Ngành bán lẻ đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở cả thành thị và nông thôn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số Việt Nam và tầng lớp trung lưu mới nổi.
Tại Việt Nam, dân số kỹ thuật số hiện nay và mức độ thâm nhập internet ngày càng tăng tạo điều kiện thích hợp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển.
Nhờ đó, Việt Nam được các sàn thương mại lớn tại khu vực và toàn cầu đánh giá là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Bên cạnh đó, sức mua khổng lồ và thói quen mua hàng của người tiêu dùng có nhiều sự khác biệt với những đặc thù riêng về văn hóa, phong cách mua sắm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước vẫn luôn đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản lớn khi tiến vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Một trong những rào cản đầu tiên đó là công nghệ.
Thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp, Insider - nền tảng quản lý dữ liệu và xây dựng trải nghiệm cá nhân hóa đa kênh đã đưa ra các giải pháp chuyển đổi số, giải quyết các bài toán về tương tác trực tuyến trên đa kênh như:
Website, Web Push, Email, Mobile App/Web, SMS,... .
Các nền tảng này hiện đang được ứng dụng cho doanh nghiệp tiêu biểu là GHN.
Theo đó, nền tảng Insider đưa ra 5 giải pháp:
(1) Cá nhân hóa biểu ngữ, thông điệp, câu chuyện người tiêu dùng; (2) các chương trình trò chơi, khuyến mãi mang tính vui nhộn, trúng thưởng; (3) tăng tỷ lệ mua hàng khi người tiêu dùng đã thực hiện thêm vào giỏ hàng; (4) tối ưu bố cục trang mua hàng - giỏ hàng và (5) giữ chân người tiêu dùng khi họ có ý định rời đi.
1. Cá nhân hóa biểu ngữ, thông điệp, câu chuyện người tiêu dùng
Theo đó nền tảng Insider đề cập đến việc thay đổi thông qua cá nhân hóa biểu ngữ. Giải pháp quản lý biểu ngữ của Insider cho phép chủ động chỉnh sửa nội dung và luôn cập nhật nội dung mới.
Trải nghiệm khám phá online đồng nghĩa với việc tăng lượt tương tác hiện tại và cả trong tương lai. Việc thu hút khách hàng với trải nghiệm 1:1 phù hợp sẽ mang lại mức độ tương tác đáng kể.
Ngoài ra nhằm thu hút sự chú ý người dùng trong vòng 8 giây, Insider cung cấp tính năng InStory. Đây là tính năng storytelling có sẵn định dạng trên máy tính và di động giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa cho từng khách hàng.
InStory hiển thị những sản phẩm có giá trị cao và nội dung lên hàng đầu. Các doanh nghiệp có thể theo dõi danh mục, sản phẩm, hashtag, và biết được thương hiệu nào đang hoạt động hiệu quả với từng khách hàng hay không.
DN cũng có thể sử dụng dữ liệu đó để thiết kế những trải nghiệm khám phá sản phẩm chính xác chỉ với những thao tác chỉnh sửa kéo-và-thả các template có sẵn.
2. Các chương trình trò chơi, khuyến mãi mang tính vui nhộn, trúng thưởng
Theo ghi nhận từ Yeah1 Group, case study của ứng dụng MEGA1 là một minh chứng điển hình.
Nhờ có chương trình vòng quay may mắn, ứng dụng MEGA1 đã thu hoạch hơn 1,2 triệu lượt quay thưởng mỗi ngày.
Trong khi đó, để nhận được lượt quay, người tham gia cần mua sản phẩm thức uống của Tân Hiệp Phát (Number1, Dr.Thanh,..) để có mã đổi thưởng cho mỗi vòng quay. (số liệu tham khảo từ chiến dịch MEGA1 2020 - AppsFlyer).
Đối với những khách hàng mới, dù bận rộn thì họ vẫn cho rằng mua sắm trong mùa cao điểm sẽ rất vui.
Vì vậy, thu hút người dùng bằng những trò chơi và biến chúng thành một phần của giải pháp. Sử dụng chiến thuật như trò chơi như vòng quay may mắn với những ưu đãi để thu hút lượng khách hàng tiềm năng.
Người mua đơn giản là muốn tiết kiệm, nhưng nếu doanh nghiệp đưa ra khích lệ đúng ý khách hàng để họ tham gia trò chơi, khách hàng sẽ trở lại mua sắm.
Với cảm giác phấn khích mà các trò chơi may rủi đem lại cùng các mẫu thiết kế có sẵn, các doanh nghiệp dễ dàng có thể thu thập địa chỉ email và các thông tin khác một cách hiệu quả.
Mặc dù ý tưởng “Vòng Quay May Mắn” đã có từ xưa, nhưng khi kết hợp cùng tính năng cá nhân hoá cho từng cá nhân, nó lại là một công cụ hữu dụng để hồi sinh những người dùng không hoạt động.
Điển hình như những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực hàng không năm ngoái, khách hàng sẽ nhận ra rằng rủi ro càng cao, phần thưởng càng lớn.
3. Tăng tỷ lệ mua hàng khi người tiêu dùng đã thực hiện thêm vào giỏ hàng
Như thường lệ, các con số đã phản ánh câu chuyện:
Trên các kênh mua sắm chính của khách hàng, tỷ lệ bỏ quên giỏ hàng online chiếm hơn 77%.
Dữ liệu được ghi lại vào năm 2019 (trước đợt bùng phát Covid) và phản ánh số liệu trên toàn thế giới.
Nhìn chung, trong suốt quá trình mua sắm online, gần 8 trong số 10 khách hàng online bỏ quên giỏ hàng trước khi quá trình mua hàng hoàn tất.
Nắm bắt hành vi khách hàng là cách tốt nhất để doanh nghiệp luôn đi đúng hướng.
Với công nghệ AI được cung cấp bởi Insider, doanh nghiệp bán lẻ không chỉ khiến khách hàng bỏ quên giỏ hàng quay trở lại, mà còn khiến họ mua nhiều hơn.
Giải pháp này giúp không khí mua sắm trở nên nhộn nhịp dễ dàng. Nói cách khác, AI sẽ thay marketer thực hiện push các thông điệp với biểu ngữ được cá nhân hóa theo đặc điểm và thói quen của người tiêu dùng.
Sự gợi nhớ này khiến khách hàng nhớ lại lý do vì sao họ thêm vào giỏ hàng sản phẩm đã chọn.
4. Tối ưu bố cục trang mua hàng - giỏ hàng
Thanh tiến trình (progress bar) giúp các doanh nghiệp eCommerce khuyến khích người dùng mua sắm nhiều hơn.
Sử dụng thanh tiến trùng với những hình ảnh gợi ý sản phẩm đến nhóm khách hàng muốn tiếp cận sẽ giúp giá trị trung bình của đơn hàng (AOV) tăng rõ rệt.
Lời kêu gọi hành động trực tiếp (như “Mua nhiều hơn... để nhận phần thưởng) luôn luôn hiệu quả, đặc biệt trên trang giỏ hàng.
Hãy đưa ra những thông điệp trực tiếp đến người dùng, họ sẽ quay trở lại và mua thêm sản phẩm khi suy nghĩ về việc có thể tiết kiệm chi tiêu.
5. Giữ chân người tiêu dùng khi họ có ý định rời đi
Theo Insider, 57% người dùng mua sắm khi họ đang làm việc, 51% người dùng mua sắm trong khi làm việc nhà, 22% khi đi ăn bên ngoài, 22% khi chạy việc vặt hoặc 19% đang làm việc.
Rõ ràng, một ngày của người tiêu dùng thường bị tác động bởi rất nhiều việc khác ngoài mua sắm.
Nhiệm vụ của marketer là theo dấu quá trình hoạt động của người dùng, ngăn họ rời khỏi trang và kéo họ quay trở lại.
Exit Intent được đặc biệt thiết kế để giúp các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này dễ dàng và giải quyết tận gốc vấn đề.
Đối với những người dễ bị phân tâm, thường xuyên hoạt động giữa các trang trực tuyến tại cùng một thời điểm, Exit Intent sẽ giúp người dùng luôn tương tác và hoàn thành quá trình mua sắm.
Theo đó, thời gian cuối năm luôn là thời điểm sôi động với thị trường bán lẻ trong nước. Việc thích nghi với chuyển đổi số và thực hiện các giải pháp tối ưu sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tốc và bứt phá hiệu quả.
Ngô Thái Hoàng Tuấn