1. Đặt tên smartphone có chữ "5G" 

null


Nhiều smartphone hiện nay được nhà sản xuất đặt tên kèm hậu tố "5G" với mục đích để người dùng thấy được những sản phẩm này hỗ trợ mạng di động thế hệ thứ năm mới nhất.

Tiêu biểu có:

Samsung Galaxy Note20 Ultra 5G, Galaxy Z Fold 2 5G, Galaxy Z Flip 5G, Xiaomi Mi 10 Ultra 5G, LG Velvet 5G, Motorola G 5G Plus, Google Pixel 5 5G, Vsmart Aris 5G...

Riêng Apple không đặt tên theo cách này vào sản phẩm của mình.

Thời gian tới, khi smartphone hỗ trợ 5G cũng như mạng di động thế hệ mới đang trở nên phổ biến, cách đặt tên này trở nên dư thừa và dài dòng không cần thiết.

2. Camera 2 megapixel - Chỉ là quảng cáo

null


Một trong những xu hướng camera smartphone khó chịu nhất trong hai năm gần đây là sử dụng cảm biến 2 megapixel chất lượng thấp.

Hầu hết hãng Android, từ Xiaomi, Realme đến Samsung và Oppo, đều sử dụng camera này với nỗ lực tăng số lượng ống kính trên smartphone lên càng nhiều càng tốt.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng việc bổ sung camera 2 megapixel chủ yếu với mục đích quảng bá. Trong khi đó, chức năng của chúng bị hạn chế đáng kể, đồng thời chất lượng hình ảnh chụp được cũng không cao.

Một số chuyên gia kỳ vọng các nhà sản xuất smartphone năm tới có thể bỏ camera 2 megapixel. Thay vào đó, họ sẽ dùng ít camera hơn nhưng có độ phân giải lớn hơn, mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn giống dòng Pixel mà Google đang làm.

3. Tốc độ sạc trên smartphone cao cấp chưa cao

null


Trong năm 2020, xu hướng sạc nhanh lên ngôi. Những thiết bị có thể hỗ trợ tốc độ 65W như OnePlus 8T hay trên 100W như Xiaomi Mi 10 Ultra đã xuất hiện trên thị trường.

Đối với các model đầu bảng, từ Samsung, Oppo, Vivo... tốc độ sạc nhanh được hỗ trợ đang ở mức 30W trở lên.

Tuy vậy, thị trường vẫn có nhiều smartphone đầu bảng không hỗ trợ sạc nhanh, hoặc tốc độ sạc chưa như mong đợi.

Chẳng hạn, Motorola Edge Plus và Google Pixel 5 đạt mức 18W, iPhone 12 series và LG V60 nhanh hơn một chút với lần lượt là 20W và 25W.

Người dùng lo lắng rằng sạc nhanh có thể làm tuổi thọ viên pin giảm theo thời gian.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Oppo với mẫu Ace 2 cho thấy, chất lượng pin của máy vẫn đạt 90% dung lượng sau 800 chu kỳ (tức là hai năm) khi sạc bằng củ sạc 65W.

Các chuyên gia mong đợi, smartphone cao cấp ra mắt năm 2021 sẽ có sạc nhanh với công suất 30W trở lên.

4. Ít cập nhật

Google đã cam kết sẽ cập nhật hệ thống cho điện thoại Pixel của mình trong tối thiểu ba năm, sau khi máy ra mắt. Năm nay, Samsung cũng vừa đưa ra cam kết tương tự cho các smartphone tầm trung và cao cấp của mình.

Dù vậy, không phải hãng smartphone nào cũng thường xuyên cập nhật cho sản phẩm của mình.

Chẳng hạn, OnePlus xác nhận chỉ ra một bản cập nhật cho điện thoại Nord N10 và N100. Motorola thậm chí cho rằng họ có thể bỏ qua việc cam kết cập nhật cho Edge Plus trị giá 1.000 USD, nhưng sau đó rút lại ý định.

Mới đây, Google cho biết đã hợp tác với Qualcomm để đảm bảo việc cập nhật Android cho smartphone chạy chip Snapdragon ít nhất bốn năm, bắt đầu từ 2021.

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên được cập nhật sẽ giúp smartphone Android trở nên hấp dẫn hơn do thường xuyên được bổ sung tính năng mới cũng như các bản vá bảo mật.

5. Giá smartphone cao cấp ngày càng tăng

 

null

                                    

Apple và Samsung đã bán smartphone cao cấp với giá trên 1.000 USD từ năm 2019. Huawei cũng có một số sản phẩm cùng phân khúc này.

Những thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm giá rẻ, như Xiaomi, Realme và OnePlus, đang bán các model đầu bảng của mình trong năm 2020 đắt hơn so với trước.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá là đại dịch khiến nguồn cung linh kiện hạn chế.

Bên cạnh đó, việc tích hợp 5G vào các sản phẩm cũng khiến giá bán của smartphone tăng mạnh.

Ngay cả các phiên bản 5G với bản thường cũng chênh lệch giá - các thiết bị dùng modem mmWave đắt hơn khoảng 100 USD so với Sub-6.

Theo VnExpress