

Vì đội ngũ khởi nghiệp đều là những người trẻ, Dòng Dòng Sài Gòn khá nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng cũng như tối ưu trải nghiệm khách hàng qua thương mại điện tử.

Sau hơn 2 năm, các sản phẩm “made in Saigon” đã có cơ sở phân phối tại một số quốc gia châu Âu, trong đó có Anh - thị trường thời trang bền vững số 1 thế giới.

2. Môi Điên - biến “rác” thành thời trang

Nhắc đến các thương hiệu thời trang bền vững tại Việt Nam, Môi Điên là một trong những cái tên nổi bật.

Môi Điên được thành lập bởi một cựu du học sinh chuyên ngành thiết kế trường Parsons, New York – Tom Trandt (tên thật là Trần Minh Đạo).

Ra đời lần đầu tiên vào năm 2016, Môi Điên – thương hiệu thời trang với những thiết kế độc đáo đã liên tục gây được ấn tượng với công chúng.

Những sản phẩm tại đây được thiết kế toàn bộ từ rác tái chế, chất liệu thừa trong quá trình sản xuất.

null
Môi Điên - Thương hiệu thời trang bền vững nổi tiếng hiện tại.

Đây cũng chính là cách mà Môi điên góp phần vào việc bảo vệ môi trường, mang đến sự phát triển bền vững trong thời trang.

Thương hiệu local brand này được đánh giá cao về sự sáng tạo trong thiết kế và chất lượng sản phẩm.

null
Sản phẩm của Môi Điên không sử dụng hoá chất để nhuộm màu mà hoàn toàn từ những công thức tự nhiên.
Môi Điên đã hợp tác với Converse trong một chiến dịch vào năm 2019, nhằm tái chế rác thải từ nhà máy giày thành trang phục đường phố cho cộng đồng.

Vải denim của Môi Điên được xử lý bằng laser thay vì mực in ấn, giúp giảm lượng nước cần thiết để sản xuất một chiếc quần jeans từ 40 lít xuống chỉ còn 1 lít.

3. Metiseko với triết lý kinh doanh “Just-in-time”

Metiseko là một trong các thương hiệu thời trang bền vững tại Việt Nam được nhiều người ưa chuộng.

Cái tên Metiseko là sự kết hợp giữa “Metis” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là pha trộn các nền văn hóa, phong cách và nghệ thuật cùng với “eko” – viết tắt của nguyên tắc sinh thái, thể hiện biểu tượng và khát vọng của thương hiệu.

null
Vải luôn được thương hiệu tận dụng tối đa.

Lấy cảm hứng từ sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và nét đẹp văn hóa của các quốc gia châu Á, Metiseko truyền tải chúng qua những họa tiết in đậm chất truyền trống trên nền kiểu dáng hiện đại và phù hợp với xu hướng.

Và với Metiseko, thời trang bền vững phải hội tụ nhiều yếu tố như chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường, sản phẩm làm ra chất lượng tốt,…

null
Metiseko tận dụng nguồn lụa dồi dào từ Bảo Lộc, Lâm Đồng với Twill, Crepe, Habutai, Satin và Shantung.

Xử lý vải thừa trong thời trang bền vững là cực kỳ quan trọng và Metiseko đã làm rất tốt công việc này.

Just-in-time (JIT) – ‘sản xuất đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - và vào đúng thời điểm cần thiết’ chính là chìa khóa của Metiseko.

Hoặc nếu không, vải thừa sẽ được sử dụng trong tái sản xuất phụ kiện và khăn.

Lời kết

Ngành công nghiệp thời trang đang đưa ra những cách thức mới để có thể phát triển bền vững hơn.

Điều này sẽ mang lại cơ hội cho cả các thương hiệu trong việc bảo vệ Trái Đất và gìn giữ các nguồn tài nguyên.