Cà phê Việt Nam không chỉ là "trend" - Mở rộng dấu ấn trên thị trường quốc tế
Cà phê được Pháp mang đến Việt Nam, nhưng một nền văn hóa cà phê độc lập đã nở rộ ở Việt Nam kể từ đó, cả về văn hóa cà phê và nông nghiệp.
Qua đôi bàn tay người Việt, cà phê đã bước ra cái bóng nước Pháp, trở thành món đồ uống mang thương hiệu Việt, hơi thở Việt.
Việt Nam trở thành một trong số những quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều nhất và có nét văn hoá cà phê đặc trưng mà chẳng nơi nào có được.
Năm 2014, Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới.
Không chỉ vậy, Robusta chiếm 40% sản lượng của thị trường cà phê trên toàn thế giới.
Năm 2016, cà phê sữa đá Việt Nam đã đứng thứ 2 trong danh sách 10 món cà phê tuyệt vời nhất thế giới do trang truyền thông Traveller của Úc bình chọn.
Hạt cà phê Việt không chỉ là được đánh giá cao về hương vị, mà còn bao gồm rất nhiều các yếu tố, bao gồm con người, nền văn hóa, lối sống...
Đen đá không đường được pha bằng phin, nâu đá và bạc xỉu, hay cà phê vợt,... đều mang lại những dấu ấn đặc biệt cho cà phê Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch, nhu cầu cà phê chế biến tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, như EU, cũng đang tăng, mang đến cơ hội cho ngành cà phê mở rộng dấu ấn trên thị trường quốc tế với nguồn cung cà phê Robusta dồi dào.
Thương hiệu cà phê rạng danh quốc tế - Trung Nguyên Legend, King Coffee, SHIN Cà Phê, K COFFEE Phúc Sinh
Cùng điểm qua những thương hiệu đã và đang làm rạng danh ba chữ “Cà phê Việt".
Từ những cái tên đã khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế như Trung Nguyên Legend, King Coffee đến những thương hiệu mới đi theo thị trường ngách nhưng cũng đang có những bước tiến ổn định trong và ngoài nước như SHIN Coffee, K COFFEE Phúc Sinh.
1. Trung Nguyên Legend - Giá trị bền vững với thời gian
Ra đời từ rất sớm, cái tên Trung Nguyên Legend cà phê được xem là sự khởi đầu của thị trường cà phê tại Việt Nam.
Cụ thể hơn, Trung Nguyên Legend là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam tham gia sản xuất, chế biến và phân phối cà phê.
Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên cũng được xem là doanh nhân tiêu biểu của thời kỳ đó vì đã dám mạnh mẽ tạo ra sự bứt phá, đối đầu với các thương hiệu ngoại đình đám để gây dựng nên một thương hiệu riêng biệt của Việt Nam.
Trên hành trình hơn 30 năm phát triển, các sản phẩm cà phê năng lượng của Tập đoàn Trung Nguyên Legend với hương vị đặc biệt, khác biệt đã được cộng đồng người tiêu dùng tại hàng trăm quốc gia trên toàn cầu yêu thích.
Đặc biệt, tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc…, những sản phẩm cà phê mang thương hiệu G7, Trung Nguyên và Trung Nguyên Legend được thường xuyên tìm kiếm trên các trang bán hàng điện tử quốc tế.
Như Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần hòa tan Trung Nguyên Đỗ Đình Đức chia sẻ:
“Cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 là thương hiệu cà phê duy nhất được chọn là sản phẩm đồ uống phục vụ cho các nguyên thủ quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh Á - u ASEM, APEC, Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu”.
Đây cũng là thương hiệu cà phê hòa tan được ưa chuộng nhất châu Á, với thị phần lớn thứ 2 trên thị trường cà phê mua bán trực tuyến tại Trung Quốc.
King Coffee - Cà phê tuyển chọn nâng cao giá trị bản địa và đa dạng dòng sản phẩm
Nói về khát vọng “nâng tầm cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới” thì ứng cử viên sáng giá tiếp theo ắt hẳn sẽ là King Coffee.
Đây cũng là khát vọng của CEO TNI Corporation Lê Hoàng Diệp Thảo và là kết tinh từ kinh nghiệm hai thập niên vượt qua bao khó khăn và thử thách.
Sản phẩm King Coffee đảm bảo 4 yếu tố: chất lượng cao, tôn trọng phẩm chất riêng của cà phê bản địa, phù hợp nhiều hình thức pha chế và được thu mua minh bạch tại các vùng cà phê nguyên liệu nổi tiếng.
Tháng 3 năm 2017, King Coffee vươn lên vị trí thứ tư trong các thương hiệu cà phê bán chạy nhất trên T-Mall (trang thương mại điện tử chủ chốt của Alibaba); có mặt tại hầu hết các siêu thị lớn của người Việt tại Mỹ và xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp tại 88 quốc gia trên thế giới.
Những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng và sự phát triển nhanh dòng sản phẩm này tại Mỹ đưa quy mô hoạt động của King Coffee vươn sang các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ …
King Coffee được làm từ những hạt cà phê tốt nhất trên thế giới, tuyển chọn từ những vùng nguyên liệu cà phê nổi tiếng như Ethiopia, Brazil, Kenya, Indonesia..., và đặc biệt là Robusta từ thủ phủ cà phê của Việt Nam – Buôn Ma Thuột, Arabica của vùng Cầu Đất (Lâm Đồng).
Các sản phẩm King Coffee trải rộng từ hòa tan (King Coffee 3in1, Pure Black, Coffee & Creamer, Espresso), rang xay (Gourmet Blend, Inspire Blend, Premium Blend), Whole Bean cho đến các dòng cà phê Luxury như Weasel, Legacy, Golden và dòng Capsules mới đẳng cấp...
3. Tập đoàn Phúc Sinh - K COFFEE đang chiếm lĩnh thị trường cà phê
Trái ngược với cơn sốt của ngành chế biến cà phê hòa tan, thị trường xuất khẩu cà phê rang là sân chơi ưa thích của các nhà sản xuất quy mô nhỏ hơn để chiếm lĩnh thị trường ngách này với một loạt các sản phẩm cà phê đặc sản, đón đầu là tập đoàn Phúc Sinh với K COFFEE.
Trong 21 năm thành lập và phát triển, Phúc Sinh được biết đến là tập đoàn xuất khẩu Hạt Tiêu hàng đầu trên thị trường, cũng như được mệnh danh là "Vua" xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.
Bên cạnh đó, Phúc Sinh nằm trong danh sách những công ty có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Theo ông Phan Minh Thông, tổng giám đốc tập đoàn Phúc Sinh, chia sẻ rằng doanh thu hàng năm trung bình của công ty từ xuất khẩu cà phê rang là khoảng 360 triệu USD.
Doanh nghiệp có thâm niên 20 năm trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê chế biến sâu và chiếm tới 70 – 80% thị phần xuất khẩu cà phê chế biến.
Tập đoàn Phúc Sinh có quy trình sản xuất khép kín từ vườn, nhà máy đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế một chất lượng duy nhất và các sản phẩm của Tập đoàn đều đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ, Rainforest, BRC.
Cà phê Phúc Sinh đã có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, chinh phục những thị trường khó tính như châu Âu, Nga, Hoa Kỳ,...
Ngoài ra, bằng kinh nghiệm của một nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu quốc tế, Tập đoàn Phúc Sinh còn nhận thấy khoảng trống còn lớn trong sản xuất cà phê tại Sơn La.
Doanh nghiệp đã kinh doanh và xây dựng thương hiệu của cà phê Arabica Sơn La với nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến trên dây chuyền sản xuất cà phê ướt Arabica nhập khẩu từ Colombia và áp dụng mọi tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế.
Nhờ vậy, doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư ổn định thu mua, chế biến, nâng tầm thương hiệu, gia tăng giá trị và xuất khẩu Blue Sơn La từ nhà máy Phúc Sinh Sơn La đến các thị trường trong và ngoài nước.
Trước thực trạng cà phê pha tạp vẫn còn tồn đọng suốt một thời gian dài hậu COVID-19, việc đầu tư cho người dân được tiếp cận, sử dụng cà phê 100% nguyên chất là một bước đệm lý tưởng của K COFFEE Phúc Sinh.
4. SHIN Cà phê - Thương hiệu cà phê đặc sản vùng miền của Việt Nam
SHIN Cà phê chọn lối đi riêng, cà phê đặc sản vùng miền phát triển theo quy mô nhỏ và đặt trọng tâm vào vị giác của người sành cà phê, với mong muốn đưa chất lượng cà phê tốt nhất tới người tiêu dùng Việt và nâng tầm cà phê Việt ra thế giới.
Ra mắt từ tháng 9/2015, nhưng đến nay, SHIN Cà phê mới chỉ có hai cơ sở.
Tuy nhiên, thương hiệu chọn vị trí đắc địa và gần những khách sạn 5 sao lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Rõ ràng, việc lựa chọn địa điểm đắt giá, bên cạnh các khách sạn lớn nằm trong kế hoạch của CEO Nguyễn Hữu Long cho chuỗi cà phê này.
Đối với du khách nước ngoài đến Việt Nam, nghỉ tại các khách sạn này, có thể sẵn sàng bước chân qua đường, thử cà phê Việt Nam và tất nhiên, địa điểm gần nhất sẽ là lựa chọn ưu tiên.
Từ đó, cà phê Việt chất lượng có thể tiến gần hơn đến với thị trường quốc tế một cách tự nhiên.
Shin Coffee có khoảng 30 chủng loại cà phê khác nhau với chất lượng tốt nhất.
SHIN Cà Phê kiểm soát nguyên liệu từ khâu trồng trọt đến thu hái, sơ chế, rang xay, bảo quản, pha chế, cách thưởng thức theo một quy trình khép kín khoa học.
Những tiêu chuẩn này được Hiệp hội cà phê thế giới hướng dẫn, đào tạo theo tiêu chuẩn Mỹ và Nhật Bản.
Lời kết
Bên trên là 4 ông lớn đã và đang khẳng định thương hiệu trên thị trường cà phê quốc tế.
Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với sản lượng lên tới 1,7 triệu tấn trong năm 2020, cà phê nhân xanh là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành cà phê Việt Nam trong nhiều năm.
Các chuyên gia cho rằng để cải thiện chất lượng dọc chuỗi giá trị và hướng tới xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp cà phê cần đầu tư vào công nghệ chế biến sâu để sản xuất cà phê chất lượng cao, giá trị thương mại cao, thay vì xuất khẩu các sản phẩm thô.
Điều này cho thấy tiềm năng tạo dựng thương hiệu cà phê Việt ở các thị trường ngách ngày càng phát triển.