Học trên thiết bị di động, chia nhỏ nội dung hay cá nhân hóa trải nghiệm là xu hướng giáo dục trực tuyến (eLearning) theo Global Market Insights.
Theo nghiên cứu của Global Market Insights vào tháng 5, thị trường eLearning dự kiến đạt 375 tỷ USD vào năm 2026 và ngành đang đi theo 5 xu hướng sau trong năm 2020.
Tổ chức này cũng dự đoán 5 xu hướng của ngành năm 2021.
Học trên thiết bị di động
Một nghiên cứu của CNBC vào năm 2019 cho biết đến năm 2025, gần ba phần tư người sử dụng mạng sẽ truy cập Internet chỉ thông qua điện thoại thông minh.
Việc sử dụng thiết bị di động gia tăng cũng dẫn đến tăng truy cập nội dung đào tạo qua điện thoại.
Để đáp ứng nhu cầu của người học trực tuyến, các khóa học được điều chỉnh thiết kế phù hợp với thiết bị di động, đảm bảo các tài nguyên học tập có thể được khai thác dưới nhiều định dạng, mang lại cho người học trải nghiệm tốt nhất bất kể họ truy cập từ thiết bị nào.
Chia nhỏ nội dung học
Để người học tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, thông tin phải được cung cấp với tốc độ phù hợp với khả năng tập trung.
Microlearning (các nội dung học được phân chia rất nhỏ) phù hợp cho thế hệ học viên mới, những người có khoảng thời gian tập trung ngắn.
Microlearning cũng giúp giảm chi phí đầu tư đào tạo cho các doanh nghiệp.
Cá nhân hóa trải nghiệm học tập
Trong năm 2020, các khóa học trực tuyến được thiết kế phù hợp với trải nghiệm học tập thế hệ Z (người sinh năm 2000 trở đi) yêu thích.
Định dạng nội dung thiết kế dành cho thiết bị di động, kết hợp kiến thức trò chơi điện tử để phù hợp với thói quen sử dụng công nghệ mọi lúc mọi nơi của họ.
Đồng thời giúp các đơn vị khai thác giáo dục thu được nhiều lợi nhuận từ đối tượng này.
Thiết kế khóa học dựa trên phân tích dữ liệu
Trong vài năm qua, dữ liệu ảnh hưởng mạnh đến các cá nhân và doanh nghiệp.
Các nhà thiết kế khóa học sử dụng dữ liệu thu thập được về người học tiềm năng cũng như giáo viên, từ đó cung cấp các khóa học phù hợp theo nhu cầu người dùng.
Ngoài ra, các đơn vị eLearning cũng chú trọng bảo mật, nhằm bảo vệ dữ liệu cho người học trực tuyến.
Học tập ngang hàng
Học tập ngang hàng (peer-to-peer) xuất phát từ nhu cầu học tập thông qua bạn bè và đồng nghiệp (người ngang hàng) thay vì học ở trường lớp.
Theo LinkedIn nghiên cứu, kỹ năng mềm như: sáng tạo, lập luận phân tích và thuyết phục... là những kỹ năng được nhiều doanh nghiệp yêu cầu.
Tuy nhiên, mọi người đang học những kỹ năng này qua bạn bè và đồng nghiệp.
Nhìn thấy nhu cầu học kỹ năng ở khách hàng, đơn vị giáo dục trực tuyến đã đóng gói và mở rộng quy mô cho các nội dung học tập ngang hàng.
Trong năm 2021, xu hướng học trực tuyến sẽ tiếp tục có những thay đổi.
Trước tiên ở trải nghiệm học tập (LXP). Hiện, đa phần các khóa học trực tuyến đang sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS).
Vào năm 2021, nhiều công ty sẽ sử dụng nền tảng trải nghiệm Học tập (Learning Experience Platform), cho phép học tập tự định hướng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cập nhật của ngành eLearning.
Phân tích dữ liệu lớn tiếp tục được quan tâm, cho phép người thiết kế tạo ra nội dung giáo dục phục vụ nhu cầu của từng người học.
Bên cạnh đó, gia sư AI giúp tạo ra các lộ trình đào tạo được tùy chỉnh phù hợp với người học.
Công nghệ thực tế ảo (AR, VR và MRVR), thực tế ảo tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) giúp người học có trải nghiệm tốt hơn.
Ngoài ra, các đơn vị đào tạo trực tuyến sẽ phát triển nội dung học tập do người dùng tự phát triển hướng tới một môi trường làm việc và học tập cởi mở hơn.
Tại Việt Nam, FUNiX đang xây dựng phương thức học tập FUNiX Way, học viên học qua bài giảng trực tuyến MOOC với sự kèm cặp của đội ngũ mentor - chuyên gia hướng dẫn kiến thức trực tuyến.
FUNiX Way hỗ trợ người học phát triển khả năng tự học với tài nguyên tài liệu trực tuyến, người dạy hướng dẫn học tập theo nhu cầu từng cá nhân.