Thị trường xuất khẩu truyền thống phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch COVID-19
Theo đó, năm 2022, nhiều mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam cũng đã “hồi sinh” ở nhiều thị trường lớn, thị trường xuất khẩu truyền thống.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải Quan (4/2021), châu Á là thị trường xuất - nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (trên 135 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Là thị trường “thân thiện” do tiêu chuẩn không quá khắt khe cũng như hoạt động giao thương dễ dàng nhờ Hiệp định thương mại AFTA và Việt Nam là thành viên của Hiệp hội ASEAN.
Tiếp theo, châu Mỹ đứng thứ hai trong thị phần (43,21 tỷ USD), đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu lớn nhất tại Việt Nam.
Đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) là đối tác thương mại lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam đạt 29,93 tỷ USD.
Cuối cùng là thị trường châu Âu với mức tăng trưởng (12,91 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Các mặt hàng tiêu biểu có thể xuất khẩu sang thị trường như hạt điều, cà phê, gạo.
Mặt hàng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã có mặt trên trường quốc tế
Dao Cao Bằng - Dao châu Á nhưng dành cho ẩm thực Đức
Cuối năm 2021, Hải Yến (đang sống tại Berlin, Đức) cùng chồng bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh dao bếp, khi nhận thấy nhu cầu nấu nướng tăng lên kể từ khi đại dịch bùng phát.
Họ nghiên cứu và tự thiết kế các mẫu dao rồi chuyển cho một xưởng rèn ở Cao Bằng, Việt Nam làm theo.
Toàn bộ quá trình rèn dao đều được làm thủ công.
Thương hiệu dao Heritedge Viet Crafts của Hải Yến ra đời khi đó đã tạo được nhiều ấn tượng trong cộng đồng người Việt nói riêng và người tiêu dùng ở Đức nói chung.
Đến nay, Hải Yến đã đưa ra thị trường 7 loại dao, nhưng khác với dao thủ công bán ở Việt Nam, cô “khoác” thêm cho sản phẩm của mình những chiếc áo đẹp hơn, bằng cách đóng hộp cẩn thận, sử dụng túi bọc chỉn chu.
Mẫu dao của Hải Yến có điểm đặc biệt, đó là không gọi theo mã số mà đều quản lý theo tên, như Long, Rùa, Hạc, Chép… tất cả đều bắt nguồn từ thần thoại của nước Việt với mô tả đính kèm bên trong hộp.
Như vậy mỗi khách hàng mua dao, đều được biết thêm về văn hóa Việt Nam.
Mây, tre đan - Mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của ngành thủ công truyền thống Việt Nam
Cây tre, cây trúc đã gắn bó, thiết thực với đời sống, tâm hồn người Việt.
Thời mở cửa, hội nhập với thế giới, nhiều nghệ nhân, làng nghề mây tre đã tạo nên sức sống mới, làm ra những sản phẩm tre, trúc độc đáo, thân thiện với thiên nhiên, đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Các nghệ nhân sẽ dùng những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, lành tính cho người sử dụng như tre, nứa, mây,…
Trải qua hàng trăm năm phát triển, nghề mây tre đan luôn giữ được những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại, có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng.
Việt Nam có khoảng trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề truyền thống trong cả nước.
Đến nay, các sản phẩm mây tre đan đã xuất khẩu tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt trên 200 triệu USD/năm, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong cả nước.
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy: tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng mây, tre, cói đạt trên 230,16 triệu USD.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu mây, tre, cói sang các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng này là Hoa Kỳ, Nhật Bản,... ghi nhận sự tăng trưởng khả quan.
Một số chuyên gia đánh giá, cơ hội phát triển cho ngành hàng mây tre đan của Việt Nam còn khá rộng mở.
Khả năng nâng con số 3,37% thị phần thế giới lên khoảng 8-10% trong tương lai hoàn toàn khả thi.
Lụa từ tơ sen - Sản phẩm vô cùng độc đáo từ cây sen
Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội nổi danh với nghề trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt lụa.
Phát huy thế mạnh truyền thống làng nghề, bằng sự đam mê, sáng tạo, Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã, đang gây dựng nên thương hiệu độc đáo qua những sản phẩm lụa tinh xảo, có giá trị cao được làm từ tơ sen.
Bà chia sẻ: “Từ nhỏ, được cùng bố mẹ quay suốt, dệt ra những mét hàng đẹp, nuôi được con kén đẹp, tôi rất thích.
Tôi tự nhủ, nghề dâu tằm quý như thế nên tiếc lắm, mình phải cố giữ nghề của cha ông để lại. Có những ngày tôi phải đi nhặt nhạnh từng lá dâu bờ rào về để nuôi tằm”.
Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của thị trường giúp sản phẩm tơ lụa công nghiệp áp đảo hàng thủ công.
Không nao núng trước cơn lốc khắc nghiệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã cố gắng giữ nghề dệt sợi truyền thống và phát triển nghề lên tầm cao mới với những sản phẩm riêng có, tạo ra những tấm lụa từ sợi của cây sen, loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam.
Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã đầu tư công sức tìm tòi, nghiên cứu về loại lụa đặc biệt này.
Bà tự bỏ tiền mua một mảnh ruộng để trồng sen thử nghiệm.
Việc lấy tơ sen khó hơn rất nhiều so với lấy sợi tơ tằm.
Bà chia sẻ: “Sợi tơ sen rất mảnh nên dễ đứt, người thợ phải thật khéo léo, có kỹ thuật riêng mới rút được tơ. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc, một ngày chỉ rút được khoảng 200 cuống lá sen”.
Với 4.800 cuống sen và sau hơn 1 tháng làm việc miệt mài, chiếc khăn tơ sen dài 1,7m, rộng 0,25m đã hoàn thiện.
Tấm khăn mềm mại, xốp, mang hương thơm tự nhiên, thanh khiết của loài hoa sen mang đến niềm vui cho rất nhiều người.
Bà Phan Thị Thuận trở thành người đầu tiên khai mở kỹ thuật dệt vải từ sợi tơ sen tại làng nghề. Từ lụa tơ sen có thể dệt khăn, quần áo, làm đồ lưu niệm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề.
Tâm huyết với nghề, trải qua nhiều thăng trầm, đến nay NNƯT Phan Thị Thuận được xem là một trong số ít nghệ nhân còn bám trụ với nghề dệt lụa ở làng Phùng Xá.
Sản phẩm do NNƯT Phan Thị Thuận sản xuất đã tạo được dấu ấn thương hiệu trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, các sản phẩm lụa tơ sen đã được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.
Để tìm hiểu chi tiết, mời quý độc giả xem thêm:
Nước mắm truyền thống - Nét văn hóa ẩm thực lâu đời
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cả nước hiện có hơn 4.200 cơ sở sản xuất nước mắm với sản lượng trung bình đạt gần 380 triệu lít/năm.
Hiện nay, nước mắm không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, mà còn xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.
Điều này mở thêm cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia, doanh nghiệp và chính bà con nông dân, ngư dân.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, nhiều thương hiệu nước mắm của Việt Nam không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được các đầu bếp thế giới ngày càng ưa dùng để pha chế thành các loại nước chấm hoặc làm gia vị cho các món ăn.
Cụ thể, hội Nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, mỗi năm hòn đảo này sản xuất khoảng 25-30 triệu lít nước mắm, có khoảng 5% trong số đó, tương đương khoảng 1,4 triệu lít, được xuất khẩu đi 37 thị trường khác nhau trên thế giới.
Theo TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, hiệp hội mong muốn phát triển ngành hàng nước mắm của Việt Nam giống như ngành hàng rượu vang của một số nước trên thế giới.
Ngành hàng này sẽ có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa khoa học và truyền thống, giữa tinh hoa lâu đời và thước đo công nghệ chính xác để cho ra hàng triệu chai nước mắm ngon có chất lượng đồng nhất.
Kết luận
Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống sẽ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết nếu như có sự đầu tư chỉn chu từ phía Nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Việc xuất khẩu những mặt hàng truyền thống không những giúp cho các làng nghề truyền thống không bị “phai mờ” theo thời gian mà còn lan tỏa những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc với bạn bè quốc tế.