Đau đầu với thực trạng lãng phí thức ăn

Thức ăn thừa là vấn đề lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở trên toàn thế giới.

Thực phẩm bỏ đi sẽ bị thối rữa và thải ra khí metan – một loại khí nhà kính mạnh.

null
Lãng phí thức ăn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Có đến 3 triệu tấn khí nhà kính thải ra từ rác thải thực phẩm vào khí quyển mỗi năm.

Năm 2019, Nhật Bản thải ra khoảng 5,7 triệu tấn thức ăn thừa. Chính phủ nước này đang đặt mục tiêu giảm lượng thức ăn thừa xuống 2,7 triệu tấn vào năm 2030.

Biến thức ăn thừa thành xi măng ăn được

Tạo ra xi măng từ thức ăn thừa là sáng kiến của nhóm nghiên cứu Kota Machida và Yuya Sakai ở Đại học Tokyo.

Đây là quá trình đầu tiên trên thế giới sản xuất xi măng hoàn toàn từ thức ăn thừa.

Để có thể tạo ra chất làm đầy trong bê tông thường, họ dùng bã cà phê và tro rác thải sinh học.

Thành công hơn nữa, nhóm nghiên cứu đã sản xuất xi măng từ lá trà, vỏ cam, hành, bã cà phê, cải thảo và thậm chí thức ăn trưa còn thừa.

null
Sản phẩm xi măng có thể ăn được của nhóm nghiên cứu.

Theo Sakai, họ có thể làm xi măng kết dính bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và áp suất.

Khó khăn lớn nhất là mỗi loại thức ăn thừa đòi hỏi mức nhiệt độ và áp suất khác nhau.

Để có thể ăn được, cần chia vật liệu thành những mẩu nhỏ và đun sôi.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phủ một lớp sơn mài lên vật liệu nhằm giúp xi măng không thấm nước và ngăn chuột bọ mò tới ăn.

Hy vọng vào vật liệu xây dựng mới

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, độ bền kéo của sản phẩm lớn gấp gần 4 lần bê tông thông thường.

Machida và Sakai cho biết loại xi măng mới có thể dùng để dựng nhà dã chiến ăn được ở vùng thiên tai.

Chẳng hạn, trong trường hợp không thể vận chuyển kịp thức ăn cho người sơ tán, họ có thể ăn giường dã chiến làm từ xi măng.

Xi măng từ thức ăn thừa có thể tái sử dụng và phân hủy sinh học, do đó có thể chôn dưới đất nếu không cần sử dụng nữa.

Nhóm nghiên cứu mong rằng có thể góp phần giảm bớt tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu và xử lý vấn đề thức ăn thừa.