“Làm truyền hình giống như sống trên đu quay, mình chuyển động quen rồi nếu xuống mặt đất cũng sẽ thấy không quen nữa.”

Đó là câu nói được nhà báo Diễm Quỳnh bộc bạch trong chương trình Podcast “Have a sip” bên cạnh nhiều thông điệp cô muốn truyền tải tới người xem, đặc biệt đối với những người làm ngành sáng tạo.

1. Biết mọi thứ và quên mọi thứ

“Biết” để rồi “quên”, nghe qua tưởng chừng hết sức vô lý và mâu thuẫn nhưng lại có lý đến không tưởng.

Bởi chúng ta đều là con người, bộ nhớ đều có giới hạn nhất định nên nếu cứ mãi giữ những câu chuyện và cảm xúc tiêu cực thì ta mãi cứ dậm chân tại chỗ, chẳng thể nào tiến về phía trước.

Nhà báo Diễm Quỳnh chia sẻ thêm “Chúng ta không biết quên đi thì chúng ta cứ mãi đau đáu vì nó, từ đó sẽ không thể nuôi thêm cảm xúc mới nào nữa.” Nhà báo Diễm Quỳnh chia sẻ thêm “Chúng ta không biết quên đi thì chúng ta cứ mãi đau đáu vì nó, từ đó sẽ không thể nuôi thêm cảm xúc mới nào nữa.”

Hơn nữa, đối với công việc sáng tạo - một ngành nghề đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn làm mới bản thân nhằm thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thời thế.

Mỗi một nhiệm vụ ta bắt tay vào làm đều bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh, và đến khi hoàn thành nó trở thành con số 9, 10 hoàn hảo được tích lũy từ sự tò mò, sự vô định khi kiếm tìm ý tưởng, sự gian truân khi thực hiện nó và cả những cuộc cãi vã.

Mỗi một hành trình đi từ số 0 đến con số 10 đều được bồi đắp bởi sự tò mò, ngây dại, vô định và cả những lần bốc đồng. Mỗi một hành trình đi từ số 0 đến con số 10 đều được bồi đắp bởi sự tò mò, ngây dại, vô định và cả những lần bốc đồng.

Và nếu như ta mãi giữ những cảm xúc này, liệu ta có dũng cảm để một lần nữa đứng trước con số 0 khác và tạo ra con số 10 hoàn hảo khác?

2. Giữ cho mình một tâm hồn ngây thơ

Trùng hợp thay, thông điệp này của nhà báo Diễm Quỳnh cũng giống với một câu nói của Steve Jobs “Stay hungry stay foolish”.

null

Đây được xem là câu nói bất hủ của Jobs, vì theo ông, chỉ có khờ dại và khát khao mới có thể tạo nên sự sáng tạo, mới làm thay đổi được cuộc sống.

Đồng tình với quan điểm trên, nhà báo Diễm Quỳnh cũng nhận định rằng sự ngây thơ trong nghề sáng tạo đôi khi là một điều gì đó rất quan trọng.

Giải thích rõ hơn về quan điểm trên, nhà báo Diễm Quỳnh có nói rằng khi ta biết được đáp số sớm sẽ đồng nghĩa với việc tự do công việc trong ta sẽ bị ít đi.

Điều này sẽ khiến cá nhân mỗi chúng ta không còn thấy vui, không còn sự tò mò, hồi hộp như lúc ban đầu.

Một tâm hồn trẻ thơ hóa ra lại là một điều tốt đối với người làm nghề truyền thông. Một tâm hồn trẻ thơ hóa ra lại là một điều tốt đối với người làm nghề truyền thông.

Chính vì thế, hãy luôn giữ một tâm trí của đứa trẻ để ta đạt được sự tự do nhất định, để được vùng vẫy trong đam mê và sáng tạo.

3. Kiên định với những bất định

Rõ ràng, trong ngành truyền hình nói riêng và truyền thông nói chung, luôn luôn tồn tại vô số những bất ngờ và những biến số ta không thể nào lường trước được.

Dẫu bao nhiêu thứ xung quanh đổi thay và biết chắc sẽ có sự thay đổi, thì ta càng cần trang bị cho bản thân một bản lĩnh vững vàng, một tâm trí kiên định.

Hãy cố gắng luôn bất biến giữa dòng đời vạn biến! Hãy cố gắng luôn bất biến giữa dòng đời vạn biến!

Và khi đã bất biến với mọi biến số, ta sẽ càng cảm thấy cuộc sống và nghề của mình có nhiều thứ thú vị hơn bởi có lẽ ta sẽ bất ngờ bởi những bất ngờ khác.

Và hơn nữa những lần “lệch pha” cũng là một nét đẹp trong ngành truyền thông.

Có thể nói vậy bởi ta sẽ không biết được điều gì đang chờ ta phía trước, chỉ còn cách ngây thơ khờ dại đi theo con đường ta chọn để rồi một lần nữa được bất ngờ với vạn vật xung quanh và với chính khả năng của bản thân.

4. Hãy luôn sẵn sàng để bắt đầu

Theo nhà báo Diễm Quỳnh, nghề truyền thông không bao giờ cho chúng ta một “comfort zone” (vùng an toàn) vì lúc nào cũng có thách thức.

Ngay như bản thân nhà báo Diễm Quỳnh đã cũng từng nhảy vực nhiều lần, từ giảng viên đại học cho đến Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình.

"25 tuổi, tôi về Việt Nam, bỏ công việc giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ rồi vào Đài THVN làm việc. Từ VTV3 nhảy sang VTV6 cũng là một lần "nhảy vực". Ở VTV3 thực sự tôi không thiếu gì cả, tôi có chương trình, thương hiệu, bạn bè, đồng nghiệp và quan trọng là khán giả. Tôi hoàn toàn có thể sống vui vẻ ở đấy nhưng tôi lại tìm một con số 0 khác khi chuyển tới VTV6.

Hành trình nhảy vọt từ nghề giáo sang truyền thông của nhà báo Diễm Quỳnh đã thể hiện rõ thông điệp “Luôn sẵn sàng để bắt đầu.” Hành trình nhảy vọt từ nghề giáo sang truyền thông của nhà báo Diễm Quỳnh đã thể hiện rõ thông điệp “Luôn sẵn sàng để bắt đầu.”

Giai đoạn này có nhiều lý do ‘nhảy vực’ khác nhau nhưng tôi cũng đi từ con số 0 để ‘thể dục’ cho tinh thần. Công việc mới sẽ không nhàn như khi vui chơi ở chỗ mình đã quen thuộc mà cũng vật vã, trầy da tróc vảy, nhưng tìm được một “con số 0” ở tuổi gần 50 cũng là một điều may mắn”, chị chia sẻ.

Tựu trung lại, dù ta ở ngành nghề nào hay đặc biệt lĩnh vực truyền thông, hãy cứ luôn dại khờ, biết nhớ biết quên và luôn lên sẵn dây cót tinh thần để ứng biến với những biến cố cuộc đời, với những con số 0 mới và với cả những công việc mở mang phía trước.

Thục San - Trends Việt Nam